Luận Văn Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông
    thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những
    năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi
    nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về
    nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá
    dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình,
    Nam Định, Hà Tây trước đây, . làng nghề phát triển rất nhanh, đạt được những kết quả to lớn.
    Năm 2007 nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, phát triển làng nghề đang có
    nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn.
    Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có nhiều tiềm năng phát triển làng nghề.
    Nhờ những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ trương, chính sách của
    tỉnh, nhất là từ khi có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 8 tháng 8 năm 2001 của Ban chấp hành
    Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ
    2001-2010, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn. Năm
    2007 cả tỉnh đã có 55 làng nghề đạt tiêu chí của tỉnh. Tuy vậy, sự phát triển làng nghề ở
    Nghệ An còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng so với tiềm năng, còn xa so với mục tiêu
    Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (2005) đề ra đến năm 2010 là cả tỉnh có 100
    làng nghề [11]. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề trên địa
    bàn tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    ở nước ta đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển làng nghề. Sau
    đây là một số công trình, đề tài tiêu biểu:
    - Về đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp bộ:
    + Đề tài Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở
    vùng ĐBSH của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Đặng Lễ Nghi làm chủ
    nhiệm đề tài, thực hiện năm 1998.




    + Đề tài Đề xuất chính sách và biện pháp cải thiện môi trường cho bảy loại hình
    làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng (mã số KC.08.09) do GS.TS. Đặng Kim
    Chi làm chủ nhiệm (đề tài được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
    giai đoạn 2001-2005).
    + Đề tài Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ CNH, HĐH nông thôn
    Việt Nam do JICA và Bộ NN&PTNT thực hiện tháng 11 năm 2002. Công trình đã điều tra,
    nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề thủ công của tất cả 61 tỉnh, thành cả
    nước (số lượng các tỉnh, thành năm 2001) chuẩn bị quy hoạch tổng thể và nêu các kiến
    nghị cụ thể, đề xuất các chương trình hành động để phát triển ngành nghề nông thôn.
    + Đề tài Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của
    các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010 của Viện Nghiên cứu Thương
    Mại (Bộ Thương Mại) thực hiện năm 2003.
    + Đề tài Hoàn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển
    làng nghề nông thôn vùng ĐBSH của Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) thực hiện năm
    2004.
    + Đề tài Phát triển thị trường cho làng nghề TTCN vùng ĐBSH trong giai đoạn
    hiện nay của khoa Kinh tế phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) thực hiện
    năm 2005.
    - Về sách:
    + Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb. Nông
    nghiệp (1997) của KS. Nguyễn Văn Đại và PTS. Trần Văn Luận.
    + Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb. Văn hoá (1998) của ThS. Bùi
    Văn Vượng.
    + Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, Nxb. Khoa học xã hội
    (2001) của TS. Dương Bá Phượng.
    + Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị
    quốc gia (2003) của các tác giả: TS. Mai Thế Hởn, GS.TS. Hoàng Ngọc Hoà, PGS.TS. Vũ
    Văn Phúc.




    Ngoài ra, nhiều sách của các địa phương như Làng nghề, phố nghề Thăng Long -
    Hà Nội của Bộ Văn hoá Thông tin (2000); Làng nghề Hà Tây của Sở Công nghiệp Hà Tây
    (2001); Nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi của Nxb. Chính trị quốc gia (2003) .
    - Về luận án tiến sỹ:
    + Luận án của Mai Thế Hởn (2000) Phát triển làng nghề truyền thống trong quá
    trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội".
    + Luận án của Trần Minh Yến (2003) Phát triển làng nghề truyền thống ở nông
    thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH.
    + Luận án của Lê Mạnh Hùng (2005) Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu
    nhằm phát triển các ngành TTCN trong nông thôn tỉnh Hà Tây.
    + Luận án của Đỗ Quang Dũng (2006) Phát triển làng nghề trong quá trình CNH,
    HĐH nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây.
    - Về luận văn thạc sỹ:
    + Luận văn của Vũ Thị Hà (2002) Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn
    vùng ĐBSH - thực trạng và giải pháp.
    + Luận văn của Nguyễn Trọng Tuấn(2006) Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội
    trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    + Luận văn của Nguyễn Hữu Loan (2007) Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa
    bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững.
    ở Nghệ An đã có một số đề tài về làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đó là:
    - Đề tài Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An (1998) do Sở khoa học,
    Công nghệ và Môi trường và Hội văn nghệ dân gian Nghệ An phối hợp nghiên cứu (PGS.
    Ninh Viết Giao chủ biên). Đề tài đã phân tích, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của
    nghề thủ công và tình hình phát triển nghề, làng nghề thủ công truyền thống tỉnh Nghệ An,
    giới thiệu một số nghề ở một số địa phương, quy trình sản xuất, thực trạng một số nghề, sự
    phản ánh của văn học dân gian đối với nghề.
    - Đề tài Điều tra khảo sát làng nghề truyền thống và tìm giải pháp khôi phục phát
    triển (2001) do Sở Công nghiệp Nghệ An thực hiện. Đề tài đã khảo sát một số làng nghề,
    phân tích đánh giá thực trạng làng nghề Nghệ An và đề xuất một số giải pháp khôi phục
    phát triển làng nghề.




    Ngoài các công trình, đề tài tiêu biểu nêu trên còn có nhiều công trình, đề tài, bài
    viết của các cơ quan nhà nước, cơ quan khoa học, các nhà nghiên cứu và các tác giả khác.
    Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ
    thống dưới dạng luận văn, luận án khoa học về làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì vậy,
    đề tài này nghiên cứu nhằm tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận về làng nghề và thực trạng
    làng nghề ở Nghệ An với mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề trên
    địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung về phát triển làng nghề; phân
    tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ
    An trong những năm tới.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề. Tìm hiểu
    kinh nghiệm của một số tỉnh về phát triển làng nghề.
    - Phân tích thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm ra các
    nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển làng nghề.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những
    năm tới.
    4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Về địa bàn: nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    - Về thời gian: luận văn nghiên cứu sự phát triển của làng nghề trong những năm
    gần đây, chủ yếu là từ năm 2001, khi có Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về
    phát triển công nghiệp, TTCN và làng nghề giai đoạn 2001-2010.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác -
    Lênin và các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, .
    - Điều tra nghiên cứu thực địa một số làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh phù hợp
    với yêu cầu của luận văn.




    - Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ các sở, ngành có liên quan và cán bộ ở các huyện,
    xã và lao động trong một số làng nghề.
    6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
    - Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về làng nghề như quan niệm, tiêu chí
    làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề.
    - Tổng kết kinh nghiệm của một số tỉnh, từ đó rút kinh nghiệm cho việc phát triển
    làng nghề ở Nghệ An.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ
    An, tìm ra các nhân tố chủ yếu tác động tới phát triển làng nghề ở Nghệ An.
    - Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề ở Nghệ An.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8
    tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...