Thạc Sĩ Giải pháp phát triển một số nông sản phẩm chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Dũng, tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Giải pháp phát triển một số nông sản phẩm chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các từ viết tắt v
    Danh mục các các bảng vi
    1. MỞ ðẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu2
    2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN4
    2.1 Cơ sở lý luận về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo
    hướng sản xuất hàng hoá 4
    2.3 Một số nghiên cứu liên quan tới ñề tài45
    3.1 ðặc ñiểm của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang49
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 57
    3.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích61
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN63
    4.1 Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
    hàng hóa huyện Yên Dũng 63
    4.2 Thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm và khoai tây theo hướng
    sản xuất hàng hóa huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang69
    4.2.1 Khái quát các hộ ñiều tra 69
    4.2.2 Thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm theohướng sản xuất
    hàng hóa huyện Yên Dũng 71
    4.2.3 Thực trạng phát triển sản xuất khoai tây theo hướng sản xuất
    hàng hóa huyện Yên Dũng 90
    4.2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hướng tới phát triển sản xuất lúa thơm
    và khoai tây theo hướng sản xuất hàng hóa huyện YênDũng103
    4.2.5 ðánh giá chung về thực trạng phát triển một số nông sản phẩm
    chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Yên Dũng111
    4.3 ðịnh hướng và giải pháp phát triển sản xuất lúa thơm và khoai
    tây theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Yên Dũng ñến năm
    2015 và 2020 112
    4.3.1 Cơ sở ñịnh hướng 112
    4.3.2 Một số quan ñiểm chủ yếu115
    4.3.3 ðịnh hướng giải pháp 115
    4.3.4 Giải pháp 116
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ129
    5.1 Kết luận 129
    5.2 Kiến nghị 130
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

    1. MỞ ðẦU
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc “ðổi mới”,Việt Nam từ một
    nước tự cung tự cấp ñã tiến lên sản xuất hàng hóa. Ngành nông nghiệp luôn giữ một
    vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chínhvì vậy cần có sự quan tâm và
    ñầu tư thích ñáng tới ngành sản xuất vật chất này.
    ðảng và nhà nước ta ñã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thúc ñẩy
    chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn, ñặc biệt là khi Việt Nam ñã tham gia
    AFTA, APEC, gia nhập WTO. Nông nghiệp nước ta có thế mạnh về ñất ñai, lao
    ñộng và có khả năng ña dạng hóa sản phẩm, nhưng có yếu ñiểm về cơ sở vật chất
    kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến,kinh nghiệm thương trường,
    trình ñộ tổ chức quản lý Những hạn chế ñó làm cho chất lượng sản phẩm còn
    thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp, tính cạnh tranh chưa cao. ðể ñáp ứng
    nhu cầu hội nhập và giữ ñược thị trường trong nước,việc lựa chọn phát triển nông
    nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là hoàn toàn ñúng ñắn và phù hợp.
    Trong những năm qua, chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá của tỉnh
    Bắc Giang ñã ñược quan tâm triển khai thực hiện ñạtnhiều kết quả nổi bật. Tiềm
    năng ñất ñai, lao ñộng, vốn trong dân cư ñược huy ñộng, khai thác triệt ñể và phát
    huy hiệu quả. Nhiều chỉ tiêu trong lĩnh vực nông nghiệp ñề ra ñến năm 2010 ñã
    hoàn thành và vượt kế hoạch. Bắc Giang ñã hình thành một số vùng sản xuất nông
    nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao,nông sản gắn với ñịa danh tạo
    dấu ấn trong khu vực, trong nước và vươn ra thị trường thế giới như vùng vải thiều
    Lục Ngạn, gà ñồi Yên Thế, lúa thơm Yên Dũng, rau chế biến, lạc giống ðặc biệt,
    chăn nuôi có bước tiến vượt bậc. Số lượng gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh
    chăn nuôi dẫn ñầu cả nước. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông
    nghiệp ñạt 48,7%, vượt 3,7% so với mục tiêu ñề ra. Thành công của chương trình
    ñã góp phần tích cực xoá ñói giảm nghèo và ñóng gópcho sự nghiệp xây dựng nông
    thôn mới văn minh, hiện ñại.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    Trên tinh thần ñó, huyện Yên Dũng với truyền thống sản xuất nông nghiệp
    cũng ñã chú trọng ñến phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong số các nông
    sản phẩm của ñịa phương, một số cây trồng, vật nuôicó năng suất và sản lượng cao,
    có tiềm năng ñể tiến lên sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và ñem lại hiệu quả kinh
    tế cao.
