Thạc Sĩ Giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . viii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    5. Bố cục của luận văn 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT
    TRIỂN KINH TẾ 4
    1.1. Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế . 4
    1.1.1. Tăng trưởng kinh tế 4
    1.1.2. Phát triển kinh tế . 9
    1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế 13
    1.2. Cơ hội, thách thức và những định hướng lớn của chính phủ và tỉnh Quảng Ninh
    về phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế . 13
    1.2.1. Cơ hội, thách thức về phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế
    quốc tế . 13
    1.2.2. Những định hướng lớn của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh về phát
    triển kinh tế 19
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng phát triển kinh tế 27
    1.3.1. Các hình thái tăng trưởng phát triển kinh tế . 27
    1.3.2. Vai trò của các yếu tố sản xuất đối với tăng trưởng phát triển kinh tế 29
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương trong và ngoài
    tỉnh Quảng Ninh 32
    1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Uông Bí . 32
    1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Hạ Long . 35
    1.4.3. Kinh nghiệm của Bắc Ninh 38
    1.4.4. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 40
    1.4.5. Kinh nghiệm của Ninh Bình 42
    1.4.6. Một số bài học rút ra đối với phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên 43
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 44
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 44
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 44
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin . 44
    2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin 44
    2.2.3. Phương pháp phân tích . 44
    2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46
    2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương . 46
    2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế . 46
    Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC
    TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN 50
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Quảng Yên 50
    3.1.1. Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế . 50
    3.1.2. Đặc điểm xã hội 55
    3.2. Thực trạng phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên . 65
    3.2.1. Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế . 65
    3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo các ngành . 68
    3.3. Một số nhận xét về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu tới phát triển kinh tế của
    thị xã Quảng Yên . 77
    3.3.1. Lợi thế và cơ hội phát triển 77
    3.3.2. Khó khăn, thách thức 80
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thị xã Quảng Yên giai đoạn
    2010- 2013 . 81
    3.4.1. Những thành tựu . 81
    3.4.2. Những tồn tại, hạn chế 82
    3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm . 84
    Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
    QUẢNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG . 85
    4.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững . 85
    4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Quảng Yên theo
    hướng bền vững 85
    4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững trên địa bàn thị
    xã Quảng Yên 86
    4.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Quảng Yên theo hướng
    bền vững . 87
    4.2.1. Giải pháp đào tạo phát triển và thu hút nguồn nhân lực . 87
    4.2.2. Giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư 88
    4.2.3. Giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại 90
    4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hành chính, cải cách hành chính 92
    4.2.5. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo
    vệ môi trường . 93
    4.2.6. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, giảm
    nghèo bền vững . 94
    4.2.7. Giải pháp về hợp tác phát triển 95
    4.2.8. Giải pháp về cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển . 97
    4.3. Một số kiến nghị, đề xuất 99
    4.3.1. Đề nghị với Chính phủ . 99
    4.3.2. Đề xuất kiến nghị với tỉnh 99
    KẾT LUẬN 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    BQ : Bình quân
    CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    KT - XH : Kinh tế - Xã hội
    KTĐT : Kinh tế đầu tư
    KTTĐBB : Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
    NN : Nông nghiệp
    QH : Quy hoạch
    SP : Sản phẩm
    THCS : Trung học cơ sở
    TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
    XHCN : Xã hội chủ nghĩa



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Tăng trưởng kinh tế từ năm 2006 đến năm 2012 . 39
    Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40
    Bảng 3.1: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên 2006-2013 65
    Bảng 3.2: So sánh một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2006–2010 67
    Bảng 3.3: Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng thời
    kỳ 2006 - 2013 . 68
    Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản thời kỳ 2006-2013 72
    Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng của ngành trồng trọt 2006 – 2013 . 74
    Bảng 3.6: Thực trạng ngành chăn nuôi 2006-2013 . 75
    Bảng 3.7: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 76






    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất thị xã Quảng Yên . 66
    Hình 3.2. Quy mô giá trị sản xuất thị xã Quảng Yên thời kỳ 2006 - 2013 67











