Tiến Sĩ Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 14/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO NGHIÊN CỨU
    Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 3,97 triệu ha (chiếm khoảng 12% diện tích đất của cả nước), dân số trên 17,7 triệu người, chiếm hơn 20% dân số cả nước, GDP của vùng chiếm khoảng 27% GDP của cả nước. Hàng năm toàn vùng sản xuất hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, thu về nguồn ngoại tệ khoảng 2,7 tỉ USD/năm. Vì vậy, có thể khẳng định sản xuất và chế biến lúa gạo là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Sản xuất và chế biến lúa gạo đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
    Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ của nhiều tuyến giao thông thủy, bộ và hàng không quan trọng. Có hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu trải dài khắp các tỉnh, thành trong vùng, hệ thống các cảng biển lớn nhất vùng như cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ, đặc biệt là có kênh Quan Chánh Bố cho tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu đã được khởi công vào năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Quốc lộ 1A đi từ TP. HCM đến Cần Thơ và đến tỉnh Cà Mau, nơi tận cùng của tổ quốc; các tuyến quốc lộ từ Cần Thơ đi đến các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang hướng về Phnôm Pênh (Campuchia); cùng với đó là sân bay Cần Thơ được đầu tư nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011. Với những lợi thế trên, thành phố Cần Thơ có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo và trở thành trung tâm chế biến lúa gạo của vùng ĐBSCL. Trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đã có những bước phát triển đáng khích lệ như: giá trị sản xuất kinh doanh của năm sau đều tăng cao so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng khá cao trong nhiều năm liền, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày càng được cải tiến, qua đó đã góp phần làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người trồng lúa. Tuy vậy, nếu so với những tiềm năng và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ còn rất nhiều hạn chế như: quy mô của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo nhỏ, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trong khi trình độ công nghệ còn thấp; công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xây dựng thương hiệu chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, tình trạng tranh mua tranh bán giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn còn diễn ra; vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất và chế biến đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái tự nhiên và đời sống của người dân. Vì vậy, để hội nhập với kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ cần phải có chiến lược phát triển dài hạn, bền vững, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, khắc phục những yếu kém, tồn tại của mình nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đối với người trồng lúa. Đây chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020” để làm luận án tiến sĩ nhằm góp phần phát triển bền vững các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong thời gian tới và sự phát triển đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...