Thạc Sĩ Giải pháp phát triển siêu thị ở TP.HCM đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 01

    CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ TRONG
    HỆ THỐNG BÁN LẺ HÀNG HÓA


    06
    1.1 Khái niệm - vai trò, vị trí và đặc điểm của siêu thị 06
    1.1.1 Tổng quát về bán lẻ hàng hóa 06
    1.1.2 Khái niệm - phân loại siêu thị 09
    1.1.3 Vai trò, vị trí và đặc điểm của siêu thị 14
    1.2 Tiêu chuẩn siêu thị - Cấu trúc cơ bản về tổ chức, hoạt động
    và quản lý siêu thị
    22
    1.2.1 Tiêu chuẩn siêu thị 22
    1.2.2 Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động của siêu thị 25
    1.2.3 Quản lý nhà nước về siêu thị 27
    1.3 Mối quan hệ giữa siêu thị với các loại hình bán lẻ khác 29
    1.3.1 Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ 29
    1.3.2 Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp 30
    1.4 Các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động của siêu thị 32
    1.4.1 Môi trường vĩ mô 33
    1.4.2 Môi trường vi mô 34
    1.4.3 Môi trường nội bộ 36
    1.5 Sự phát triển của siêu thị ở một số nước trên thế giới 37
    1.5.1. Sự phát triển của siêu thị ở Pháp 37
    1.5.2 Sự phát triển của siêu thị ở Mỹ 41
    1.5.3 Khái quát chung về sự phát triển của siêu thị ở châu Âu và
    châu Á
    41
    1.5.4 Những bài học kinh nghiệm về sự phát triển của siêu thị
    trên thế giới
    43
    1.6 Khái quát về sựï phát triển của siêu thị ở Việt Nam 44
    Kết luận chương I 46

    Chương II: Thực trạng phát triển siêu thị ở TP.HCM thời gian qua
    2.1 Các yêáu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị ở
    Tp.HCM
    48
    2.1.1 Môi trường vĩ mô 48
    2.1.2 Môi trường vi mô 56
    2.1.3 Môi trường nội bộ của các siêu thị 65
    2.2 Tổng quan về hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa
    của thành phố Hồ Chí Minh
    67
    2.2.1 GDP của hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa 67
    2.2.2 Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa của thành
    phố Hồ Chí Minh
    69
    2.3 Sự hình thành và phát triển siêu thị ở thành phố Hồ Chí
    Minh
    77
    2.3.1 Từ 1993 đến 1995: giai đoạn hình thành 77
    2.32 Từ 1996 đến cuối năm 1998: giai đoạn phát triển 79
    2.3.3 Từ năm 1999 đến nay: giai đoạn siêu thị phát triển mạnh và
    cạnh tranh gay gắt
    81
    2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý kinh doanh của siêu
    thị ở thành phố Hồ Chí Minh
    87
    2.4.1 Quy mô của siêu thị 88
    2.4.2 Phương thức bán hàng 90
    2.4.3 Khách hàng của siêu thị 92
    2.4.4 Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị 94
    2.4.5 Nhân lực của siêu thị 97
    2.4.6 Hoạt động marketing của siêu thị 98
    2.4.7 Công tác tổ chức nguồn hàng 99
    2.4.8 Kết quả hoạt động kinh doanh 101
    2.4.9 Thành tựu đạt được và hạn chế của siêu thị ở thành phố Hồ
    Chí Minh hiện nay
    105
    2.5 Ma trận SWOT và chiến lược phát triển của siêu thị tại
    thành phố Hồ Chí Minh
    109
    2.5.1 Phân tích ma trận SWOT 109
    2.5.2 Chiến lược phát triển 111
    Kết luận chương 2 113

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ
    HƯỚNG TỚI NĂM 2020




    115
    3.1
    Định hướng phát triển siêu thị ở Tp.HCM đến năm 2010 và
    tầm nhìn đến năm 2020
    115
    3.1.1 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị 115
    ở Tp.HCM đến năm 2010
    3.1.2 Định hướng phát triển siêu thị ở Tp.HCM đến năm 2010 121
    3.2 Một số giải pháp để phát triển siêu thị ở Tp.HCM đến năm
    2010 và tầm nhìn đến năm 2020
    125
    3.2.1 Giải pháp về chính sách phát triển 125
    3.2.2 Giải pháp phát triển đối với các doanh nghiệp 133
    3.3 Kiến nghị 151
    3.3.1 Đối với Nhà nước 151
    3.3.2 Đối với doanh nghiệp 154
    Kết luận chương 3 157
    KẾT LUẬN 159
    Phụ lục



