Thạc Sĩ Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii

    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
    cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các tập thể và cá
    nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
    Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu
    người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các Giáo sư,
    Tiến sĩ giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - những người
    đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo trường Cao đẳng
    Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như góp ý kiến
    cho bài viết được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia
    sẻ, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn.

    Thái Nguyên, tháng 09 năm 2014
    Tác giả


    Phạm Thị Mai Lan







    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii


    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
    MỞ ĐẦU 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn và đóng góp mới của luận văn 3
    5. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
    NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO
    TẠO CAO ĐẲNG . 4
    1.1. Cơ sở lý luận 4
    1.1.1.Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nói chung . 4
    1.1.2. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống
    các cơ sở đào tạo cao đẳng 8
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 24
    1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống cơ sở
    đào tạo đại học, cao đẳng của một số nước trên thế giới 24
    1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống cơ sở
    đào tạo đại học, cao đẳng ở Việt Nam 29
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 35
    2.2. Khung phân tích . 35
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 36
    2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu . 36
    2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 36
    2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin . 38
    2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin 38
    2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 40
    2.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng . 40
    2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính 40
    Chương 3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN 41
    3.1. Đặc điểm của trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên 41
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 41
    3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 44
    3.1.3. Quy chế hoạt động của nhà trường . 47
    3.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại trường CĐ Kinh tế Tài chính
    Thái Nguyên . 47
    3.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực của trường CĐ Kinh tế Tài chính
    Thái Nguyên . 47
    3.2.2. Thực trạng phát triển năng lực nguồn nhân lực trường CĐ Kinh
    tế Tài chính Thái Nguyên 54
    3.2.3. Thực trạng phát triển hành vi, nhận thức nguồn nhân lực trường
    CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên 76
    3.2.4. Thực trạng về việc nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực
    trường CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên 77
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.2.5. Đánh giá nguồn nhân lực trường CĐ Kinh tế - Tài chính
    Thái Nguyên. 88
    Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN . 93
    4.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng kinh tế-
    tài chính Thái Nguyên . 93
    4.2. Định hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng
    kinh tế - tài chính Thái Nguyên . 94
    4.2.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng
    kinh tế- tài chính Thái Nguyên . 94
    4.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng kinh tế
    - tài chính Thái Nguyên . 95
    4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của trường cao
    đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên 96
    4.3.1. Xác định đúng đắn quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực trong giai
    đoạn mới 96
    4.3.2. Giải pháp về phát triển trình độ chuyên môn nguồn nhân lực 97
    4.3.3. Giải pháp phát triển năng lực nguồn nhân lực 98
    4.3.4. Giải pháp phát triển nhận thức nguồn nhân lực 100
    4.3.5. Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực 101
    4.4. Một số kiến nghị để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên . 102
    KẾT LUẬN 105
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 107
    PHỤ LỤC . 108




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt Ý nghĩa
    PTNNL Phát triển nguồn nhân lực
    GD- ĐT Giáo dục- đào tạo
    GV Giảng viên
    CBQL Cán bộ quản lý
    CBCNV Cán bộ công nhân viên
    ĐH Đại học
    CĐ Cao đẳng
    ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
    UBND Ủy ban nhân dân
    HS- SV Học sinh- sinh viên
    NCKH Nghiên cứu khoa học
    BHXH Bảo hiểm xã hội
    BHYT Bảo hiểm y tế
    BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
    HSLCB Hệ số lương cơ bản
    PCCV Phụ cấp chức vụ




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2009 - 2013 18
    Bảng 3.1: Bảng thống kê số HSSV đang học tất cả các hệ qua 3 năm . 42
    Bảng 3.2: Số lượng nhân sự toàn Trường giai đoạn 2010 - 2013 . 48
    Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Kinh tế - tài
    chính Thái Nguyên theo độ tuổi năm học 2012-2013 50
    Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Kinh tế - tài
    chính Thái Nguyên theo giới tính năm học 2012-2013 52
    Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Kinh tế - tài
    chính Thái Nguyên theo theo thâm niên công tác năm học
    2012-2013 53
    Bảng 3.6: Tổng hợp trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên
    trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên năm 2013 . 55
    Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực chuyên môn của
    cán bộ công nhân viên chức Trường Cao đẳng Kinh Tế-
    Tài Chính Thái Nguyên 58
    Bảng 3.8: Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giảng
    viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên giai
    đoạn 2011 - 2013 60
    Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực giảng dạy của đội
    ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài Chính
    Thái Nguyên . 63
    3.10: -
    ội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế
    - Tài Chính Thái Nguyên 65
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực nghiên cứu khoa
    học của cán bộ công nhân viên chức Trường Cao đẳng
    Kinh tế - Tài Chính Thái Nguyên . 70
    Bảng 3.12: Tổng hợp phiếu đánh giá cán bộ quản lý Trường Cao đẳng
    Kinh tế - Tài Chính Thái Nguyên năm học 2012- 2013 . 74
    Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ công nhân viên
    chức về mức độ hài lòng đối với lương 79
    Bảng 3.14: Kinh phí đào tạo và phát triển giảng viên giai đoạn 2010- 2013 82
    Bảng 3.15: Bảng thống kê cơ sở vật chất của Nhà trường 84
    Bảng3.16: Tổng hợp đánh giá về điều kiện làm việc trường Cao đẳng
    Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên 85
    Bảng3.17: Tổng hợp đánh giá về cơ hội thăng tiến của cán bộ công nhân
    viên chức trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên 87
















