Luận Văn Giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH.

    Giải pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH.
    1. Định hướng và mục tiêu:
    Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trong điều kiện nước ta thì nông nghiệp cần phát triển theo định hướng và nhằm đạt các mục tiêu sau:
    Đẩy mạnh thâm canh sản xuất lương thực, đảm bảo an toàn lương thực cho đất nước trước mắt và lâu dài, đồng thời ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước.
    phát triển mạnh ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
    phát triển nền nông nghiệp bền vững, nội dung của nông nghiệp bền vững cần được hiểu là:
    Một nền nông nghiệp biết giữ gìn, phát triển, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nông nghiệp, đặc biệt là đất đai và nguồn nước.
    Một nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, biết kết hợp một cách hài hoà giữa việc sử dụng các kỹ thuật và công nghiệp tiên tiến.
    Một nền nông nghiệp sạch, biết hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hoá học có hại đến môi sinh, môi trường và sức khoẻ con người.
    Một nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng và con vật nuôi hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Cơ cấu này phải đảm bảo cho nông nghiệp khai thác được tối đa lợi thế so sánh, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển toàn diện với tốc độ nhanh.
    Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là xây dựng một nền nông nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, để tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
    Những mục tiêu cụ thể được đặt ra cho những năm tới như sau:
    Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp từ 4,5 - 5% năm 2000, 4 - 4,5% năm 2010 và 4 - 4,5% năm 2020.
    GDP bình quân đầu người đạt 200 USD năm 2000, 500 USD năm 2010 và 1200 - 1400 USD năm 2020.
    Lương thực đạt 30-32 triệu (tấn) vào năm 2000, 40 triệu (tấn) năm 2010 và 45 triệu (tấn) năm 2020.
    Kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ (USD) năm 2000, 15 tỷ (USD) năm 2010 và 20 tỷ, năm 2020.
    Tạo việc làm hàng năm, 800 (nghìn/người) năm 2000 và năm 2010 , 500 (nghìn người) năm 2020.
    2. Nhiệm vụ và giải pháp:
    Để khắc phục từng bước những khó khăn, vướng mắc chủ yếu của quá trình sản xuất nông nghiệp và tiếp tục tạo động lực thúc đẩy cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp lớn, then chốt sau:
    Tiếp tục thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, sinh học hoá .nhằm phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và cải thiện môi trường sinh thái, hình thành các vùng chuyên canh có khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

     
Đang tải...