Thạc Sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh hậu giang đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH . 5
    1.1 Du lịch và vai trò của phát triển du lịch trong sự phát triển . 5
    1.1.1 Du lịch . 5
    1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển du lịch 6
    1.1.3 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội 10
    1.2 Vai trò, vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 12
    1.2.1 Khách du lịch . 12
    1.2.2 Thu nhập xã hội từ du lịch . 12
    1.2.3 Hiệu quả kinh tế . 13
    1.2.4 Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển . 13
    1.3 Quan điểm về phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới 14
    1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt
    Nam 14
    1.4.1 Những thuận lợi . 14
    1.4.2 Những khó khăn 15
    1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các nước . 17
    1.5.1 Kinh nghiệm của Singapore . 18
    1.5.2 Kinh nghiệm của Malayxia 19
    1.5.3 Kinh nghiệm của Italia . 20
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 22
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH HẬU GIANG . 23
    2.1 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang . 23
    2.2 Thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Hậu Giang . 25
    v
    2.2.1 Tài nguyên du lịch . 25
    2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên . 25
    2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn . 26
    2.2.2 Chính sách phát triển du lịch 27
    2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch . 28
    2.2.3.1 Cơ sở lưu trú du lịch . 28
    2.2.3.2 Các cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí . 29
    2.2.3.3 Các phương tiện vận chuyển . 30
    2.2.4 Cơ sở hạ tầng . 30
    2.2.5 Nguồn nhân lực ngành du lịch . 30
    2.2.6 Sản phẩm du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch 32
    2.2.7. Đầu tư phát triển du lịch . 34
    2.2.8 Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Hậu Giang . 35
    2.2.8.1 Khách du lịch 35
    2.2.8.2 Thu nhập du lịch . 37
    2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Hậu Giang 38
    2.3.1 Những thành tựu đạt được . 38
    2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân . 40
    2.3.2.1 Hạn chế . 40
    2.3.2.2 Nguyên nhân . 40
    2.4 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ngành du lịch Hậu
    Giang 42
    2.4.1 Điểm mạnh 42
    2.4.2 Điểm yếu . 42
    2.4.3 Cơ hội 44
    2.4.4 Thách thức . 45
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 47
    Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH HẬU GIANG
    ĐẾN NĂM 2020 48
    3.1 Quan điểm phát triển du lịch . 48
    3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta . 48
    vi
    3.1.2 Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang 49
    3.1.2.1 Quan điểm trước mắt 49
    3.1.2.2 Quan điểm lâu dài . 50
    3.2 Giải pháp phát triển du lịch tại tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 50
    3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch 50
    3.2.2 Công tác quy hoạch . 51
    3.2.2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 51
    3.2.2.2 Chính sách phát triển du lịch . 52
    3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực . 53
    3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 55
    3.2.5 Tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng và du lịch . 56
    3.2.6 Quản lý nhà nước về du lịch 58
    3.2.7 Chính sách tài chính và thuế 59
    3.2.8 Đầu tư và thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch 60
    3.2.9 Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch 61
    3.2.10 Hợp tác phát triển 63
    3.2.11 Ứng dụng khoa học công nghệ . 63
    3.2.12 Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch đối với tỉnh đến năm
    2020 . 64
    3.3 Một số kiến nghị . 65
    3.3.1 Đối với Trung ương . 65
    3.3.2 Đối với UBND tỉnh Hậu Giang 66
    3.3.3. Đối với sở Văn Hoá -Thể Thao và DuLịch 67
    3.3.4. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch trong nước 67
    3.3.5 Đối với người dân địa phương . 68
    KẾT LUẬN 69
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
    PHỤ LỤC 73
    Phụ lục 1 73
    Phụ lục 2 76
    Phụ lục 3 78

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Du lịch ngày càng trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, là “con gà đẻ quả trứng
    vàng”vì hoạt động du lịch không những ngày càng góp phần mang lại lợi ích kinh tế
    to lớn cho đất nước mà còn đem lại hiệu quả tích cực cho xã hội.
    Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của
    các cấp lãnh đạo địa phương, du lịch Hậu Giang đã có những bước phát triển nhanh
    chóng, đóng góp không nhỏ đối vớisự phát triển kinh tế -xã hội, chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, du lịch Hậu Giang còn vẫncòn nhiều hạn chế, bấtcậpnên
    chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, du lịch chưa thu hút mạnh các nguồn
    lực nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao giữa các
    tỉnh trong khu vực và cả nước.
    Hậu Giang là tỉnh được chia tách từ tỉnh Cần Thơ(cũ) từ đầu năm 2004 thuộc
    tiểu vùng du lịch đồng bằng sông Cửu Long, là địa phươngcó nhiều tiềm năng phát
    triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn.
