Luận Văn Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU .3

    1. Tính cấp thiết của đề tài . 3

    2. Mục đích nghiên cứu . 4

    3. Đối tượng nghiên cứu 4

    4. Phạm vi nghiên cứu . 4

    5. Phương pháp nghiên cứu . 4

    6. Kết cấu của đề tài . 5

    NỘI DUNG .9

    Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH
    HOẠT ĐỘNG . 9

    1. Các khái niệm cơ bản về nhượng quyền thương mại 9

    1.1. Tổng quan về nhượng quyền thương mại . 9

    1.1.1 Định nghĩa, lịch sử hình thành và phát triển của nhượng
    quyền thương mại . 9

    a) Một số định nghĩa về nhượng quyền thương mại 9

    b) Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền
    thương mại 14

    1.1.2. Thuận lợi và khó khăn của việc nhượng quyền hệ thống
    tại các doanh nghiệp nhượng quyền . 16

    1.2. Phân loại các mô hình nhượng quyền thương mại . 17

    1.2.1. Căn cứ theo mức độ nhượng quyền 17

    a) Nhượng quyền kinh doanh sản phẩm (nhượng quyền
    phân phối) . 17

    b) Nhượng quyền mô hình hoạt động (nhượng quyền hệ
    thống) 18

    1.2.2. Căn cứ theo tính chất, mối quan hệ giữa bên nhượng
    quyền và bên nhận quyền . 19

    a) Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp
    (Unit franchising) . 19

    b) Nhượng quyền mở rộng (Franchise developer agreement) 19

    c) Nhượng quyền khởi phát (Nhượng quyền phụ – Master
    franchise) 19

    1.3. So sánh nhượng quyền hệ thống và một số hình thức kinh doanh
    khác 20

    1.3.1 Nhượng quyền hệ thống và đại lí thương mại . 20

    1.3.2 Nhượng quyền hệ thống và cấp phép (License/ Li- xăng) 21

    2. Các nghiệp vụ trong hoạt động nhượng quyền hệ thống 22

    2.1 Trước chuyển nhượng 22

    2.1.1 Xây dựng thương hiệu mạnh, thiết lập chiến lược marketing . 22

    2.1.2 Xây dựng các điều khoản và chính sách thương mại 23
    a) Xây dựng cẩm nang nhượng quyền . 23

    b) Xác định mức phí chuyển nhượng . 24
    c) Chuẩn bị chương trình huấn luyện 25
    2.1.3 Thiết lập đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp nhận quyền 25

    2.2 Trong chuyển nhượng 27

    2.2.1 Lựa chọn đối tác chuyển nhượng . 27

    2.2.2 Soạn thảo và kí kết hợp đồng 28

    2.3 Sau chuyển nhượng 29

    Kiểm soát chất lượng chặt chẽ 29

    Việc hỗ trợ lâu dài các doanh nghiệp nhận quyền 29

    3. Kinh nghiệm từ doanh nghiệp nhượng quyền thành công-
    McDonald’s (Mỹ) . 30

    3.1 Trước chuyển nhượng 31

    3.2 Trong chuyển nhượng 33

    3.3 Sau chuyển nhượng 34

    Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN VIỆT NAM
    TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VÀ NƯỚC NGOÀI 36

    1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền hệ thống ở Việt
    Nam 36

    2. Thực trạng nhượng quyền hệ thống tại các doanh nghiệp nhượng
    quyền Việt Nam trong thời gian qua 41

    2.1. Tổng quan . 41

    2.2 Thị trường nội địa 44

    2.3 Trên thị trường quốc tế 46

    3. Một số doanh nghiệp nhượng quyền hệ thống điển hình ở Việt nam 50

    3.1 Hoạt động tại thị trường nội địa . 50

    3.1.1 Chuỗi cửa hàng café Trung Nguyên 50
    a) Trước quá trình chuyển nhượng . 50
    b) Trong quá trình chuyển nhượng . 51
    c) Sau quá trình chuyển nhượng 52
    3.1.2 Chuỗi cửa hàng Phở 24 . 53
    a) Trước quá trình chuyển nhượng . 53
    b) Trong quá trình chuyển nhượng . 56
    c) Sau quá trình chuyển nhượng 58
    3.2. Hoạt động tại thị trường nước ngoài . 58

    Chương III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH BẰNG HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI
    CÁC DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN VIỆT NAM 60

    1. Triển vọng và thách thức của việc phát triển nhượng quyền hệ thống của doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam tại thị trường nội địa và trên
    trường quốc tế 60

    1.1. Triển vọng . 60

    1.2. Thách thức 61

    2. Đề xuất các nhóm hệ thống giải pháp . 63

    2.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp lí về nhượng quyền hệ
    thống tại Việt Nam . 63

    2.2 Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam . 65

    KẾT LUẬN .71


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nhượng quyền thương mại xuất hiện từ thế kỉ 19 và không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Các khu vực kinh tế dịch vụ đang chứng kiến hàng loạt các doanh nghiệp sử dụng phương thức này. Đối với chủ thương hiệu, thông qua mô hình chuỗi liên kết tạo thành mạng lưới kinh doanh- phân phối dày đặc, nhượng quyền thương mại mang lại siêu lợi nhuận cho họ và cả sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
    Theo báo cáo hoạt động nhượng quyền thương mại năm 2006 của phòng thương mại Mỹ 2006 (đăng trên website: www.amchamvietnam.com), cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi
    82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại; với 167.500 cửa hàng nhượng quyền thương mại, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro, tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Tại Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu.
    Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh này ngày càng khẳng định vai trò của mình. Việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra thêm nhiều cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Nhượng quyền thương mại là một cách thức tốt giúp doanh nghiệp mở rộng

    quảng bá và nâng cao uy tín thương hiệu, gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, kinh doanh theo hình thức này cũng hàm chứa nhiều thách thức. Với mong muốn tìm ra giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam” để nghiên cứu.


    2. Mục đích nghiên cứu

    Mục đích của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam tại thị trường nội địa và mở rộng ra thị trường quốc tế; từ đó, đề xuất giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động đối với các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhượng quyền tại thị trường nội địa và quốc tế.
    4. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đã nhượng quyền tại thị trường nội địa và trên thế giới. Trong đó, tập trung đi sâu vào nghiên cứu quy trình trước chuyển nhượng, trong chuyển nhượng và sau chuyển nhượng của hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu

    Bài nghiên cứu dựa trên phương pháp khoa học:

    + Thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích

    + Phương pháp so sánh

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương

    Chương I: Cơ sở lý thuyết về nhượng quyền mô hình hoạt động
    Chương II: Thực trạng hoạt động nhượng quyền mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam tại thị trường nội địa và nước ngoài
    Chương III: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 12.doc
      Kích thước:
      2.2 MB
      Xem:
      0
    • 12.pdf
      Kích thước:
      662.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...