1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại, duy trì và phát triển của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Nghiên cứu phát triển SXKD là vấn đề bức thiết của tất cả mọi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực SXKD tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống con người. Đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có nền kinh tế còn ở mức thấp so với thế giới, còn nhiều doanh nghiệp tham gia SXKD tạo ra sản phẩm chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sự phát triển SXKD trong doanh nghiệp thì việc nghiên cứu phát triển SXKD là rất cần thiết. Chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Chính phủ đã mang lại những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Song song với các ngành kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ ưu tiên phát triển là các chương trình nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng cho các khu vực đô thị và nông thôn trong toàn quốc như: giao thông, điện và cấp thoát nước, v.v . nhằm nâng cao điều kiện sống của nhân dân và cuốn hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2001 – 2010, chỉ rõ: "Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho 90% dân cư nông thôn” [1]. Như vậy, đặt ra cho ngành cấp nước những vai trò lớn lao trong việc nâng cao chất lượng đời sống con người và bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái. Đối với Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên (Công ty), sản xuất và tiêu thụ nước sạch là hoạt động SXKD chủ yếu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tại Thái Nguyên về vấn đề tìm ra các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch, trong khi cấp nước là một ngành hạ tầng cơ sở kỹ thuật quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cộng đồng con người, được Chính phủ coi như một ngành cần cho quốc kế dân sinh. Mặt khác, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, trung tâm An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, lượng nước Công ty sản xuất ra chỉ phục vụ cho khoảng 34.442 hộ ở thành phố Thái Nguyên, bằng khoảng 57,24% số hộ dân ở thành phố Thái Nguyên; và khoảng 3.150 hộ dân ở thị xã Sông Công, chiếm khoảng 39,74% tổng số hộ dân của thị xã. Trong số hộ dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì mới chủ yếu nằm ở khu vực thành phố, còn khu vực nông thôn thì số lượng người được sử dụng nước sạch còn rất ít. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước sạch còn rất cao. Muốn đáp ứng được việc cung cấp nước sạch đến được với mọi người dân, mọi vùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó đặc biệt là khu vực nông thôn, mọi người dân đều được sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, tránh được các bệnh do việc sử dụng nước thiếu vệ sinh như: bệnh phụ khoa, bệnh dịch tả ., môi trường nông thôn phải được cải thiện. Sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh cũng là một biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, và góp phần cải thiện môi trường do sử dụng nguồn nước hợp lý. "Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên" sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân và mục tiêu cấp nước sạch của Chính phủ. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan . Lời cảm ơn . Mục lục . Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt trong luận văn . Danh mục bảng, biểu Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị ) Mở đầu . 1 1 Tính cấp thiết của đề tài . 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể . 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu . 3 4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 3 5 Bố cục của luận văn . 3 Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài . 4 1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phát triển SXKD nước sạch 4 1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về nước và nước sạch . 4 1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về SXKD và phát triển SXKD nước sạch 13 1.1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch 22 1.2 Phương pháp nghiên cứu . 29 1.2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 29 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu . 29 1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 34 Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty . 35 2.1 Đặc điểm chung của Công ty . 35 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty 35 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty . 37 2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty . 43 2.2 Thực trạng về tài chính . 43 2.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch của Công ty 46 2.3.1 Thực trạng sản xuất 46 2.3.2 Thực trạng nước thất thoát . 51 2.3.3 Thực trạng tiêu thụ nước sạch 52 2.4 Phân tích, đánh giá về tình hình SXKD nước sạch của công ty 61 2.4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh nước sạch 61 2.4.2 Các biện pháp mà Công ty đã thực hiện nhằm phát triển SXKD . 63 2.4.3 Lập ma trận SWOT 67 Chương 3 Phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển SXKD nước sạch . 70 3.1 Quan điểm . 70 3.1.1 Một số quan điểm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch 70 3.1.2 Những căn cứ chủ yếu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch . 72 3.2 Phương hướng và mục tiêu . 73 3.2.1 Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch 73 3.2.2 Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch 75 3.3 Giải pháp . 76 3.3.1 Mở rộng khách hàng, đối tượng sử dụng nước sạch . 76 3.3.2 Tập trung đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh tại địa bàn thành phố cũng như các địa bàn huyện trong tỉnh Thái Nguyên 81 3.3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy 87 Kết luận và kiến nghị 90 1 Kết luận 90 2 Đề nghị 91 Danh mục tài liệu tham khảo 93 .