Thạc Sĩ Giải pháp phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN
    Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
    là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài nghiên cứu nào.
    Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
    được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
    gốc.
    Hà nội, ngày 19 tháng 05 năm 2010
    Sinh viên
    Nguyễn Văn Tiệp
    1
    iLỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này tôi đã
    nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này
    tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
    Tập thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
    trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi
    những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
    Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xã Dĩnh
    Kế và bà con làm nghề tráng bánh đa trên địa bàn xã, nhất là những hộ dân của
    thôn Phố, thôn Chợ, thôn Sau đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong suốt quá
    trình thực tập tại địa phương.
    Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mình
    tới thầy giáo ThS. Đỗ Trường Lâm đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
    quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
    Và cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè luôn là nguồn
    động viên to lớn đối với tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực
    tập tốt nghiệp.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
    Sinh viên
    Nguyễn Văn Tiệp
    2iiTÓM TẮT KHOÁ LUẬN
    * Đề tài: “ Giải pháp phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế , thành
    phố Bắc Giang”
    * Mục tiêu nghiên cứu:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống và phát
    triển làng nghề.
    - Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ của các hộ làm bánh đa ở xã Dĩnh
    Kế, thành phố Bắc Giang trong thời gian qua.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa ở xã
    Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế,
    thành phố Bắc Giang.
    * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số
    liệu truyền thống chọn điểm nghiên cứu là các thôn: thôn Phố, thôn Chợ và thôn
    Sau.
    Phương pháp phân tích và xử lý thông tin sử dụng công cụ chính là Excel,
    sử dụng cây vấn đề để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng, sử dụng phương pháp
    thống kê mô tả và thống kê so sánh để đánh giá thực trạng và phân tích các yếu
    tố ảnh hưởng. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra
    định hường từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
    * Kết quả nghiên cứu chính
    * Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa
    xã Dĩnh Kế
    - Xã Dĩnh Kế vốn là một xã thuần nông trong vài năm gần đây quá trình
    đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên
    3 iiisản xuất nông nghiệp đã có hướng thu hẹp dần thay vào đó là các ngành dịch vụ
    và ngành nghề nông thôn.
    - Một số hộ đã mạnh dạn thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng đầu tư cho
    sản xuất trở thành hộ quy mô lớn sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
    - Hoạt động tráng bánh đa diễn ra không liên tục nguyên nhân là do đây
    chỉ là một giai đoạn trong quá trình sản xuất, ngoài ra các hộ sản xuất còn phải
    làm khô bánh, quạt nướng, giao bánh đa cho các nhà hàng hay bán trực tiếp cho
    người tiêu dùng. Đặc biệt do thị trường tiêu thụ không ổn định khi có đặt hàng
    thì sản xuất dồn dập còn khi thiếu đơn đặt hàng thì chỉ sản xuất cầm chừng.
    Cũng bởi vậy mà các hộ vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp mà chưa hoàn toàn
    tập chung sản xuất bánh đa, mặc dù sản xuất bánh đa có hiệu quả kinh tế hơn hẳn
    so với làm nông nghiệp.
    - Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa tại
    địa phương đã thu được những kết quả như sau: yếu tố thị trường có sự tác động
    quan trong hơn cả đối với sự phát triển làng nghề ngoài ra còn chịu ảnh hưởng
    của một số yếu tố khác như: vốn, lao động đất đai, thời tiết, hình thức sản xuất,
    quá trình đô thị hoá.
    * Những phương hướng cho phát triển nghề làm bánh đa của xã Dĩnh Kế
    Căn cứ dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Phương hướng
    để phát triển là:
    - Tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
    - Chú ý quan tâm tới mẫu mã, nhãn hiệu và đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn
    thực phẩm.
    - Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật kết hợp với tay nghề của người thợ để đạt
    hiệu quả cao trong sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
    4- Chính quyền địa phương có các giải pháp về tín dụng hỗ trợ vốn để sản
    xuất hoặc hỗ trợ các hộ tiếp cận với vốn vay có lãi suất thấp.
    * Căn cứ đề xuất giải pháp: Căn cứ vào các chính sách phát triển ngành
    nghề nông thôn của nhà nước và địa phương, đặc biệt căn cứ chủ yếu vào thực
    trạng phát triển của nghề làm bánh đa xã Dĩnh Kế cụ thể là những yếu tố ảnh
    hưởng và khó khăn đang tồn tại hiện nay.