    Xuất phát từ các lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: "Giải
    pháp phát triển một số nông sản phẩm chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa ở
    huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vềphát triển nông nghiệp
    theo hướng sản xuất hàng hóa, ñánh giá thực trạng phát triển một số nông sản phẩm
    chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Yên Dũng, từ ñó ñề xuất giải pháp
    phát triển các nông sản phẩm này theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Dũng,
    tỉnh Bắc Giang.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
    theo hướng sản xuất hàng hóa;
    - ðánh giá thực trạng phát triển một số nông sản phẩm chủ yếu theo hướng
    sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang;
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển mộtsố nông sản phẩm chủ
    yếu theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang;
    - ðề xuất giải pháp nhằm phát triển một số nông sảnphẩm chủ yếu theo
    hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * ðối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các tác nhân có liên quan tới sản xuất
    nông sản phẩm chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa.Cụ thể là nhà nông, người
    thu gom, chế biến, người tiêu thụ. Ngoài ra, ñề tàicòn nghiên cứu các tác nhân khác
    có liên quan ñến phát triển một số nông sản chủ yếutheo hướng sản xuất hàng hóa
    như nhà khoa học, doanh nghiệp, ngân hàng, chính quyền ñịa phương.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    * Phạm vi nghiên cứu:
    - Về nội dung: ðề tài tập trung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo
    hướng sản xuất hàng hóa ñối với cây lúa thơm và khoai tây, là hai sản phẩm hàng
    hóa chính của huyện; phân tích thực trạng sản xuất,chế biến, tiêu thụ các mặt hàng
    này trên cơ sở chuỗi giá trị hàng hóa nông sản ñó, chú trọng tới vấn ñề quy hoạch
    và ñầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hàng hóa.
    - Về không gian: Nghiên cứu trên ñịa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
    - Về thời gian: Các tư liệu tổng quan thu thập từ các tài liệu ñã công bố
    trong giai ñoạn từ năm 2005 - 2010, số liệu ñiều tra hiện trạng chủ yếu thu thập
    năm 2010.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
    2.1 Cơ sở lý luận về nông nghiệp và phát triển nôngnghiệp theo hướng sản
    xuất hàng hoá
    2.1.1 Vị trí và ñặc ñiểm của nông nghiệp
    2.1.1.1 Vị trí của nông nghiệp
    a. Khái niệm
    Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn
    nuôi và ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành
    lâm nghiệp và ngành thuỷ sản.
    Theo ðỗ Kim Chung (2009), nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản
    của xã hội, cung cấp sản phẩm cho con người và là nguyên liệu cho công nghiệp,
    lực lượng lao ñộng cho các ngành kinh tế khác và làthị trường tiêu thụ của các sản
    phẩm ñược sản xuất ra ở các ngành phi nông nghiệp. Nông nghiệp liên quan ñến
    nhiều ngành khoa học kỹ thuật sinh học như: sinh học, công nghệ sinh học, ñất,
    nông hóa thổ nhưỡng, giống, sinh lý và di truyền, công nghệ sau thu hoạch.
    b. Vị trí
    Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
    quốc dân của bất kỳ quốc gia nào. Nó không chỉ là một ngành kinh tế ñơn thuần mà
    còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật.
    Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu củanền kinh tế cung cấp
    những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con
    người. Lương thực, thực phẩm là yếu tố ñầu tiên, cótính chất quyết ñịnh sự tồn tại
    phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của ñất nước và không thể thay
    thế ñược. Xã hội càng phát triển, ñời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu của
    con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càngtăng về số lượng, chất lượng
    và chủng loại. Nếu không ñảm bảo an ninh lương thựcthì khó có sự ổn ñịnh chính
    trị và thiếu sự ñảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển thì sẽ khó thu hút
    ñược ñầu tư ñể phát triển bền vững, lâu dài.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố ñầu vào
    cho phát triển các ngành công nghiệp, ñặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực
    thực phẩm. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng
    lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị
    trường. Xã hội càng phát triển, thực phẩm nông sản ngày càng ña dạng, càng ñòi hỏi
    phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Quy mô, chất
    lượng, thời ñiểm cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp quyết ñịnh nhiều ñến dự phát
    triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
    Ở những nước trong giai ñoạn ñầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện ñại
    hóa, nông nghiệp còn tạo ra nguồn thu nhập về ngoạitệ. Tùy theo lợi thế so sánh
    của mỗi nước mà có thể xuất khẩu nông sản thu ngoạitệ hay trao ñổi lấy sản phẩm
    công nghiệp ñể ñầu tư lại vào nông nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế. Các
    loại nông lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các sản phẩm
    công nghiệp. Vì thế ở các nước ñang phát triển, nguồn xuất khẩu ñể có ngoại tệ chủ
    yếu dựa vào các loại nông lâm thuỷ sản. Xu hướng chung ở các nước trong quá
    trình công nghiệp hoá, ở giai ñoạn ñầu, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chiếm
    tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng ñó sẽ giảm dần cùng với sự
    phát triển cao của nền kinh tế.
    Nông nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong nước và quốc
    tế. Bên cạnh ñó còn cung cấp các yếu tố sản xuất khác như vốn, lao ñộng cho các
    ngành kinh tế khác.
    + Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp vốn lớnnhất cho sự phát triển
    kinh tế, trong ñó có công nghiệp. Nguồn vốn từ nôngnghiệp có thể ñược tạo ra từ
    thuế nông nghiệp, tiết kiệm của nông dân ñầu tư vàocác hoạt ñộng phi nông
    nghiệp, ngoại tệ thu ñược do xuất khẩu nông sản Những ñiển hình thành công về
    sự phát triển ở nhiều nước ñều ñã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp ñể ñầu tư cho
    công nghiệp. Ngoài ra cần phải khai thác các nguồn khác một cách hợp lý, không
    nên cường ñiệu quá vai trò của vốn tích luỹ trong nông nghiệp.
    + Khu vực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dựtrữ nhân lực dồi dào
    cho phát triển công nghiệp và ñô thị. Quá trình công nghiệp hoá và ñô thị hoá, một
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao ñộng, mặt khác nhờ ñómà năng suất lao ñộng nông
    nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao ñộng từ nông nghiệp ñược giải phóng
    ngày càng nhiều. Số lao ñộng này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp
    và ñô thị. ðó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công
    nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước.
    Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của
    công nghiệp và dịch vụ. Ở hầu hết các nước ñang phát triển, sản phẩm công nghiệp
    bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất ñược tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị
    trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay ñổi
    về cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác ñộng trực tiếp ñến sản lượng
    ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho
    dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản
    phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc ñẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Vì
    thế nông nghiệp là một trong những nhân tố ñảm bảo cho các ngành công nghiệp
    khác như công nghiệp hóa học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch
    vụ sản xuất và ñời sống phát triển. Sự phát triển ổn ñịnh của nông nghiệp ñòi hỏi
    phải cung cấp ổn ñịnh về vật tư phân bón, thuốc bảovệ thực vật, máy móc nông cụ
    cũng như các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp như vải, xà phòng, ñường
    Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền
    vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự
    nhiên: ñất ñai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như
    phân bón hoá học, thuốc trừ sâu . làm ô nhiễm ñất và nguồn nước. Dư lượng ñộc tố
    trong sản phẩm tăng ảnh hưởng ñến sức khoẻ con người. Nếu rừng bị tàn phá, ñất
    ñai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thuỷ văn thayñổi xấu sẽ ñe doạ ñời sống của
    con người. Vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các
    giải pháp thích hợp ñể duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
    Xã hội càng phát triển thì vai trò của nông nghiệpcàng ñược coi trọng. Ở các
    nước phát triển, nông nghiệp có tính ña chức năng. Chức năng cơ bản của nông
    nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và văn hóa (ðỗ
    Kim Chung, 2009).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Văn Bá (2001). Tổ chức lại việc sử dụng ñất nhằm thúc ñẩy sản xuất nông
    nghiệp hàng hóa. Tạp chí kinh tế dự báosố 6, Tr 6-10.
    2. Bách khoa toàn thư Việt Nam. Http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
    3. Cổng thông tin ñiện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005). ðịnh hướng phát triển
    nông nghiệp Việt Nam.
