Thạc Sĩ Giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG MỘT. VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

    1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY: 3
    1.1.1. Lịch sử hình thành 3
    1.1.2. Nguyên vật liệu và công nghệ, quy trình sản xuất giấy 4
    1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIẤY TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN . 6
    1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
    THẾ GIỚI . 10
    1.3.1. Trung Quốc . 10
    1.3.2. Indonesia 12
    1.3.3. Nhật Bản 13

    CHƯƠNG HAI. THỰC TRẠNG NGÀNH GIẤY VIỆT NAM

    2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM . 14
    2.1.1. Giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam . 14
    2.1.2. Sản lượng và mức tăng trưởng của ngành giấy giai đoạn 1998 – 2003 . 16
    2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH
    GIẤY VIỆT NAM 18
    2.2.1. Nguyên liệu và vùng nguyên liệu 18
    2.2.2. Công nghệ và máy móc thiết bị . 23
    2.2.3. Lao động . 25
    2.2.4. Vốn và đầu tư xây dựng cơ bản phát triển ngành giấy 26
    2.2.5. Thị trường . 28
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM 32
    2.3.1. Ưu điểm 32
    2.3.2. Hạn chế 34

    CHƯƠNG BA MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY VIỆT NAM

    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY VIỆT NAM . 36
    3.1.1. Quan điểm phát triển ngành giấy Việt Nam 36
    3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành giấy Việt Nam . 37
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH GIẤY VIỆT NAM . 38
    3.2.1. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để góp phần ổn định sản xuất và
    nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 38
    3.2.2. Cải tiến máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất . 42
    3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực ngành giấy . 44
    3.2.4. Lên dự toán chi tiết và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản
    phát triển ngành giấy . 45
    3.2.5. Phát triển thị trường, hoàn thiện hoạt động marketing và xây dựng chiến lược
    phát triển sản phẩm 49
    3.3. KIẾN NGHỊ . 53
    3.3.1. Về nguyên liệu . 53
    3.3.2. Về khoa học công nghệ 54
    3.3.3. Về vốn và đầu tư xây dựng cơ bản 54
    3.3.4. Về cơ chế chính sách nói chung . 55
    3.3.5. Về Hiệp hội ngành giấy Việt Nam 55

    KẾT LUẬN . 56
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI MỞ ĐẦU


    Từ rất lâu đời, con người đã có nhu cầu ghi chép lại những sự vật, sự kiện
    đã xảy ra trong đời sống. Qua quá trình phát triển của xã hội loài người, giấy đã trở
    thành một thứ không thể thiếu trong việc ghi chép thay cho các vật dùng được dùng
    trước đó như tre, da thú và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội ngày
    nay, mặc cho sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, trong đó có công
    nghệ thông tin. Có thể nói, ngành giấy có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã
    hội nói chung và nền kinh tế của một quốc gia nói riêng.
    Hiện nay, ngành giấy Việt Nam đang dần dần lớn mạnh, góp phần vào sự
    phát triển kinh tế xã hội nước ta. Tuy vậy trong khoảng thời gian gần đây, khi nền
    kinh tế phát triển với tốc độ cao, ngành giấy đã bộc lộ rõ những yếu kém của mình
    như nguyên liệu cho sản xuất giấy mất cân đối giữa cung và cầu, dẫn đến việc phải
    nhập khẩu ngày càng nhiều, làm lãng phí nguồn ngoại tệ của quốc gia; máy móc
    thiết bị ngành giấy thì quá lạc hậu làm năng suất thấp, hao phí nguyên vật liệu cao
    dẫn đến sản phẩm giấy Việt Nam kém sức cạnh tranh
    Nếu so sánh với quy mô các nước trong khu vực thì ngành giấy nước ta còn
    quá nhỏ bé và chưa phát triển hết tiềm năng. Trong tương lai, nếu được quan tâm
    và có chính sách phát triển đúng đắn thì đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn tạo
    nguồn thu ngoại tệ đáng kể phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
    của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển khả thi cho
    ngành giấy Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết.

    Mục đích nghiên cứu của luận văn là tiếp cận thực trạng chung của ngành
    giấy Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp trọng yếu cho sự phát triển ngành giấy
    trong thời gian sắp tới.
    Luận văn áp dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
    pháp chuyên gia, phương pháp thống kê và phương pháp dự báo để tiếp cận mục
    tiêu nghiên cứu.

    Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng của ngành giấy
    Việt Nam trên hai phương diện sản xuất bột giấy nguyên liệu và sản xuất giấy nói
    chung, trong đó, tập trung phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển
    của ngành giấy như nguyên liệu và vùng nguyên liệu; công nghệ và máy móc thiết
    bị; lao động; vốn và đầu tư cơ bản phát triển ngành giấy; và thị trường.
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận
    văn bao gồm ba chương:

    Chương một: Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế quốc dân
    Chương hai: Thực trạng ngành giấy Việt Nam
    Chương ba: Một số giải pháp phát triển ngành giấy Việt Nam

    Vì trình độ và thời gian thực hiện có hạn, luận văn không thể tránh được các
    thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn để
    nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...