Luận Văn Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trường đại học Bách khoa Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Trong nền kinh tế trí thức hiện nay, Giáo dục và Đào tạo phải được coi là quan trọng hàng đầu bởi đây là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ công nghệ và được coi là chìa khóa của sự phát triển. Ở bất kỳ xã hội nào, công tác giáo dục phải luôn được quan tâm hàng đầu của một quốc gia. Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay thì ở bất kỳ lĩnh vực nào giáo dục vẫn là lĩnh vực lĩnh ấn tiên phong
    Đảm bảo chất lượng đào tạo gắn liền với quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho cả xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng cần nắm giữ vai trò then chốt.
    Để có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh, quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các trường đại học nhất thiết phải có sự nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc mang lại sự hài lòng cho khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của xã hội nói chung. Phát triển nguồn nhân lực cho GDĐH cần làm cho các trường đại học được tổ chức và vận hành một cách hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội

    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trường đại học Bách khoa Hà Nội" và đề xuất các giải pháp nâng cao nguồn nhân lực cho các trường đại học là hết sức cần thiết. Luận văn thạc sỹ này sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực mà điển hình là đội ngũ giảng dạy của trường đại học Bách Khoa Hà Nội đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đóng góp cho hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên của trường ngày càng trở nên hiệu quả, năng động và linh hoạt hơn, đảm bảo trách nhiệm xã hội, nhanh chóng thích ứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của giáo dục bậc cao.

    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
    Nghiên cứu, phân tích cơ sở phương pháp luận về phát triển nguồn nhân lực cho các trường ĐH ở Việt Nam.
    Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên và công tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
    Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
    3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
    Đối tuợng nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ CBGD của trường đại học Bách Khoa Hà Nội, sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ CBGD nói riêng
    Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề thuộc cơ sở lý luận của phát triển nguồn nhân lực GDĐH, trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác phát triển đội ngũ giảng viên của trường ĐHBK Hà Nội
    4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
    Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua quá trình điều tra, tổng hợp, thống kê, kế thừa và phân tích số liệu, thu thập thông tin.
    5. Những đóng góp của luận văn:
    Luận văn hệ thống hoá những kiến thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các trường đại học.
    Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội .
    Đề xuất một số giải pháp cụ thể, sát thực và phù hợp nhằm nâng cao công tác phát triển giảng viên của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
    6. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì luận văn được chia làm 3 chương:

    Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
    Chương II: Thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội
    Chương III: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ĐHBK Hà Nội



    PHỤ LỤC 2
    Tóm tắt nội dung mẫu đánh giá giảng viên cho Bộ GD&ĐT ban hành
    1) Phẩm chất đạo đức và xây dựng tập thể:

    ã 1.1. Phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp: 5 điểm (điểm tối đa)
    ã 1.2. Chấp hành các chủ trường chính sách của Đảng và Nhà nhà nước và các qui định khác: 3 điểm
    ã 1.3. Tham gia các hoạt động tập thể và các phong trào như “Hai Không”, “Học tập gương HCM”, (nhiệm vụ bắt buộc): 4 điểm
    ã 1.4. Không vi phạm các qui định về gia đình có nếp sống văn minh: 3 điểm
    ã 1.5. Các thành viên của gia đình (vợ chồng, con) chấp hành các chính sách của Đảng và Nhà nước: 2 điểm thưởng
    ã 1.6. Cán bộ lãnh đạo của đơn vị được khen thưởng: 3 điểm thưởng
    ã 1.7. Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội (tự nguyện): 3 điểm thưởng
    ã 1.8. Bồi dưỡng giới thiệu 1 người được kết nạp Đảng: 5 điểm thưởng
    2) Giảng dạy:
    ã 2.1. Hoàn thành khối lượng công việc giảng dạy: 10 điểm
    ã 2.2. Đúng nội dung chương trình qui định: 8 điểm
    ã 2.3. Bảo đảm các qui chế giảng dạy, thi cử, đào tạo theo tín chỉ, các tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin: 7 điểm
    ã 2.4 Phương pháp phù hớp theo hưởng phát huy khả năng tự học của SV: 5 điểm
    ã 2.5 Vượt khối lượng chuẩn từ 30% giờ trở lên: 5 điểm thưởng
    ã 2.6 Cải tiến chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy: 5 điểm thưởng
    ã 2.7 Đổi mới phương pháp giảng dạy: sử dụng công nghệ thông tin, cải tiến khâu đánh giá, có tài liệu hướng dẫn SV tự học : 10 điểm thưởng
    ã 2.8. Giúp đỡ, rèn luyện, giáo dục SV: 5 điểm thưởng
    3) Khoa học:
    ã 3.1. Có ít nhất 1 báo cáo khoa học ở tổ bộ môn: 3 điểm
    ã 3.2. Có ít nhất 1 báo cáo khoa học ở một hội nghị khoa học hoặc 1 bài báo đăng tạp chí khoa học: 3 điểm
    ã 3.3. Tham gia làm giáo trình, tài liệu, xây dựng chương trình, : 4 điểm thưởng
    ã 3.4. Chủ trì 1 đề tài khoa học có nghiệm thu đúng hạn: 6 điểm thưởng
    ã 3.5. Tham gia 1 đề tài khoa học có nghiệm thu đúng hạn: 2 điểm thưởng
    ã 3.6. Hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học hoặc thi olympic khoa học hoặc thể thao: 10 điểm thưởng
    4) Viết giáo trình, tài liệu
    ã 4.1. Chủ trì và hoàn thành 1 giáo trình, tài liệu: 10 điểm thưởng
    ã 4.2. Tham gia viết 1 giáo trình hoặc dịch 1 tài liệu: 5 điểm thưởng
    5) Học tập và tự bồi dưỡng
    ã 5.1. Tham gia đầy đủ các buổi phổ biến nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của nhà trường và đoàn thể: 3 điểm
    ã 5.2. Hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân: 2 điểm
    ã 5.3. Học tập chính trị, ngoại ngữ, tin học ngoài giờ hành chính: 3 điểm thưởng
    ã 5.4. Cán bộ kiêm nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao: 5 điểm thưởng
    Tổng cộng điểm: Phần khoa học (mục 3) cao nhất là 28 điểm; phần giảng dạy (mục 2 và mục 4) 70 điểm; phần đạo đức, chính trị, quản lý và xây dựng tập thể (mục 1 và mục 5) 41 điểm.