    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Toàn cầu hoá là xu hướng phát triển khách quan, tác động sâu rộng đến mọi
    mặt đời sống kinh tế - xã hội và đang thu hút nhiều nước tham gia. Mỗi quốc gia,
    vùng lãnh thổ không thể tự phát triển nhanh nếu chỉ dựa vào nguồn lực trong nước
    mà không tận dụng các lợi thế từ bên ngoài. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
    VI, nước ta thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa, đến nay đã đạt được nhiều
    thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, trở thành thành viên của nhiều tổ chức
    quốc tế. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 là giai đoạn nước ta hội nhập sâu rộng vào
    kinh tế khu vực và thế giới, phát triển kinh tế trong nước luôn chịu sự ràng buộc và
    tác động từ thế giới bên ngoài.
    Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực miền Bắc nói
    chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã có nhiều thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp
    và sâu sắc đến sự phát triển của thị xã Quảng Yên. Với lợi thế là nằm trong Vùng
    kinh tế trọng điểm Bắc bộ, trên tuyến Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và
    nằm giữa tam giác 3 thành phố Hạ Long, Hải Phòng và Uông Bí nên thị xã Quảng
    Yên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu thương mại cũng như quốc phòng
    an ninh. Trong 5 năm gần đây, kinh tế của thị xã Quảng Yên đã có bước phát triển
    toàn diện, tăng mạnh về quy mô; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
    tích cực, khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh chóng và đang trở thành
    ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện
    đáng kể; sự nghiệp phát triển văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tiến bộ.
    Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế, so với với tiềm năng đặc biệt
    và lợi thế nổi trội thì tốc độ phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên còn thấp, chưa
    ngang tầm, chưa có những bước đột phá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và
    chưa vững chắc; hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa có sức hấp dẫn mạnh
    với các nhà đầu tư; thu ngân sách nhà nước gặp khó khăn; đầu tư xây dựng cơ bản
    còn dàn trải, nợ đọng vốn đầu tư lớn; chậm ứng dụng những tiến bộ khoa học công
    nghệ; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế; một số
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao còn chậm đầu tư xây dựng cơ sở
    vật chất; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn .
    Do đó, cần có nghiên cứu một cách khoa học để tìm ra các nguyên nhân của
    hạn chế, bất cập trong phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên thời gian qua. Từ đó,
    đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế mang tính đột phát, theo hướng bền vững,
    phát huy mọi lợi thế nhằm xây dựng Quảng Yên trở thành thị xã công nghiệp - dịch
    vụ có tốc độ phát triển kinh tế cao của tỉnh Quảng Ninh, có hệ thống kết cấu hạ tầng
    đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
    Đưa thị xã Quảng Yên trở thành một tâm điểm kinh tế quan trọng phía Tây Nam
    tỉnh Quảng Ninh, kết nối sự phát triển chung của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
    Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn
    thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững” để làm luận văn thạc sĩ
    Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình nhằm góp phần giải quyết các yêu
    cầu trên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng làm cơ sở để đưa ra một số giải
    pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã
    Quảng Yên trong giai đoạn tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế trong điều
    kiện hiện nay của Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Quảng Yên;
    - Đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm phát triển kinh tế bền vững trên địa
    bàn thị xã Quảng Yên trong giai đoạn tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Những vấn đề liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và
    trên địa bàn thị xã Quảng Yên nói riêng.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế bền
    vững trên địa bàn thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh.
    - Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2013.
    - Về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu trên địa bàn thị xã Quảng
    Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời có mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các đơn vị
    hành chính cấp huyện trong và ngoài tỉnh.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Đây là công trình nghiên cứu khoa học vận dụng lý luận kinh tế phát triển để
    đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế với những đặc thù riêng biệt của thị xã Quảng
    Yên. Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
    thiết thực. Có thể sử dụng để nghiên cứu, tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả, phát
    triển kinh tế trên địa bàn thị xã Quảng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
    Đồng thời luận văn cũng là tài liệu tham khảo, mang ý nghĩa khoa học thiết thực cho
    các địa phương có điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội tương tự như thị xã Quảng Yên.
    Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tăng trưởng
    và phát triển kinh tế.
    Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
    ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Từ những phân tích đó,
    chỉ rõ những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của thực trạng, đề xuất những giải pháp
    cơ bản phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung chính
    của Luận văn cấu trúc gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên trong những
    năm qua.
    Chương 4: Một số giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Quảng Yên
    - tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững.
     
Đang tải...