    MỞ ĐẦU

    1/ Tính cấp thiết của đề tài

    Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam xét về thực chất là quá trình chuyển
    đổi từ nền kinh tế theo kiểu hành chính cung cấp sang nền kinh tế thị trường
    có sự quản lý của nhà nước. Quá trình đổi mới này đòi hỏi có sự thay đổi
    căn bản trên tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như lưu thông phân phối hàng
    hóa. Từ hệ thống phân phối hàng hóa chủ yếu theo kiểu kế hoạch hóa tập
    trung, chúng ta chuyển sang hệ thống phân phối hàng hóa theo qui luật thị
    trường có định hướng của nhà nước. Quá trình đổi mới này là thực tế khách
    quan và đã tạo ra động lực thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.
    Trong các hình thức lưu thông hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự
    quản lý của nhà nước, siêu thị - hình thức tổ chức phân phối hàng hóa hiện
    đại, phát triển mạnh ở các nước kinh tế thị trường được du nhập và phát
    triển ở Việt Nam nói chung, tại TP.HCM nói riêng từ năm 1995. Lịch sử
    hình thành, phát triển siêu thị ở các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy
    đây là hình thức tổ chức thương mại rất có hiệu quả và ngày càng giữ vai
    trò quan trọng trong các hình thức phân phối hàng hóa, góp phần làm thay
    đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy sản xuất và hình thành tập quán văn minh
    thương mại. Ở Việt Nam, mặc dù còn mới mẻ song những tác dụng và hiệu
    quả của loại hình siêu thị đã từng bước được khẳng định, đặc biệt là ở các
    đô thị lớn. Với hơn 10 năm phát triển siêu thị tại TP.HCM cho thấy loại
    hình này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tổng
    doanh số thương mại của thành phố, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất
    kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt siêu thị còn là công cụ quan trọng
    để doanh nghiệp thực hiện các chính sách marketing một cách hiệu quả và
    tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thương
    mại.
    Mặc dù vậy, sự phát triển của siêu thị tại TP.HCM trong thời gian qua
    cũng đã bộc lộ một số điểm đáng lo ngại như:
    + Tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa tương xứng với tầm vóc và tiềm
    năng vốn có của thành phố.
    + Thiếu tính bền vững (tốc độ tăng trưởng không đều, có một số siêu
    thị phá sản hoặc làm ăn kém hiệu quả).
    + Có những vấn đề bất cập về quy hoạch đô thị.
    + Thiếu sự chỉ dẫn về mặt chiến lược và phát triển còn mang nặng
    tính tự phát.
    Qua nghiên cứu bước đầu chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn
    đến những tình trạng trên, đặc biệt phần lớn mô hình tổ chức hoạt động của
    siêu thị ở Việt Nam nói chung cũng như tại TP.HCM nói riêng thực chất
    được sao chép từ nước ngoài mà chưa có sự nghiên cứu, vận dụng một cách
    sáng tạo, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, đô thị và môi trường văn
    hóa, tập quán mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, việc quản
    lý nhà nước về siêu thị tại Việt Nam nói chung cũng như tại TP.HCM nói
    riêng còn là vấn đề mới mẻ, chưa được trang bị đầy đủ về phương diện lý
    luận khoa học và thiếu tính chiến lược.
    Xuất phát từ nhận thức trên đây, tôi quyết định chọn đề tài “Giải
    pháp phát triển siêu thị ở TP.HCM đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
    2020
    ” làm luận án tiến sĩ kinh tế.
    2/ Mục tiêu nghiên cứu
    Nội dung của luận án chú trọng vào các vấn đề chính sau đây:
    - Làm rõ về mặt lý luận những nội dung liên quan đến siêu thị, vai trò,
    vị trí và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị.
    - Đánh giá thực trạng quá trình hình thành, phát triển của siêu thị tại
    TP.HCM thời gian qua, chỉ ra được những mặt tồn tại, yếu kém của nó.
    - Đánh giá, dự báo các nhân tố của môi trường vĩ mô, vi mô cùng các
    nhân tố bên trong đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển của siêu thị tại
    TP.HCM thời gian tới.
    - Xây dựng các giải pháp phát triển siêu thị tại TP.HCM đến năm
    2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao văn
    minh thương mại, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành
    phố.
    3/ Ý nghĩa khoa học của luận án
    Luận án có những đóng góp quan trọng sau đây:
    - Hệ thống hóa về mặt lý thuyết những vấn đề liên quan đến siêu thị,
    đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị trong điều
    kiện kinh tế - xã hội, môi trường văn hóa và luật pháp tại Việt Nam nói
    chung cũng như tại TP.HCM nói riêng.
    - Giúp cho các nhà quản lý vĩ mô và vi mô có được cái nhìn tương đối
    toàn diện về thực trạng phát triển của siêu thị tại TP.HCM, nắm được
    những mặt hạn chế, yếu kém và các yếu tố liên quan đến sự phát triển của
    siêu thị tại thành phố, trên cơ sở đó tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định
    các chiến lược phát triển siêu thị tại TP.HCM một cách có hiệu quả.