    * Giải pháp phát triển nghề làm bánh đa của xã Dĩnh Kế
    - Giải pháp chung
    + Về vốn: huy động vốn nhàn rỗi trong dân để tạo quỹ cho các hộ sản xuất
    vay vốn, hướng dẫn các hộ xây dựng kế hoạch kinh doanh và làm thủ tục vay
    vốn ngân hàng.
    + Về thị trường: Đầu tư nhiều hơn cho khâu tiêu thụ tiếp thị sản phẩm, tìm
    kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới trong và ngoài tỉnh.
    + Về lao động: Thực hiện dạy nghề, truyền nghề để có thêm nhiều lao
    động đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất .
    - Giải pháp cho từng nhóm hộ: Đối với nhóm hộ quy mô lớn cần tập
    chung phát triển mở rộng thị trường, cùng liên kết với nhau để giới thiệu sản
    phẩm, lưu ý tới nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm. Đối với hộ quy mô trung bình
    và quy mô nhỏ cần đầu tư vốn mở rộng sản xuất hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về hị
    trường đầu vào.
    5MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG .7
    3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Dĩnh Kế qua
    các năm .40
    46
    6
    vDANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2007 - 2009 Error:
    Reference source not found
    Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về tình hình số hộ và lao động của xã Dĩnh Kế
    (2007- 2009) Error: Reference source not found
    Bảng 4.1 Tình hình nhân khẩu, lao động, đất đai và trình độ văn hoá của
    chủ hộ Error: Reference source not found
    Bảng 4.2 Tình hình vốn sản xuất của hộ . Error: Reference source not found
    Bảng 4.3 Tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ . Error: Reference source not found
    Bảng 4.4 Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của hộ . Error: Reference source
    not found
    Bảng 4.5 Chi phí bình quân cho 100 chiếc bánh đa Error: Reference source not
    found
    Bảng 4.6 Chi phí bình quân của các nhóm hộ . Error: Reference source not
    found
    Bảng 4.7 Kết quả sản xuất kinh doanh bánh đa của hộ (tính cho 1 ngày)
    . Error: Reference source not found
    Bảng 4.8 Cơ cấu thu nhập của hộ (trong 1 năm) Error: Reference source not
    found
    Bảng 4.9 Hiệu quả sản xuất bánh đa theo quy mô sản xuất (tính bình quân
    cho các nhóm hộ) . Error: Reference source not found
    Bảng 4.10 Nhu cầu về vốn của các nhóm hộ . Error: Reference source not found
    Bảng 4.11 Các khách hàng mua bánh đa chủ yếu của hộ Error: Reference
    source not found
    7Bảng 4.12 Số hộ làm bánh đa và làm mì trong 3 năm (2007- 2009) . Error:
    Reference source not found
    Bảng 4.13 Phân tích SWOT Error: Reference source not found
    8
    viDANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ bánh đa của xã Dĩnh Kế Error: Reference source not
    found
    Sơ đồ 4.2 Sơ đồ chung các yếu tố tác động tới kết quả và hiệu quả sản xuất
    . Error: Reference source not found
    Sơ đồ 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa xã Dĩnh Kế
    56
    Sơ đồ 4.4 Kênh cung cấp đầu vào chính cho các hộ sản xuất Error: Reference
    source not found
    9
    viiDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    BQ Bình quân
    CN – TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
    CN – TTCN – TMDV Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp- Thương
    mại dịch vụ
    CN – TTCN – XD Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp- Xây
    dựng
    CNH – HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
    CNNT Công nghiệp nông thôn
    ĐTH – HĐH Đô thị hoá- Hiện đại hoá
    NNNT Ngành nghề nông thôn
    QMN Quy mô nhỏ
    QML Quy mô lớn
    QMTB Quy mô trung bình
    TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    TP Thành phố
    SXNN Sản xuất nông nghiệp
    UBND Uỷ ban nhân dân
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngành nghề truyền thống và sản phẩm của nó tạo nên bản sắc của mỗi nền
    kinh tế. Không nền kinh tế nào không có bản sắc riêng, giữ gìn, kế thừa cả về
    kinh tế, xã hội, văn hoá. Do những quy định về kinh tế, xã hội, tâm lý, tập quán
    và những điều kiện tự nhiên ở nông thôn Việt Nam đã tồn tại những làng nghề
    10truyền thống với bề dày lịch sử với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng bởi tính độc
    đáo và độ tinh xảo.(Trần Minh Yến, 2005).
