Luận Văn Giải pháp phát triển nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp tại địa bàn Đà Nẵng năm 2012-2015

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH 1
    1.1 Khái niệm về nhân lực 1
    1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực (NNL) 1
    1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực (NNL) 2
    1.1.3 Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực (NNL) 2
    1.2 Nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp 4
    1.2.1 Khái niệm về nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp 4
    1.2.2 Cơ cấu về nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp 5
    1.2.3 Đặc điểm của nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp 5
    1.2.4 Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao 6
    1.2.5 Lợi ích của việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp 8
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2006 - 2011 10
    2.1 Tổng quan thành phố Đà Nẵng 10
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
    2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 12
    2.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 13
    2.1.4 Nhân xét chung 16
    2.2 Thực trang phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001-2011 16
    2.2.1 Thực trạng phát triển các loại hình du lịch 16
    2.2.2 Khách du lịch 19
    2.2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành 25
    2.2.4 Cơ chế chính sách 27
    2.2.5 Một số tồn tại và nguyên nhân 27
    2.3 Thực trạng về nguồn nhân lực Du Lịch Đà Nẵng từ năm 2006 – 2011 28
    2.4 Đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực Du Lịch Đà Nẵng từ năm 2006 – 2011 31
    2.4.1 Điểm mạnh 31
    2.4.2 Điểm yếu và nguyên nhân của các yếu kém 31
    2.5 Quan hệ cung - cầu về nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp tại Đà Nẵng từ năm 2006 – 2011 33
    2.6 Dự báo tình hình khách du lịch và nhu cầu về nguồn nhân lực trong những năm tới (2012 – 2015) 35
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KINH DOANH DU LỊCH TRỰC TIẾP TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG NĂM 2012-2015 38
    3.1 Mục tiêu của chiến lược phát triển Du Lịch Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng 38
    3.1.1 Mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam năm 2020, tầm nhìn 2030 38
    3.1.2 Mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch Đà Nẵng 41
    3.2 Giải pháp giúp thu hút nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp tại Đà Nẵng 43
    3.2.1 Giải pháp giúp thu hút nguồn nhân lực nói chung 43
    3.2.2 Giải pháp giúp thu hút nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp 43
    3.3 Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp tại Đà Nẵng 45
    3.3.1 Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực trong du lịch 45
    3.3.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng 46
    3.3.3 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 46
    3.3.4 Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch 47
    3.3.5 Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động 48
    3.3.6 Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động 49
    3.3.7 Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận doanh nghiệp 50
    3.4 Chiến lược lâu dài nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực kinh doanh du lịch trực tiếp 51
    3.4.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Du Lịch tại các trường trung học, cao đẳng và đại học 51
    3.4.2 Sở Du lịch cần đẩy mạnh công tác thanh tra đến các doanh nghiệp du lịch. 55
    3.4.3 Sở Du lịch cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về phát triển nguồn nhân lực du lịch 55

    Lời giới thiệu


    Ở Trung độ của đất nước, trên dải đất duyên hải miền Trung, với đủ các loại khí hậu, địa hình đa dạng, thuận lợi về giao thông có cảng hàng không quốc tế, cảng biển, đường sắt, đường bộ là Trung điểm các di sản văn hoá thế giới của miền Trung: Phong Nha - Kẻ bàng, Cố đô – Nhã nhạc Cung đình Huế, Hội An - Mỹ Sơn, Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để trở Thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách trong nước và quốc tế. Với những tiềm năng to lớn đó, du lịch chính là ngành mũi nhọn mà Đà Nẵng đang tập trung phát triển để xứng đáng là thành phố đô thị loại I trực thuộc Trung Ương lớn mạnh, tiên phong trong việc tạo ra sức bật cho cả khu vực kinh tế miền Trung – Tây Nguyên.
    Có thể thấy, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những bước chuyển mình trong phát triển du lịch, bằng chứng là những chương trình thu hút du lịch có tính quốc tế như cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hằng năm, là sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cho các điểm tham quan, giúp ngành thu về doanh thu lớn. Tuy nhiên, để duy trì sự phát triển bền vững, nguồn nhân lực sẽ là yếu tố tiên quyết bởi thực tế, nguồn nhân lực du lịch của thành phố vẫn còn thiếu cả về lượng và chất lại thường xuyên biến động, không đủ khả năng đáp ứng nếu du lịch tiếp tục phát triển “nóng” như hiện nay. Như vậy, để đạt mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế vào năm 2015 hiện nay thành phố Đà Nẵng cần tập trung nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển du lịch.



    A. PHẦN MỞ ĐẦU:
    1) Tính cấp thiết của đề tài
    Nghị quyết số 33/ NQ – TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỷ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó phương hướng, nhiệm vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 “Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”.
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”; xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại – dịch vụ lớn của cả nước, liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; tiến hành đồng thời cả 3 nhiệm vụ: (1) nâng cấp, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch, đôn đốc hoàn thành các dự án du lịch đầu tư bằng nguồn vốn xã hội đã được phê duyệt nhằm tạo động lực cho phát triển du lịch; (2) đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch; (3) xây dựng văn minh du lịch, phát triển nhân lực du lịch. Phấn đấu đến năm 2015, nâng tổng số khách du lịch lên 4 triệu lượt khách (trong đó 1 triệu khách quốc tế), nâng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của thành phố lên khoảng 7%. Và để đạt tất cả những được mục tiêu này thì đòi hỏi phải có nguồn nhân lực du lịch tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, đây là vấn đề cần thiết và cấp bách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...