Luận Văn Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm gần 80% dân số cả nước, trong xu thế hội nhập
    kinh tế, khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả tương đối khả quan như: đã giải
    quyết được cơ bản nhu cầu lương thực, thực phẩm, thu nhập của dân cư ở khu vực nông
    thôn tăng lên, đời sống văn hoá xã hội được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là đối với các
    địa phương đã hình thành và phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với các
    làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới, cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội.
    Hiện nay, nước ta có khoảng gần 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm ngành nghề
    chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá .
    Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, làng nghề của tỉnh An
    Giang cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng
    quy mô và đa dạng ngành nghề. Nhiều làng nghề như se nhang, lưỡi câu, bánh tráng, sản
    xuất bánh phồng, bó chổi bông cỏ, chầm nón, HTX rèn, mộc chạm trổ mỹ nghệ, mộc dân
    dụng, đóng xuồng ghe, HTX dệt Châu Giang, HTX dệt Văn Giáo, tơ lụa Tân Châu, sản
    xuất gạch ngói, sản xuất rập chuột, được khôi phục và phát triển; đồng thời, nhiều làng
    nghề mới được xuất hiện và phát triển mạnh như đan thảm lục bình, sản xuất lò đất, thêu
    rua, chế biến mắm, khô cá sặc bổi, khô cá tra phồng, sản xuất than đá, sản xuất võng vải,
    sản xuất cân treo, sản xuất đường thốt nốt, sản xuất quạt thốt nốt, tranh thốt nốt, ốc mỹ
    nghệ, đá thủ công mỹ nghệ, dệt chiếu, đan giỏ Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá nông thôn làng nghề được mở rộng quy mô, đã sử dụng máy móc, công nghệ
    thay thế cho lao động thủ công. Hiện nay, làng nghề cần được sắp xếp, quy hoạch thành
    những cụm làng nghề liên kết nhau để có thể tiếp nhận đầu tư nước ngoài, đầu tư công
    nghệ hiện đại nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng môi
    trường xã hội văn minh, hiện đại. Có như vậy làng nghề mới có thể tăng trưởng theo
    hướng bền vững và phát triển làng nghề gắn với du lịch. Để giải quyết vấn đề đó, tôi chọn




    đề tài:"Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang" làm
    luận văn Thạc sĩ - chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Có thể nêu một số công trình chủ yếu như sau:
    - Luận án Tiến sĩ về “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của tác giả Mai Thế Hởn.
    - “Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - thực
    trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Thị Hà năm 2002. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng
    làng nghề truyền thống ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và đưa ra giải pháp về
    quy hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đưa ra giải pháp về
    đào tạo lao động, cán bộ quản lý, thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của
    nhà nước để phát triển làng nghề truyền thống.
    - “Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với việc phát triển
    làng nghề tại tỉnh Quảng Nam” của Thạc sĩ Trần Văn Hiến năm 2006. Tác giả đã nghiên
    cứu thực trạng công tác tín dụng ngân hàng nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam đối với sự
    phát triển làng nghề của tỉnh; đồng thời tác giả đã ra dự báo sự phát triển của làng nghề,
    của tín dụng ngân hàng nông nghiệp đến năm 2010, đưa ra cơ chế, chính sách cho vay để
    khuyến khích làng nghề phát triển.
    - “Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển
    bền vững” của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Loan năm 2007. Tác giả đánh giá thực trạng và đề
    xuất giải pháp tổ chức quản lý, xây dựng làng nghề theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
    Bắc Ninh.
    - Bên cạnh đó, còn một số đề tài, luận án tiến sĩ đề cập tới các vấn đề gần với đề tài
    này như: “Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở
    đô thị Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hữu Lực hay “Một số vấn đề cơ bản về sự phát
    triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Hà Bắc” của Nguyễn Ty, Các công trình này
    chủ yếu đề cập đến vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp là chính, còn vấn đề khôi phục
    và phát triển làng nghề truyền thống mới dừng lại ở mức định hướng cơ bản tầm vĩ mô và
    một số chủ trương lớn mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đưa ra các giải




    pháp khả thi cho việc đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống.
    - Ngoài ra, còn một số luận văn lý luận chính trị cao cấp về “Phát triển làng
    nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ -
    Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên địa bàn
    Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề
    cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các địa phương khác nhau; đồng thời
    cũng đưa ra những giải pháp về quy hoạch kế hoạch phát triển nghề truyền thống và đặt
    vấn đề thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động để
    làng nghề được phát triển trong điều kiện Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá nông nghiệp nông thôn và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác
    nhau của các làng nghề, làng nghề truyền thống và đưa ra những giải pháp phát triển cũng
    chính là giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo đúng tinh thần
    nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề
    truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    - Hệ thống hoá có bổ sung một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề truyền
    thống trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn
    tỉnh An Giang.
    - Nêu lên quan điểm và đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống
    trên địa bàn tỉnh An Giang.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu là làng nghề truyền thống và các nhân tố tác động tới sự phát
    triển làng nghề truyền thống hiện nay.




    4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Do vấn đề rộng lớn và phức tạp trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ kinh tế, chúng tôi
    tập trung phân tích, khảo sát một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang và
    giới hạn phân tích hai nhân tố chủ yếu là: Tác động của quản lý nhà nước tới sự phát triển
    làng nghề truyền thống và nhân tố từ bản thân các làng nghề.
    Thời gian nghiên cứu đánh giá thực trạng từ năm 2001 cho đến nay và đề xuất giải
    pháp đến năm 2010 và một số giải pháp dài hạn đến năm 2020.
    Số liệu phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được thực hiện trong năm 2008.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ
    Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kế thừa có
    hệ thống và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
    và các tài liệu khoa học, kinh tế, chính trị có nội dung liên quan hoặc đề cập đến vấn đề
    nghiên cứu của luận văn.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng các phương pháp nghiên cứu khoa học
    khác như: phân tích, tổng hợp, diễn giải, khảo sát, thống kê, so sánh, phương pháp kết hợp
    logic với lịch sử, lý luận với thực tế.
    6. Đóng góp mới khoa học của luận văn
    Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng các làng nghề truyền thống trên nhiều khía
    cạnh, khái quát quá trình hình thành và phát triển, đánh giá kết quả những hạn chế tồn tại
    và nguyên nhân, đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững các
    làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh An
    Giang.
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu ở các ngành, các cơ quan nghiên
    cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn của tỉnh An Giang.
    7. Kết cấu của luận văn




    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...