    Hậu Giang có vị trí vệ tinh trong khu vựcvà chịu ảnh hưởng lớn của du lịch
    thành phố Cần Thơ, là một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam bộ,
    đóng vai trò quan trọng đối với du lịch cả nước.
    Từ năm 2004 đến nay, kinh tế xã hội của tỉnh đã có sự phát triển tương đối
    nhanh và ổn định. Trong đó, cơsở vật chất,hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch được chú
    trọng và không ngừng phát triển. Tuy nhiên ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang là lĩnh
    vựckinh tế còn khá non trẻ, đóng góp kinh tế chung chotỉnh còn khá khiêm tốn. Để
    tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Hậu Giang phát triển sánh bước cùng các tỉnh
    trongkhu vực và cả nước, đồng thời phát huy thế mạnhvới các tiềm năng sẵn có thì
    việc nghiên cứu thực trạng, rút ra những việc làm được và những yếu kém, đề xuất
    những giải pháp để đẩy mạnh du lịch phát triển bền vững là vấn đề hết sứccần thiết.
    Xuất phát từ những quan điểm nhận thức trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
    “Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giangđến năm 2020”. Tác giảhy
    vọng việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển
    ngành du lịch Hậu Giang.
    2
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những năm gần đây có nhiều đề tài của các tác giả đi vào nghiên cứu về
    lĩnh vực du lịch ở các góc độ khác nhau, như:
    Đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa”
    của tác giả Trần Sơn Hải, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, năm 2005. Đối
    tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là nguồn nhân lực du lịch, tác giả tham khảo
    đề tài này để làm phong phú thêm luận văn, nhất là ở giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
    du lịch.
    Đề tài “Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Thanh
    Vĩnh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, năm 2007. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các
    giải pháp phát triển du lịch, tác giả tham khảo đề tài này nhằm vận dụng một số giải
    pháp phát triển du lịch tại tỉnh Hậu Giang.
    Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh HậuGiang” của tác giả
    Hồ Ngọc Tú Anh, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, năm 2009. Đề tài này
    nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý nhà nước về du lịch nói chung và quản lý nhà
    nước về du lịch tại tỉnh Hậu Giang nói riêng, là tài liệu tham khảo phong phú khi tác
    giả nghiên cứu các giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang trong đó có giải pháp
    quản lý nhà nước về du lịch.
    Các bài viết, tạpchí chuyên ngành du lịch có liên quan đến du lịch ở các địa
    phương trong cả nước.
    Những đề tài, công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận,
    quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và thực trạng du lịch của các
    địa phươngtrong thời gian qua.Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đi vào
    nghiên cứu du lịch ở tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu
    của các nhà khoa học đi trước, tác giả của luận văn mong muốn góp phần vào việc giải
    bài toán làm cho ngành du lịch Hậu Giang phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao trong
    những năm tới.
    3
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    3.1 Mục tiêu tổng quát
    Nhằm phát triển du lịch ngang tầm với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của vùng,
    góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -xã hội. Phấn đấu trong thời gian tới, du
    lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và Hậu Giang trở thành địa bàn động lực để
    đẩy mạnh phát triển du lịch của vùng.
    3.2 Mục tiêu cụ thể
    Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang
    trong thời gian qua, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp phát triển ngànhdu
    lịch Hậu Giang đến năm 2020, tác giả hy vọng đề tài sẽ là luận cứ khoa học làm cơ sở
    cho các cấp Đảng và chính quyền của tỉnh trong việc quy hoạch, phát triển du lịch Hậu
    Giang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa -hiện đại hóa.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được những mục tiêuđặt ra, luận văn tập trung hoàn thành những nhiệm
    vụ chủ yếu sau đây:
    -Hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về du lịch.
    -Thu thập, nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Hậu
    Giang.
    -Đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch tại tỉnh Hậu Giang.
    5. Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu thực trạng du lịch của Tỉnh trong những năm qua và đưa
    ra những quan điểm, những giải pháp để phát triểnngành du lịch Hậu Giang đến năm
    2020.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Trong khuôn khổ của luận văn cao học, tác giả giới hạn chỉ đi vàonghiên cứu
    những nội dung trong lĩnh vực du lịch để đưa ra những quan điểm và những giải pháp
    phát triển ngànhdu lịch Hậu Giang đến năm 2020.
    Về không gian, tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu
    Giang.
    4
    Về thời gian, tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt độngdu lịch của Tỉnh từ năm
    2005 - 2011, trên cơ sở đó đề xuất những quanđiểm và giải pháp để ngành du lịch Hậu
    Giang phát triển đến năm 2020.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp thống
    kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Ngoài ra,
    luận văn còn áp dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để đảm bảo cho các đánh giá
    tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp đòi
    hỏi có sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan.
