Thạc Sĩ Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

    Sau 20 năm đổi mới, mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá
    mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1998 là 46,3%
    và đến năm 2005 còn 20,5% [3]; nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn là một nước
    nông nghiệp với 67% lao động nông nghiệp và 1/3 kim ngạch xuất khẩu là từ
    nông nghiệp [7]. “Nông nghiệp là nền tảng để ổn định kinh tế - xã hội” [12], là
    một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam về phương diện việc làm và
    an ninh lương thực. Trong Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
    Đảng, đã chỉ rõ định hướng phát triển ngành nông nghiệp là: ”Phải luôn coi
    trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một
    nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển mạnh và bền vững, có năng
    suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương
    thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch Xây dựng
    các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn với việc chuyển giao công nghệ sản
    xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát” [18].
    Trong những năm qua; sản xuất nông, lâm nghiệp của Yên Bái đã được
    chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện. Bước đầu hình thành một số vùng sản
    xuất hàng hoá tập trung như vùng lúa thâm canh 10.000 ha, vùng sắn cao sản
    9.000 ha, vùng chè 12.000 ha, tre măng bát độ 1.500 ha, vùng rừng trồng sản
    xuất 100.000 ha, vùng quế 25.000 ha [27]. Kinh tế trang trại đã có sự phát triển
    cả về số lượng và chất lượng, hiện nay toàn tỉnh hiện có 319 trang trại [14]. Nghị
    quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã xác
    định: “Ưu tiên xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá, đa dạng, chất lượng,
    hiệu quả và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
    vùng, ngành hàng, sản phẩm chủ lực và tăng cường thâm canh cao” [26].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...