Thạc Sĩ Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Yên Bái

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu



    PHẦN MỞ ĐẦU


    1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


    Sau 20 năm đổi mới, mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1998 là 46,3% và đến năm 2005 còn 20,5% [3]; nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 67% lao động nông nghiệp và 1/3 kim ngạch xuất khẩu là từ nông nghiệp [7]. “Nông nghiệp là nền tảng để ổn định kinh tế - xã hội” [12], là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam về phương diện việc làm và an ninh lương thực. Trong Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đã chỉ rõ định hướng phát triển ngành nông nghiệp là: ”Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển mạnh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát” [18].
    Trong những năm qua; sản xuất nông, lâm nghiệp của Yên Bái đã được chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng lúa thâm canh 10.000 ha, vùng sắn cao sản
    9.000 ha, vùng chè 12.000 ha, tre măng bát độ 1.500 ha, vùng rừng trồng sản xuất 100.000 ha, vùng quế 25.000 ha [27]. Kinh tế trang trại đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, hiện nay toàn tỉnh hiện có 319 trang trại [14]. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã xác định: “ưu tiên xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá, đa dạng, chất lượng, hiệu quả và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng, ngành hàng, sản phẩm chủ lực và tăng cường thâm canh cao” [26].


    Do đặc điểm của một tỉnh miền núi nên sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự nhiên tự cấp tự túc, điều kiện sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn; con đường tất yếu đi lên là phải phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được những giải pháp đồng bộ, phù hợp để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở một tỉnh miền núi nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá.
    Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Yên Bái” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra như trên.

    2- Mục tiêu nghiên cứu

    2.1- Mục tiêu chung

    Nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái; từ đó đưa ra định hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của Yên Bái.
    2.2- Mục tiêu cụ thể

    - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng.
    - Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, những khó khăn và lợi thế đối với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
    - Đưa ra định hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá ở Yên Bái.
    3- Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

    3.1- Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp; những vấn đề có liên quan đến sản
    xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; vai trò tác động của nhà nước trong tổ chức sản xuất, ban hành cơ chế chính sách và quản lý điều hành nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Yên Bái.
    3.2- Phạm vi nghiên cứu

    - Phạm vi về không gian trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó tập trung nghiên cứu một số nông sản hàng hoá chủ yếu có lợi thế sản xuất ở các huyện, xã và các thành phần kinh tế có tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hoá thuộc vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.
    - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Thực trạng sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp theo nghĩa hẹp, gồm: trồng trọt và chăn nuôi) và sản xuất nông sản hàng hoá ở Yên Bái; từ đó đưa ra quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Yên Bái đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
    - Phạm vi về thời gian nghiên cứu gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 10 năm từ năm 1995 đến năm 2005 và giai đoạn sau 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XVI (2006 - 2007).

    4- Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài

    Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Về mặt thực tiễn đưa ra được định hướng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một tỉnh miền núi Yên Bái.

    Vấn đề này có nhiều nội dung cần đề cập đến, nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về lý luận phát triển kinh tế và phát triển sản xuất hàng hoá để làm rõ tiến trình phát triển. Trên cơ sở dự tính, dự báo triển vọng sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam; đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, phân tích những khó khăn và lợi thế về sản xuất nông sản hàng hoá; từ đó xây dựng quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh sản xuất nông sản hàng hoá tại tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. Những vấn đề nghiên cứu và đề xuất của đề tài có tính thực tiễn cao sẽ có sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng theo hướng CNH, HĐH.
    5- Bố cục của luận văn:

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 nội dung chính:

    - Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

    - Chương 2: Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái

    - Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái


    MỤC LỤC



    PHẦN MỞ ĐẦU 1


    1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

    2- Mục tiêu nghiên cứu . 2

    2.1- Mục tiêu chung 2

    2.2- Mục tiêu cụ thể . 2

    3- Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu . 2

    3.1- Đối tượng nghiên cứu .2

    3.2- Phạm vi nghiên cứu 3

    4- Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài . 3

    5- Bố cục của luận văn: . 4

    Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HưỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5
    1.1- CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO

    HưỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ . 5

    1.1.1- Cơ sở lý luận . 5

    1.1.2- Cơ sở thực tiễn 12

    1.2- PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33

    1.2.1- Các câu hỏi đặt ra 33

    1.2.2- Phương pháp chung . 33

    1.2 3- Phương pháp cụ thể 34

    1.2.4- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 35

    Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH

    YÊN BÁI .37


    2.1- Đặc điểm, tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái . 37


    2.2.1- Các lợi thế: 42

    2.2.2- Các yếu tố hạn chế 43

    2.3- Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái 44

    2.3.1- Về tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp . 44

    2.3.2- Về cơ cấu ngành nông nghiệp 44

    2.3.3- Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2007 . 45

    2.4- Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu nông sản . 48

    2.4.1- Lương thực 48

    2.4.2- Sản phẩm thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày . 49

    2.4.3- Sản phẩm chè và hoa quả 49

    2.4.4- Sản phẩm chăn nuôi: . 50

    2.4.5- Về giá trị sản lượng hàng hoá một số nông sản chủ yếu: . 51

    2.4.6- Về tỷ suất hàng hoá một số nông sản chủ yếu . 52

    2.4.7- Xuất khẩu nông sản . 53

    2.5- Tình hình phát triển mạng lưới chế biến nông sản . 54

    2.5.1- Chế biến chè 54

    2.5.2- Chế biến sắn 55

    2.5.3- Chế biến nông sản khác . 55

    2.6- Tình hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nông nghiệp . 56

    2.6.1- Phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại . 56

    2.6.2- Kinh tế tư nhân 60

    2.6.3- Phát triển kinh tế hợp tác và tổ hợp tác 60

    2.6.4- Doanh nghiệp nhà nước . 61

    2.6.5- Các đơn vị hành chính, sự nghiệp nông lâm nghiệp . 61

    2.7- Tình hình vốn đầu tư cho nông nghiệp . 62


    2.9.1- Về chính sách đất đai 63

    2.9.2- Về chính sách thuế 64

    2.9.3- Về chính sách đầu tư, tín dụng 64

    2.9.4- Về lao động 65

    2.9.5- Về khoa học - công nghệ . 65

    2.9.6- Về thị trường . 65

    2.10- Đánh giá tổng quát kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại . 66

    2.10.1- Những kết quả đạt được 66

    2.10.2- Một số hạn chế, tồn tại chủ yếu . 67

    Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HưỚNG

    SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở TỈNH YÊN BÁI .69


    3.1- Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ XXI . 69

    3.2- Định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản

    xuất hàng hoá ở Yên Bái đến năm 2010 và 2015 72

    3.2.1- Các quan điểm và định hướng phát triển . 72

    3.2.2- Mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và phát triển các nông sản chủ yếu theo hướng sản xuất
    hàng hoá ở tỉnh Yên Bái đến năm 2015 . 73

    3.3- Các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông

    nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái . 77

    3.3.1- Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 77
    3.3.2- Giải pháp về giống và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

    xuất: 82

    3.3.4- Giải pháp về cơ chế, chính sách: . 87

    3.3.5- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: . 89

    3.3.6- Giải pháp về thị trường: 90

    3.3.7- Giải pháp cùng cố và phát triển quan hệ sản xuất: . 92

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

    1- Kết luận . 95

    2- Kiến nghị . 96

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .98

    PHẦN PHỤ LỤC 101



    DANH MỤC BẢNG BIỂU




    Bảng 2.1: Tình hình đất đai, dân số và lao đông của tỉnh Yên Bái . 38

    Bảng 2.2: Sản lượng một số nông sản hàng hoá chủ yếu tỉnh Yên Bái 51

    Bảng 2.3: Giá trị sản lượng một số nông sản hàng hoá chủ yếu tỉnh Yên Bái 52

    Bảng 2.4: Tỷ suất hàng hoá một số nông sản chủ yếu tỉnh Yên Bái . 53

    Bảng 2.5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ yếu tỉnh Yên

    Bái . 54

    Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ lao động

    của các hộ điều tra . 57

    Bảng 2.7: Tổng hợp quy mô sản xuất của các hộ điều tra 58

    Bảng 2.8: Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 58

    Bảng 2.9: Tổng hợp tình hình thu - chi tài chính và tài sản của các hộ

    điều tra 59

    Bảng 3.1: Sản lượng một số nông sản hàng hoá chủ yếu tỉnh Yên Bái

    đến năm 2015 76

    Bảng 3.2: Tỷ suất hàng hoá một số nông sản chủ yếu tỉnh Yên Bái vào

    năm 2015 . 77



    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ẢNH



    Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái 37

    Hình 2.2: Sơ đồ vị trí của tỉnh Yên Bái trong vùng núi phía Bắc . 40

    Biểu đồ 2.1: So sánh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế- xã hội năm 2007 của

    Yên Bái với các tỉnh Tây Bắc 41

    Biểu đồ 2.2: So sánh thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2007 của

    Yên Bái với các tỉnh Tây Bắc 42

    Ảnh 2.1: Ruộng bậc thang huyện Mù Căng Chải . 45

    Ảnh 2.2: Thu hoạch ngô ở huyện Trạm Tấu 46

    Ảnh 2.3: Người H’Mông vùng chè Suối Giàng . 47

    Ảnh 2.4: Chăn nuôi bò thịt bán công nghiệp - Yên Bình . 48

    Ảnh 2.5: Sản xuất giống lúa lai F1 ở cánh đồng Mường Lò . 49

    Ảnh 2.6: Đồi chè trồng bằng giống Kim Tuyên giâm cành - Văn Chấn . 50

    Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp năm 2010 và 2015 . 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...