    8. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    -Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là cơ sở cho việc tham khảo của các
    nhà quản lý nhà nước về du lịch cũng như nhà quản lý du lịch.
    -Luận văn hoàn thành có ý nghĩa thực tiễn nhất định, là luận cứ khoa học làm
    cơ sở cho các cấp lãnh đạo của tỉnh hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển
    ngành du lịch Hậu Giang trong thời kỳ đổi mới.
    -Luận văn có tác dụng hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh
    Hậu Giang thông qua các giải pháp được đề xuất. Từ đó, tạo điều kiện cho các hoạt
    động du lịch phát triển nhanh và ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia kinh doanh
    vào lĩnh vực du lịch.
    9. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    chính của luận văn được chia thành 3 chương:
    -Chương 1. Những lý luận chung về du lịch.
    -Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Hậu Giang.
    -Chương 3. Giải pháp để phát triển du lịch tại tỉnh Hậu Giang.
    5
    Chương 1
    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
    1.1 Du lịch và vai trò của phát triển du lịch trong sự phát triển
    1.1.1 Du lịch
    Trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch:
    Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
    Official Travell OragnizationUIOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
    một nước khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
    làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
    Tại hội nghị liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma -Italia (21/8 -5/9/1963),
    các chuyên giađưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp mối quan hệ, hiện
    tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
    hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích
    hòa bình. Nói họ đến lưutrú không phải là nơi làm việc của họ.
    Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt
    quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở,
    lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
    Theo I.I.Pirôgionic, 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
    thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
    xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
    nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
    tế văn hóa.
    Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
    những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước
    này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
    Theo Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
    14/06/2005 tại văn bản 44/2005/QH11 có hiệu lực ngày 01/01/2006: Du lịch là các
    hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
    của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
    khoảng thời gian nhất định.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ IX,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    2. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ X,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 40/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về
    việc kiện toàn Ban chỉ đạo Nhànước về du lịch.
    4. Tổng cục du lịch (2001), Báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển du lịch bền
    vững ở Việt Nam 2001-2010.
    5. Tổng cục du lịch (2001), Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở
    Việt Nam (Báo cáo tóm tắt quy hoạch và chương trình hành động).
    6. Tổng cục du lịch (2005), Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, Hà Nội.
    7. Tổng cục du lịch (2008), Tài liệu hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch.
    8. Tổng cục du lịch (2009), Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
    đến 2020.
    9. Tổng cục du lịch (2009), Tài liệu Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện chiến
    lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
    10. Tỉnh ủy Hậu Giang, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ XI (nhiệm
    kỳ 2005-2010).
    11. UBND tỉnh Hậu Giang (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
    tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.
    12. UBNB tỉnh Hậu Giang (2008), Báo cáo tình hình kinh tế -xã hội 5 năm sau
    khi thành lập tỉnh theo Nghị quyết Quốc hội (2004-2008).
    13. UBND tỉnh Hậu Giang (2008), Hậu Giang -Điểm đến của các nhà đầu tư.
    14. UBND tỉnh Hậu Giang, Quyết định số 1614/QĐ-UBND về việc ban hành
    Chương trình xúc tiến du lịch năm 2009 -2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
    15. Sở Du lịch Cần Thơ (2003), Tiềm năng phát triển du lịch ĐBSCL và cơ hội
    đầu tư.
    72
    16. Sở Thương mại -Du lịch tỉnh Hậu Giang (2007), Quy hoạch tổng thể phát
    triển du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2015 và tầm nhìn đến 2020.
    17. Sở Thương mại -Du lịch tỉnh Hậu Giang, Báo cáo tổng kết ngành Thương
    mại -Du lịch Hậu Giang năm 2005-2008.
    18. Sở CôngThương tỉnh Hậu Giang (2009), Phát triển du lịch gắn với xoá đói
    giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang.
    19. Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Hậu Giang, Báo cáo tổng kết ngành
    Văn hóa, Thể thao và Du lịchnăm 2009 -2011.
    20. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa Thông tin.
    21. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Lưu hành nội bộ.
    22. Đổng Ngọc Minh-Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học,
    NXB Trẻ.
    23. Huỳnh Công Minh Trường (2000), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch
    tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước.
    24. Trần Sơn Hải (2005), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
    tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công.
    25. Nguyễn Thanh Vĩnh (2007), Phát triển du lịch Lâm đồng đến năm 2020,
    Luận văn thạc sĩ kinh tế.
    26. Hồ Ngọc Tú Anh (2009), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh
    Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công.
    27. PGS.TS.Mai Văn Nam, ThS.Châu Thị Lệ Duyên, Giải pháp phát triển du
    lịch Hậu Giang.
    28. Nguyễn Minh Nhật, Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch
    sinh thái Hậu Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...