    Ghi chú: Từ 60 điểm trở lên để được xét “lao động tiên tiến”, và từ 91 điểm đến 100 điểm thì được xét “chiến sĩ thi đua”



    PHỤ LỤC 3
    PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN DẠY HỌC
    ****
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
    TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHÂT LƯỢNG


    PHIỂU THU THẬP THÔNG TIN DẠY HỌC
    Nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và nội dung giảng dạy của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm ĐBCL mong muốn sinh viên cho biết nhận xét trung thực khách quan của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào ô vuông thích hợp (phiếu hợp lệ là phiếu có câu trả lời cho tất cả 20 câu dưới đây). Những câu trả lời của anh/chị sẽ được bảo mật và không sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy


    Mức 1-RẤT KHÔNG ĐỒNG Ý;2-KHÔNG ĐỒNG Ý;3-CƠ BẢN ĐỒNG Ý;4-ĐỒNG Ý;5-RẤT ĐỒNG Ý
    Phần 1: thông tin liên quan đến quá trình học 1 2 3 4 5
    1 Sinh viên được thông tin đầy đủ về đề cương môn học
    2 Bài giảng trên lớp phù hợp với đề cương môn học
    3 Tài liệu tham khảo đầy đủ và cập nhật
    4 Bài giảng dễ hiểu, hấp dẫn
    5 Bài tập, ví dụ, tình huống minh họa phong phú,thiết thực
    6 Các phương tiện dạy học truyền thống/hiện đại được kết hợp hiệu quả
    7 Sinh viên được giải đáp thắc mắc đầy đủ và thỏa đáng
    8 Sinh viên được khuyến khích tham gia vào bài giảng
    9 Sinh viên được đối xử đúng mực
    10 Lớp học được kiểm soát tốt
    Phần 2.Thông tin liên quan đến nội dung và phương pháp đánh giá
    11 Nội dung học phần này hấp dẫn
    12 Nội dung môn học có liên hệ với thực tế
    13 Khối lượng kiến thức môn học phù hợp khối lượng giảng dạy
    14 Độ khó của bài thi, bài kiểm tra định kỳ hợp lý
    15 Độ dài của bài thi, bài kiểm tra định kỳ hợp lý
    16 Việc đánh giá kết quả học tập công bằng, khách quan
    17 Phương pháp đánh giá có thể áp dụng với đa số sinh viên
    18 Phương pháp đánh giá gợi mở được khả năng tư duy của sinh viên
    19 Đánh giá có dựa trên toàn bộ quá trình học
    20 Không có yếu tố tiêu cực trong đánh giá sinh viên
    Các ý kiến khác của sinh viên:
    Chân thành cảm ơn sự cộng tác của Anh/Ch


    PHỤ LỤC 4
    PHIẾU DỰ GIỜ GIẢNG

    ***
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

    BAN TƯ VẤN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

    PHIỂU DỰ GIỜ GIẢNG

    Khoa: .Bộmôn:
    Họ và tên giáo viên: .Học vị:
    Môn dạy: Địa điểm:
    Mức 1- KHÔNG ĐẠT;2-DƯỚI TRUNG BÌNH;3-TRUNG BÌNH;4-KHÁ;5-TỐT
    TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5
    I Nhóm 1. Phương pháp sư phạm
    1 Tác phong sư phạm, trang phục lên lớp
    2 Quản lý và bao quát lớp
    3 Phương pháp truyền đạt (nói ro, rõ ý, mạch lạc )
    4 Phương pháp trình bày bảng (đầy đủ đề mục, chữ viết rõ ràng)
    5 Phương pháp giảng dạy lôi cuốn, gợi mở
    6 Sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý, hiệu quả
    7 Phân bổ thời gian tiết học hợp lý
    II Nhóm 2.Chuyên môn
    8 Nội dung bài giảng phù hợp đề cương
    9 Truyền đạt được nội dung cơ bản của bài giảng
    10 Năng lực làm chủ nội dung bài giảng
    11 Tính chính xác của thông tin truyền đạt
    12 Sinh viên được hướng dẫn để tự học

    NHẬN XÉT CHUNG
    Phương pháp sư phạm:
    Chuyên môn:
    Đánh giá chung: Phương pháp sư phạm: Mức /5; Chuyên môn: Mức: /5

    Hà Nội, ngày tháng năm 200
    Người đánh giá
    (ký và ghi rõ họ tên)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...