Thạc Sĩ Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội huyện Tuyên Hoá tỉnh Quảng Bình

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục tiêu mà tất cả xã hội loài người đều đặt ra cho sự phát triển của mình là, cuộc sống hoà bình,ấm no, tự do, hạnh phúc hướng tới sự phát triển toàn diện của con người và của cả loài người. Để đạt được mục tiêu đó, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vẫn chưa đủ mà đi đôi với tăng trưởng kinh tế là việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường sinh thái tạo ra sự phát triển nhanh, ổn định và vững chắc. Thực tiễn nước ta trong những năm qua đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, các vấn đề xã hội đã được quan tâm giải quyết, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện .Tuy nhiên, thực tế nước ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển, kinh tế còn lạc hậu, tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, các vấn đề về môi trường sinh thái chưa được quan tâm đúng mức. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, đời sống một bộ phận dân cư đặc biệt vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Văn kiện Đại hội X đã nêu: ” Thực hiện tiến bộ và công bằng ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người” [10].

    Nhiều năm qua, nhất là những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến vùng núi, thông qua những chủ trương và chính sách quan trọng, nhằm ổn định và phát triển KTXH. Miền núi đang được thay đổi, cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến mới, nhiều địa phương đã căn bản giải quyết được vấn đề lương thực, bước đầu sản xuất hàng hoá, rừng được bảo vệ phục hồi, môi trường dần được cải thiện. Nhân dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản, như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên đáng kể, những thành tựu ấy là căn bản, song so với mặt bằng chung, miền núi nước ta vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đang đứng trước những vấn đề mới, những thách thức mới.

    Tuyên Hoá là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Bình, cùng với cả nước trong những năm qua đã có sự quan tâm đầu tư, tình hình kinh tế xã hội và đời sống dân cư có nhiều chuyển biến tích cực.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng, trình độ cơ cấu kinh tế vẫn thấp hơn so với mức bình quân cả nước, tỷ lệ đói nghèo chiếm gần 50% đặc biệt là các xã vùng cao. Trong khi đó, huyện lại có những tiềm năng thế mạnh nhất định như đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác tốt các nguồn lực, thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách so với miền xuôi là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội huyện Tuyên Hoá tỉnh Quảng Bình" làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...