    4. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm
    2010, NXB Thống kê, Hà Nội.
    5. Hoàng Quốc Cường (2009), Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản
    xuất hàng hóa ở tỉnh Yên Bái.Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, trường ðại học
    kinh tế và quản trị kinh doanh - ðại học Thái Nguyên.
    6. Nguyễn Xuân Dũng (2009), Về mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản
    trong giai ñoạn công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt nam,
    Tạp chí Những vấn ñề kinh tế và chính trị thế giới01: 68 - 75
    7. Vũ Năng Dũng, Lê Hồng Sơn, Lê Hùng Tuấn và cộng sự (1996). ða dạng hóa
    sản phẩm nông nghiệp vùng ðBSH. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ
    nông nghiệp và phát triển nông thôn, ñề tài cấp bộ.
    8. ðảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 06-NQ/TW “Về một số vấn ñề
    phát triển nông nghiệp và nông thôn”ban hành ngày 10/11/1998.
    9. ðảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -
    2020
    10. ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ IX, X.
    11. Trần Minh ðạo (1998). Giáo trình Marketing. NXB Thống kê, Hà Nội.
    12. Nguyễn ðiền (2001). Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10
    năm ñầu thế kỷ XXI. Tạp chí nghiên cứu kinh tếsố 275, Tr 50 -54.
    13. Lê Xuân ðình (2009), Tìm khâu ”ñột phá” trong phát triển nông nghiệp, nông
    thôn, Tạp chí Cộng sản802: 40 - 46
    14. Phạm Vân ðình, ðỗ Kim Chung và cộng sự (1998). Kinh tế nông nghiệp. NXB
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    132
    NN, Hà Nội.
    15. Phạm Vân ðình, Dương Văn Hiểu và Nguyễn Phương Lê (2009). Giáo trình
    Chính sách nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
    16. Triệu Thị Minh Hồng (2009), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp
    theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện ðồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.Luận văn thạc
    sỹ kinh tế nông nghiệp, trường ðại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - ðại học
    Thái Nguyên.
    17. Cao Liêm, ðào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990). Phân vùng sinh thái nông
    nghiệp ðồng bằng Sông Hồng. ðề tài 52D.0202, Hà Nội.
    18. Phạm Sĩ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001). ðịnh hướng và tổ chức phát triển
    nền nông nghiệp hàng hóa. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 273, Tr 21 - 29.
    19. Những chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa năng suất cao ở một số nước
    Châu Á. Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 19/2004, Tr 21-23.
    20. Phòng thống kê huyện Yên Dũng (2010), Biểu khai niên giám thống kê huyện
    Yên Dũng năm 2010
    21. ðặng Kim Sơn (2006). Nông nghiệp nông thôn Việt nam 20 năm ñổi mới và
    phát triển. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. ðặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001). Chuyển ñổi cơ cấu sản xuất nông
    nghiệp ở một số nước ðông Nam Á. Tạp chí nghiên cứu kinh tếsố 274, Tr 60 - 69.
    23. ðào Châu Thu (1999). ðánh giá ñất. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội
    24. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết ñịnh 80/2002/TTg về chính sách khuyến
    khích tiêu thụ nông sản hàng hóaban hành ngày 24/06/2002.
    25. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg “Về tăng cường chỉ
    ñạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp ñồng”ban hành ngày 25/08/2008.
    26. Vũ Phương Thụy (2000). Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả
    kinh tế sử dụng ñất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường
    ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
    27. Trung tâm từ ñiển viện ngôn ngữ học (1992). Từ ñiển tiếng việt. NXB Thống kê Hà
    Nội, Tr 422.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    133
    28. UBND huyện Yên Dũng (2008), Báo cáo phát triển KT - XH huyện Yên Dũng
    29. UBND huyện Yên Dũng (2009), Báo cáo phát triển KT - XH huyện Yên Dũng
    30. UBND huyện Yên Dũng (2010), Báo cáo phát triển KT - XH huyện Yên Dũng
    31. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998). ðại từ ñiển nghiên cứu
    thị trường. NXB Thống kê Hà Nội Tr 262 - 963.
    32. Vũ Thị Ngọc Trân (1996). Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng
    ðBSH. Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986 - 1996. NXB Nông Nghiệp Hà
    Nội, Tr 216 - 226.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...