Tiến Sĩ Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh thuế quan miền Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài luận án 1
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 4
    5. Những đóng góp mới của luận án 5
    6. Kết cấu nội dung của luận án 6
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIỀN CỨU 7
    1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án 7
    2. Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng nghiên cứu của luận án 14
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA MỘT QUỐC GIA VỚI CÁC NƯỚC TRONG MỘT LIÊN MINH THUẾ QUAN 16
    1.1. Lý luận về quan hệ thương mại giữa các quốc gia 16
    1.1.1. Khái quát lý thuyết về quan hệ thương mại quốc tế 16
    1.1.2. Đặc điểm quan hệ thương mại quốc tế của một liên minh thuế quan 23
    1.2. Nội dung, hình thức, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại giữa một quốc gia và các nước trong một liên minh thuế quan 27
    1.2.1. Nội dung và hình thức phát triển quan hệ thương mại 27
    1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển quan hệ thương mại 32
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại 34
    1.3 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển quan hệ thương mại với các nước trong SACU và bài học rút ra cho Việt Nam 36
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển quan hệ thương mại với các nước trong SACU 36
    1.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam 42
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG LIÊN MINH THUẾ QUAN MIỀN NAM CHÂU PHI (SACU) 45
    2.1. Các nước SACU và chính sách thương mại đối với Việt Nam 45
    2.1.1. Đặc điểm kinh tế của các nước SACU 45
    2.1.2. Chính sách thương mại của SACU đối với Việt Nam 57
    2.2. Chính sách thương mại của Việt Nam đối với các nước SACU 61
    2.2.1. Khái quát về quan hệ chính trị, ngoại giao 61
    2.2.2. Chính sách thương mại của Việt Nam đối với các nước SACU 63
    2.3. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU 67
    2.3.1. Phát triển quan hệ thương mại ở cấp độ thể chế 67
    2.3.2. Phát triển quan hệ thương mại ở cấp độ thực thể 72
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU 86
    2.4.1. Những thành quả đạt được 86
    2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 88
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG LIÊN MINH THUẾ QUAN MIỀN NAM CHÂU PHI (SACU) 93
    3.1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU 93
    3.1.1. Triển vọng hội nhập kinh tế khu vực của SACU 93
    3.1.2. Triển vọng phát triển kinh tế của các nước SACU 96
    3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU 99
    3.1.4. Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU 101
    3.2. Quan điểm và định hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 105
    3.2.1. Quan điểm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU 105
    3.2.2. Định hướng phát triển quan hệ thương mại với giữa Việt Nam với các nước SACU 107
    3.3. Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong SACU giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 110
    3.3.1. Giải pháp ở cấp độ vĩ mô 110
    3.3.2. Khuyến nghị cho doanh nghiệp 118



    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài luận án
    Mở rộng, đa dạng hóa quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối tác là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng: “Đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định thương mại tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu ”[6].
    Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu: “Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11–12%/năm trong thời kỳ 2011–2020, trong đó giai đoạn 2011–2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016–2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm”[51]. Để thực hiện được mục tiêu đó, Chiến lược đã đề ra định hướng phát triển thị trường, trong đó nhấn mạnh cần phải “đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng”[51]. Đối với thị trường Châu Phi, Chiến lược đề ra định hướng tới năm 2020 sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
    Để thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương, sách lược của Đảng và Nhà nước ta trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thế giới có nhiều biến động, Việt Nam phải giảm sự lệ thuộc vào một số ít thị trường, tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó chú trọng các thị trường mới như thị trường Châu Phi. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh, giành giật thị trường đang diễn ra gay gắt đòi hỏi phải có những nghiên cứu thường xuyên cập nhật, chi tiết về thị trường Châu Phi. Châu Phi là một thị trường rộng lớn với 55 quốc gia. Mỗi quốc gia, khu vực thị trường đều mang những đặc điểm thị trường có tính đặc thù riêng, vì vậy rất cần phải có những nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu từng thị trường và khu vực thị trường.
    Trong số các tổ chức kinh tế khu vực của Châu Phi, Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU) là tổ chức kinh tế khu vực thành công nhất của châu Phi và là đầu tầu tăng trưởng kinh tế của cả châu lục. SACU được thành lập từ năm 1910 và là Liên minh thuế quan được thành lập sớm nhất trên thế giới. Hiện nay khối liên minh này bao gồm 5 quốc gia thành viên đó là Nam Phi, Bostwana, Lesotho, Namibia và Swaziland.
    Thị trường các nước SACU được đánh giá có nhiều tiềm năng do kinh tế tăng trưởng khá ổn định, có nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng, chủ yếu là sản phẩm chất lượng vừa phải, giá rẻ. Bên cạnh đó, tình hình chính trị của các nước khu vực SACU khá ổn định; việc Mỹ, EU và một số nước cho phép nhiều sản phẩm các nước khu vực SACU tiếp cận tương đối tự do và thuận lợi hơn thị trường của họ cũng như nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn đã giúp thị trường các nước khu vực SACU ngày càng giành được sự quan tâm chú ý của nhiều nước trên thế giới.
    Các nước SACU là một khu vực thị trường còn khá mới lạ đối với các doanh nghiệp nước ta. Trao đổi thương mại với các nước khu vực này vẫn còn hạn chế. Năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều mới đạt mức 1,014 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 814 triệu USD và nhập khẩu đạt 200 triệu USD. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU còn hạn chế đó các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp chưa thực sự có nhiều giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy, phát triển quan hệ thương mại với các nước này.
    Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU) một cách có hệ thống sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách và giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại của nước ta sang các nước SACU đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng chính là lý do cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu xác lập các quan điểm, định hướng phát triển và các giải pháp về thể chế và thực thể kinh doanh thương mại trong phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Tổng quan các công trình khoa học đã thực hiện liên quan đến việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU, những vấn đề đã được nghiên cứu, xác định những vấn đề chưa được nghiên cứu, hoặc nghiên cứu chưa sâu để tập trung nghiên cứu.
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại giữa một quốc gia với các nước trong một liên minh thuế quan.
     
Đang tải...