    4/ Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài nêu lên một cách khái quát hệ thống phân phối bán lẻ hàng
    hóa với các loại hình ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị, không
    nghiên cứu sâu toàn bộ hệ thống phân phối nói chung mà chỉ tập trung vào
    một bộ phận quan trọng đó là siêu thị.
    - Đề tài cũng không nghiên cứu siêu thị trên toàn quốc mà chỉ giới
    hạn phạm vi tại TP.HCM.
    5/ Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết những vấn đề nêu trên, Luận án sử dụng các phương
    pháp nghiên cứu sau:
    - Nghiên cứu mô hình lý thuyết, những bài học kinh nghiệm thành
    công trong loại hình kinh doanh siêu thị của một số quốc gia phát triển, trên
    cơ sở đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị ở
    TP.HCM như nhóm yếu tố vĩ mô, nhóm yếu tố vi mô.
    - Nghiên cứu sơ bộ: phỏng vấn các nhà quản lý, qua đó xác định lại
    yếu tố tác động đến sự phát triển của siêu thị tại TP.HCM
    - Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu siêu thị trong mối
    quan hệ qua lại với các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong siêu
    thị.
    - Phương pháp lịch sử: dựa vào việc phân tích, nghiên cứu số liệu lịch
    sử để dự báo xu thế phát triển của siêu thị.
    - Phương pháp nghiên cứu tự báo cáo: điều tra định lượng bằng cách
    tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến người tiêu dùng và các nhà quản lý
    thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin có liên quan đến hoạt động
    kinh doanh của siêu thị và triển vọng phát triển siêu thị trong tương lai.
    6/ Những điểm mới của luận án
    Luận án là một công trình nghiên cứu có hệ thống về mặt lý thuyết
    liên quan đến sự phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị trong nền kinh
    tế - xã hội. Đặc biệt thông qua quá trình phân tích thực trạng sự phát triển
    của hệ thống siêu thị tại TP.HCM - thành phố lớn nhất Việt Nam và cũng là
    nơi có sự phát triển sớm nhất loại hình siêu thị - nhằm đưa ra tổng kết về
    thực tiễn và khái quát ở mức độ nhất định về mặt lý luận đối với sự phát
    triển mô hình siêu thị phù hợp với những điều kiện đặc thù tại TP.HCM và
    các đô thị lớn ở Việt Nam có điều kiện tương đồng với TP.HCM
    - Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn, làm rõ vai trò, vị
    trí của siêu thị trong hệ thống bán lẻ hàng hóa và sự phát triển kinh tế – xã
    hội của quốc gia.
    - Ứng dụng lý luận khoa học về chiến lược kinh doanh vào thực tiễn
    để xác định mô hình, đưa ra các giải pháp phát triển siêu thị ở TP.HCM đến
    năm 2010 phù hợp với quy hoạch phát triển chung hệ thống thương mại và
    phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, xây dựng chiến lược kinh doanh
    của siêu thị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển một cách bền
    vững.
    7/ Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và một số phụ lục, luận án được chia
    thành 3 chương:
    - Chương I: Lý luận chung về siêu thị trong hệ thống bán lẻ hàng hóa
    - Chương II: Thực trạng phát triển siêu thị ở TP.HCM thời gian qua
    - Chương III: Giải pháp phát triển siêu thị ở TP.HCM đến năm 2010 và
    tầm nhìn đến năm 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...