Luận Văn Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN:
    Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (107 trang)

    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
    7. Kết cấu của luận văn

    Chương 1
    Một số vấn đề chung về lao động kỹ thuật và phát triển lao động kỹ thuật
    1.1. Khái niệm và vai trò của lao động kỹ thuật trong phát triển kinh tế
    1.1.1. Khái niệm lao động và lao động kỹ thuật
    1.1.2. Phân loại lao động kỹ thuật
    1.1.3. Vai trò của lao động kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa
    và hội nhập kinh tế quốc tế
    1.2. phát triển lao động kỹ thuật
    1.2.1. Khái niệm phát triển lao động kỹ thuật
    1.2.2. Nội dung phát triển lao động kỹ thuật
    1.2.3. Các yếu tố tác động đến phát triển lao động kỹ thuật
    1.2.3.1. Các yếu tố tác động đến cung lao động kỹ thuật
    1.2.3.2. Các yếu tố tác động đến cầu lao động kỹ thuật
    1.2.3.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về lao động kỹ thuật
    1.2.3.4. Các yếu tố về khoa học - công nghệ
    1.2.3.5. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập
    1.2.3.6. Tác động của kinh tế thị trường
    1.2.3.7. Tác động của quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    1.3. Kinh nghiệm phát triển lao động kỹ thuật trong và ngoài nước
    1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài
    1.3.2. Kinh nghiệm trong nước
    1.3.3. Những bài học rút ra có thể vận dụng cho phát triển lao động kỹ thuật ở
    Thanh Hóa
    Chương 2
    Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật
    trên địa bàn tỉnh thanh hoá
    2.1. đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình lực lượng lao động tỉnh
    thanh hoá
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xó hội có ảnh hưởng đến lao động kỹ thuật
    Thanh Hoá
    2.1.2. Khái quát về thực trạng lực lượng lao động tỉnh Thanh Hóa
    2.2.1. Thực trạng số lượng lao động kỹ thuật
    2.2.2. Thực trạng chất lượng lao động kỹ thuật
    2.2.3. Thực trạng cơ cấu lao động kỹ thuật
    2.3. Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật
    2.3.1. Thực trạng phát triển cung lao động kỹ thuật
    2.3.2. Thực trạng phát triển cầu lao động kỹ thuật
    2.3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về lao động kỹ thuật
    2.4. Đánh giá chung
    2.4.1. Các kết quả chủ yếu
    2.4.2. Các hạn chế tồn tại
    2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
    Chương 3
    Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển Lao Động Kỹ thuật trên địa bàn tỉnh
    Thanh Hóa đến năm 2015
    3.1. Quan điểm, Định hướng phát triển lao động kỹ thuật Thanh Hoá
    3.1.1. Quan điểm phát triển lao động kỹ thuật
    3.1.2. Định hướng phát triển lao động kỹ thuật
    3.2. Dự báo phát triển lao động kỹ thuật đến
    3.2.1. Phương pháp và mô hình dự báo
    3.2.1.1. Phương pháp dự báo
    3.2.1.2.Mô hình dự báo
    3.2.2. Vận dụng dự báo lao động kỹ thuật tại Thanh Hoá
    3.2.2.1. Dự báo lực lượng lao động
    3.2.2.2. Dự báo GDP
    3.2.2.3. Dự báo lao động kỹ thuật theo co giãn GDP
    3.2.2.4. Nhu cầu đào tạo lại
    3.2.3. Mục tiêu phát triển lao động kỹ thuật đến 2010 và 2015
    3.3. Các giải pháp chủ yếu phát triển lao động kỹ thuật tại Thanh Hoá đến năm
    2015
    3.3.1. Nhóm giải pháp về tăng cung lao động kỹ thuật
    3.3.1.1. Nhóm giải pháp về đào tạo, phát triển đào tạo lao động kỹ thuật từ hệ
    thống dạy nghề
    3.3.1.2. Tăng cường, khuyến khích dạy nghề tại các làng nghề
    3.3.1.3. áp dụng phương thức đào tạo nghề theo phương thức từ xa
    3.3.1.4. Thành lập các trung tâm đào tạo nghề thanh niên, Trung tâm đào tạo
    nghề hội phụ nữ
    3.3.2. Nhóm giải pháp về tăng cầu lao động kỹ thuật
    3.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    3.3.2.2. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động có kỹ thuật
    3.3.2.3 . Hoàn thiện và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, sàn
    giao dịch việc làm
    3.3.3. Nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về phát triển lao động kỹ
    thuật
    3.3.4. Nâng cao giá trị tinh thần và vật chất của lao động kỹ thuật
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo




    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -
    xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao là tiêu chí quan trọng để nâng cao
    năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự
    phát triển bền vững của quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của
    Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
    thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ
    bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
    Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, cơ
    cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu vùng còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu
    cầu của sản xuất, CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu lập thân lập nghiệp đối
    với người lao động, nhất là thanh niên. Hàng năm nước ta thiếu hàng trăm ngàn công nhân
    kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng cho nhu cầu nhân lực ở các khu công nghiệp, khu
    chế xuất, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động.
    Lao động kỹ thuật là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, nhưng trong những
    năm qua cả nước nói chung cũng như tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng, việc đào tạo, phát triển,
    sử dụng LĐKT còn chưa đạt số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
    tế.
    Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi của tỉnh Thanh Hoá trong
    giai đoạn tới cần huy động và phát huy nhiều nguồn lực - trong đó cần tạo ra cơ cấu lao
    động phù hợp, giải quyết có hiệu quả nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu lao động, người lao
    động thiếu việc làm nhưng đơn vị cần tuyển lao động thì lại không tuyển được người.
    Để có được đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề
    nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao
    năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì việc phát triển lực lượng lao
    động kỹ thuật là nhu cầu cấp thiết và là lý do để tác giả chọn đề tài: “Giải pháp phát
    triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm luận văn thạc sỹ, chuyên
    ngành Quản lý kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...