Luận Văn Giải pháp phát triển sản phẩm ngoại hối phát sinh tại ngân hàng công thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu đề tài

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài . .1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . .2
    3. Đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu . .3
    5. Ý nghĩa nghiên cứu . .3
    6. Kết cấu của luận văn . 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH 5
    1.1 Thị trường ngoại hối . 5
    1.1.1 Khái niệm về thị trường ngoại hối . .5
    1.1.2 Đặc điểm của thị trường ngoại hối . .5
    1.1.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối . 6
    1.1.3.1 Các ngân hàng thương mại . .6
    1.1.3.2 Ngân hàng trung ương .7
    1.1.3.3 Các nhà môi giới 7
    1.1.3.4 Các công ty 8
    1.1.3.5 Các cá nhân hay hộ gia đình .8
    1.2 Công cụ ngoại hối phái sinh .8
    1.2.1 Vai trò của các công cụ ngoại hối phái sinh 8
    1.2.2 Sự ra đời của các công cụ ngoại hối phái sinh 10
    1.2.3 Các loại công cụ ngoại hối phái sinh 11
    1.2.3.1 Giao dịch kỳ hạn . .11
    - 3 -
    1.2.3.2 Giao dịch tương lai . 14
    1.2.3.3 Giao dịch hoán đổi 16
    1.2.3.4 Giao dịch quyền chọn .18
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . .24
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH TẠI NHCT VIỆT NAM . .25
    2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam .25
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam .25
    2.1.2 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam .28
    2.2 Thực trạng sử dụng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam . 31
    2.2.1 Cở sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ ngoại hối phái sinh .31
    2.2.2 Tình hình sử dụng nghiệp vụ phái sinh trong những năm qua 32
    2.2.2.1 Nghiệp vụ kỳ hạn . .32
    2.2.2.2 Nghiệp vụ hoán đổi . 36
    2.2.2.3 Nghiệp vụ quyền chọn 38
    2.3 Đánh giá chung . .39
    2.3.1 Những kết quả đạt được 39
    2.3.2 Một số hạn chế trong quá trình triển khai .41
    2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế . .44
    2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 44
    2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 46
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . .47
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGOẠI HỐI PHÁI SINH TẠI NHCT VIỆT NAM . 48
    - 4 -
    3.1 Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2010 của NHCT VN 48
    3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh tại NHCT VN . 50
    3.2.1 Các giải pháp vĩ mô .51
    3.2.1.1 Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh . .51
    3.2.1.2 Nới lỏng vai trò điều hành của Nhà nước vào thị trường 51
    3.2.1.3 Cải cách tỷ giá hối đoái theo hướng tự do hoá .53
    3.2.1.4 Hoàn thiện chế độ quản lý ngoại hối 54
    3.2.1.5 Phát triền thị trường vốn . .54
    3.2.2 Các giải pháp của NHCT VN 55
    3.2.2.1 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực . .55
    3.2.2.2 Giải pháp về mặt qui trình nghiệp vụ .5 7
    3.2.2.3 Giải pháp về mặt thông tin và công nghệ ngân hàng .58
    3.2.2.4 Tạo lập niềm tin cho các thành viên tham gia thị trường 59
    3.2.2.5 Phổ biến rộng rãi công cụ ngoại hối phái sinh cho khách hàng .59
    3.3 Một số kiến nghị 60
    3.3.1 Đối với NHNN .60
    3.3.2 Đối với NHCT VN .61
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . .63
    KẾT LUẬN 65




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài:

    Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã vươn ra trên phạm vi khu vực và toàn thế giới. Các ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới trên thị trường.
    Cùng với các hoạt động mang tính chất truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng đã là một hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lợi nhuận chung của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác, kinh doanh ngoại tệ cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng có khả năng gây mất mát lớn nếu các ngân hàng không có các biện pháp phòng ngừa và quản lý hợp lý, nhưng ta chỉ quản lý kiềm chế và giảm các thiệt hại đến mức thấp nhất. Nếu rủi ro này tác động quá nhiều đến ngân hàng mà mức độ tác hại của nó làm dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng thì tác động không dừng ở đây mà nó còn lây lan toàn hệ thống ngân hàng, toàn bộ nền kinh tế, hệ thống chính trị – xã hội
    Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh đã được hình thành. Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính.
    Do vậy, để góp phần vào việc phòng ngừa rủi ro hối đoái trong hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và tại Ngân hàng công thương Việt Nam nói riêng, tôi
    - 8 -
    nghiên cứu đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGOẠI HỐI PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Để áp dụng tốt các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh trong thực tiễn, nhất thiết phải hiểu rõ từng loại hình nghiệp vụ, luận văn tập trung phân tích kỹ năng từng nghiệp vụ, những tồn tại và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tìm ra được những nguyên nhân còn tồn tại từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả của nghiệp vụ ngoại hối phái sinh ở Ngân hàng Công thương Việt Nam
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến hoạt động của thị trường ngoại hối, nghiên cứu các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh trên thị trường quốc tế và thực trạng triển khai các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại NHCT VN
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong việc phân tích các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên , để đạt được những mục tiêu đưa ra đề tài phải tìm hiểu về các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh chủ yếu mà các NHTM Việt Nam hiện đang sử dụng cũng như các nghiệp vụ phái sinh khác mà các nước trên thế giới đã áp dụng từ lâu nhưng chưa được sử dụng ở Việt Nam và có khả năng triển khai được ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở nghiên cứu đó mới có
    - 9 -
    sự so sánh, đánh giá chính xác và tìm ra các giải pháp để phát triển các sản phẩm ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đây là một đề tài mang tính khoa học và ứng dụng thực tiễn nên trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, đồng thời kết hợp với phương pháp hệ thống, phân tích tổng hợp để giải quyết những vấn đề nêu ra. Từ đó luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận một cách có hệ thống của vấn đề cần nghiên cứu.
    Nguồn số liệu trong luận văn về cơ bản lấy từ phòng Kinh doanh ngoại tệ của Hội sở chính Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ngoài ra, còn sử dụng một số dữ liệu thu thập từ báo cáo thường niên của NHNN và từ một số tạp chí, sách báo.
    5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
    Trên thị trường tài chính quốc tế, thị trường ngoại hối phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
    Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh là các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đến mức thấp nhất trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM cũng như các nhà đầu tư và các khách hàng.
    Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra giải pháp thích hợp và khả thi góp phần tích cực trong việc triển khai các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng Công thương Việt Nam
    6. Kết cấu của luận văn
    - 10 -
    Bố cục của luận văn được kết cấu có tính hệ thống gồm 65 trang, cụ thể như sau:
    Phần 1: Phần mở đầu
    Phần 2: Nội dung của luận văn gồm 3 chương
    Chương 1: Tổng quan về thị trường ngoại hối và các công cụ ngoại hối phái sinh
    Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam
    Phần 3: Kết luận
     
Đang tải...