    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ix
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

    Sơ đồ 2.1: Khung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực của trường
    Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên 35
    Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy Nhà trường . 45
    Biểu đồ 2.1: Số lượng nhân sự toàn Trường giai đoạn 2010 - 2013 . 48
    Biểu đồ 3.1: Tổng hợp trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên
    trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên năm 2013 56

















    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dù ở thời đại nào hay hình thái KT- XH nào thì con người cũng luôn giữ vai
    trò quyết định, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Nhất là
    trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH đất nước như hiện nay, điều đó đặt
    ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực (PTNNL), nhất là
    nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo (vì nguồn nhân lực GD - ĐT là cái quyết
    định chất lượng nguồn nhân lực nói chung của đất nước), đòi hỏi một đội ngũ lao
    động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật, lòng
    yêu nước, có thể lực, để có thể đảm đương nhiệm vụ GD - ĐT, cung cấp nguồn
    nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
    Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn
    chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát
    triển của xã hội. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước
    mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã nêu
    quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát
    triển nhanh chóng và bền vững”. Và “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
    nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công
    cuộc CNH-HĐH”. Đại hội cũng cũng xác định: “PTNNL phải là sự quan tâm và
    trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó
    GD- ĐT là then chốt”.
    Từ đó đến nay, quan điểm đó của Đảng vẫn luôn được các đơn vị, địa phương
    quan tâm thực hiện tốt. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung,
    phát triển và làm sáng tỏ thêm một số nội dung mới. Đảng nhấn mạnh: “Mở rộng dân
    chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu
    và là mục tiêu của sự phát triển”. Quan điểm này là sự tiếp nối tư tưởng nhất quán
    của Đảng, coi con người là chủ thể và là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự
    phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng Việt Nam; mọi quá trình phát triển kinh tế -
    xã hội phải hướng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con người.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào
    tạo và ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính
    Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh,
    nhiệm vụ được giao, khẳng định được chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và
    chuyển giao công nghệ cho tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Tuy nhiên
    trước sự phát triển của giáo dục hiện nay thì đội ngũ nhân lực của nhà trường còn
    nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao so với đòi hỏi của phát triển
    kinh tế - xã hội, cơ cấu còn thiếu cân đối giữa các ngành đào tạo, cơ chế sắp xếp
    còn chưa phù hợp.Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường là hết
    sức quan trọng và cần thiết.
    Chính sự cấp thiết cũng như những bất cập trên đã thúc đẩy tác giả lựa chọn
    đề tài:“Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Kinh tế - Tài
    chính Thái Nguyên” với mong muốn góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ
    nguồn nhân lực nhà trường, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế tri thức.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Từ việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và với định hướng phát triển của
    nhà trường để từ đó đề ra giải pháp khoa học và khả thi nhằm phát triển nguồn nhân
    lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong tương lai.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực
    - Đánh giá thực trạng về chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực tại
    trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên.
    - Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển trường Cao đẳng Kinh tế Tài
    chính Thái Nguyên.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của trường Cao
    đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1.Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Kinh tế Tài
    chính Thái Nguyên bao gồm: Đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ
    nhân viên phục vụ cho hoạt động đào tạo.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc phát triển nguồn
    nhân lực trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên
    - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi trường Cao đẳng Kinh tế Tài
    chính Thái Nguyên
    - Về thời gian: Nghiên cứu trong 3 năm học từ năm 2011 đến năm 2013 và
    các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.
    4. Ý nghĩa khoa học của luận văn và đóng góp mới của luận văn
    - Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp để đánh giá
    thực trạng của công tác phát triển nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Kinh tế -
    Tài Chính Thái Nguyên trên quan điểm và phương pháp khoa học
    - Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu khoa học giúp cho lãnh đạo Nhà trường
    phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp
    - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc phát triển nguồn nhân lực ở
    các cơ sở Giáo dục - Đào tạo đại học cao đẳng khác
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm 4
    phần chính:
    + Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong hệ
    thống các cơ sở đào tạo cao đẳng
    + Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    + Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Kinh
    tế Tài chính Thái Nguyên.
     
Đang tải...