Thạc Sĩ Giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
    1.1. Một số dự báo cơ hội và thách thức.
    1.1.1. Các yếu tố bên ngoài
    a. Sự phát triển của khoa học công nghệ
    Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, là tiền đề để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, chất lượng cao. Dự báo phát triển khoa học công nghệ trên các lĩnh vực sau:
    - Nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ sinh học, trọng tâm là công nghệ sinh học giống để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi. Đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn GAP, trình “3 giảm, 3 tăng“ trên cây lúa, chương trình IPM trên cây rau, . Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng hình thành các vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao; vùng chuyên canh rau, hoa và xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn, vùng chăn nuôi hàng hoá chất lượng cao.
    - Thuỷ sản: Phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững, gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong khai thác đẩy mạnh khai thác xa bờ, gắn khai thác với chế biến, bảo quản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, vùng nuôi công nghiệp gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm.
    - Lâm nghiệp: Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng, phát triển công nghệ chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn để phát triển trồng rừng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rừng.
    b. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
    Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh sẽ tác động đến sản xuất nông nghiệp và nông dân. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, một lượng lớn lao động nông thôn sẽ dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
    Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá sẽ tạo khoảng cách lớn giữa nông thôn và thành thị, lao động nông nghiệp với các ngành công nghiệp, dịch vụ. đặc biệt là một bộ phận nông dân bị mất đất sản xuất cần có cơ chế, chính sách để giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nông dân bị thu hồi đất sản xuất.
    c. Sự biến đổi của khí hậu và thiên tai, dịch bệnh
    Huyện Hòa Vang nằm trong khu vực miền Trung, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai thời tiết. Trong thời gian đến, xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu sẽ tăng tần suất và mức độ ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt, mưa bão .Bên cạnh đó, dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
    Do đó, trong thời gian đến cần phải xây dựng phương án, định hướng phát triển trên cơ sở dự báo tác động của thiên tai, dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp và cần phải xây dựng phương án chủ động, phòng tránh thiên tai, dịch bệnh trên từng lĩnh vực sản xuất.
    3.1.1.2. Các yếu tố bên trong
    a. Tác động quy hoạch phát triển kinh tế vùng
    Huyện Hòa Vang có lợi thế là huyện ven đô của một trong những thành phố lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế của khu vực, nằm trên vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Với vị trí địa lý quan trọng, nằm ở trung phần của đất nước, là cầu nối quan trọng với 2 khu vực kinh tế phía Bắc và phía Nam, là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế biển. Do đó, huyện có điều kiện phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho đô thị và các vùng lân cận.
    So với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng và huyện Hòa Vang đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, mức sống và thu nhập của người dân cao so với các tỉnh lân cận trong khu vực. Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá đã xác định thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trở thành đô thị trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
    b. Tác động quy hoạch phát triển của thành phố
    Mục tiêu tổng quát của thành phố Đà Nẵng là phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Trong đó, giai đoạn 2007 -2010, cơ cấu kinh tế của thành phố duy trì theo hướng: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Giai đoạn 2011 -2020 chuyển dịch dần sang cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Đối với lĩnh vực nông nghiệp tập trung phát triển nền nông nghiệp đô thị, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực. Do vậy đã tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp huyện.


    c. Dự báo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
    - Theo kết quả điều tra của phòng Tài nguyên và Môi trường, toàn huyện có khoảng 12.500 ha diện tích đất thích nghi cho sản xuất nông nghiệp, phần lớn là đất phù sa, địa hình tương đối bằng phẳng và có điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất. Trong đó, đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 9.235 ha. Dự báo trong thời gian đến đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do sức ép của sự gia tăng dân số và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Dự báo đối với từng loại hình đất sản xuất như sau:
    + Đất trồng cây hằng năm: trong đó đất trồng lúa là 3.740 ha, phân bổ chủ yếu ở các xã Hòa Tiến, Hòa Phong và Hòa Khương. Phần lớn đất này thích nghi với sản xuất nông nghiệp nên năng suất rất cao. Bên cạnh đó một số xã sẽ mất trắng đất sản xuấ nông nghiệp là các xã Hòa Liên, Hòa Châu và Hòa Phước do nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và công nghiệp nên trong thời gian đến diện tích đất này sẽ giảm đáng kể, quỹ đất dành cho việc khai thác phát triển cây hằng năm là rất hạn chế và khó thích nghi với điều kiện sản xuất.
    + Đất trồng cây lâu năm: Có diện tích 1.630 ha, chủ yếu huyện Hoà Vang 1.240 ha, Liên Chiểu 120 ha, Ngũ Hành Sơn 160 ha, Cẩm Lệ 75 ha. Dự báo trong thời gian đến quỹ đất này giảm để chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng và đất nuôi trồng thuỷ sản.
    + Đất nuôi trồng thuỷ sản: toàn huyện có 111,4 1 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Khương, Hòa Phú và Hòa Phong. Trong thời gian đến, quỹ đất này sẽ có xu hướng giảm.
    - Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 60.989 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Khương và Hòa Bắc. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nên được bảo vệ. Đồng thời quỹ đất lâm nghiệp tăng nhờ phát triển trồng rừng trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng.
    1.2. Quan điểm phát triển
    1. Phát triển nông nghiệp huyện theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ đô thị trên cơ sở có sự tham gia đầu tư và quản lý của Nhà nước. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ-TU của Thành Uỷ. Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
    2. Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản và lâm nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...