    Trong thời gian chiến tranh và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp các làng
    nghề truyền thống ít được chú ý giữ gìn và phát triển, có nhiều làng nghề không
    phát triển được, bị mai một và dần chuyển sang sản xuất thuần nông hay chuyển
    sang một nghề khác hoàn toàn mới. Từ năm 1986 đến nay cùng với qua trình đổi
    mới kinh tế các làng nghề truyền thống dần được phục hồi mở rộng và phát triển
    do vậy ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong phát triển kinh tế đất
    nước. Đó là sự đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
    và cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời góp phần làm thay đổi bộ mặt
    nông thôn duy trì bản sắc văn hoá dân tộc. Trong lịch sử lâu dài, trong hiện tại
    cũng như trong tương lai, các làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng
    đối với đời sống kinh tế ở nông thôn. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
    sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn theo định hướng
    CNH- HĐH.
    Bắc Giang hiện có 33 làng nghề với trên 6400 hộ tham gia, chiếm 65%
    tổng số hộ trong tỉnh, thu hút gần 21 ngàn lao động tham gia. Thu nhập từ các
    làng nghề tại các làng chiếm 80% tổng thu nhập. Ngoài các nghề truyền thống,
    một số đị phương đã phát triển ngành nghề mới như tre chắp sơn mài, thêu ren,
    sản xuất tăm lụa, chạm khắc đá (Nguyễn Thị Yên, 2007).
    Nghề làm bánh đa đã xuất hiện và được các hộ nông dân ở đây sản xuất từ
    lâu đời. Bánh đa Kế của làng Dĩnh Kế (Bắc Giang) nổi tiếng là đặc sản vùng
    sông Thương. Chiếc bánh to, dầy, vàng ruộm, thơm lừng bởi những hạt vừng
    phủ trên mặt, bùi bùi, ngọt nhẹ, không chỉ là món quà quê được nhiều người ưa
    thích mà bánh đa Kế còn nổi tiếng với bạn bè ngoài nước: Nga, Singapore.
    Nghề làm bánh đa cũng đã mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân.
    11Việc duy trì, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống được chính quyền địa phương
    hết sức quan tâm bởi nó còn tạo việc làm và thu nhập cho các hộ nông dân.
    Trước nhu cầu phát triển ngành nghề của các hộ nông dân, từng bước góp phần
    CNH- HĐH nông thôn thì cần đưa ra những giải pháp thúc đẩy ngành nghề nông
    thôn phát triển, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng
    bền vững. Tuy nhiên quá trình phát triển làng nghề ở địa phương cũng gặp một
    số khó khăn về thị trường, vốn sản xuất Ngoài ra còn chịu tác động của quá
    trình đô thị hóa mở rộng thành phố ở Bắc Giang.
    Trước những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát
    triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang”.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu nghề làm bánh đa ở địa phương, hoạt động của các hộ làm nghề
    trong xã. Tìm hiểu thực trạng sản xuất và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
    triển làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề ở địa phương.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Hệ thống hoá cơ sở lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống và phát
    triển làng nghề.
    Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ của các hộ làm bánh đa ở xã Dĩnh
    Kế, thành phố Bắc Giang trong thời gian qua.
    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa ở xã
    Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
    Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế,
    thành phố Bắc Giang.
    1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    12Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động ngành nghề của các hộ nông dân
    với chủ thể là các hộ nông dân làm bánh đa.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu phát triển nghề làm bánh đa ở
    lĩnh vực kinh tế, hiệu quả kinh tế của các hộ làm nghề.
    Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Dĩnh Kế, TP
    Bắc Giang.
    Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 12/ 01/ 2010 Đến
    10/ 05/ 2010.
    1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Quá trình phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế những năm qua như
    thế nào?
    - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các hộ làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế
    như thế nào?
    - Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh
    Kế?
    + Số lao động trong ngành nghề biến động như thế nào trước và sau khi
    diễn ra quá trình đô thị hoá.
    + Địa phương đã có những chính sách nào phát triển làng nghề ? Nó tác
    động tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các hộ làm nghề như thế nào?
    + Các hộ làm nghề huy động vốn sản xuất từ đâu? Có những thuận lợi và
    khó khăn gì?
    + Bánh đa được tiêu thụ ở những thị trường nào?
    + Hình thức tổ chức sản xuất của làng nghề như thế nào? Ảnh hưởng như
    thế nào tới sản xuất ?
    13- Những giải pháp nào cần đưa ra để phát triển nghề làm bánh đa ở xã
    Dĩnh Kế?
     
Đang tải...