Thạc Sĩ Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    DANH MỤC BẢNG . v
    MỞ ĐẦU 1
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
    2.1. Mục tiêu chung . 3
    2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3
    3.2. Phạm vi Nghiên cứu 3
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
    4.1 Ph ương pháp thu thập số liệu . 4
    4.2. Ph ương pháp nghiên cứu . 4
    4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 4
    4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 4
    4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng . 5
    4.3. Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập . 5
    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN . 6
    6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI . 6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KHAI THÁC HẢI
    SẢN XA BỜ . 7
    1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững . 7
    1.1.1. Khái niệm về phát triển . 7
    1.1.2. Khái niệm về phát triển về vững . 7
    1.1.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững . 8
    1.2. Phát triển khai thác hải sản bền vững . 8
    1.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững trong khai thác hải sản xa bờ . 10
    1.4. Các bài học kinh nghiệm trong phát triển hải sản xa bờ 12
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ
    NẴNG . 14
    2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng nguồn lợi hải sản phát
    triển khai thác hải sản . 14
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng . 14
    2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 14
    2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội . 18
    2.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội . 22
    2.1.2. Nguồn lợi hải sản của thành phố Đà Nẵng . 24
    2.2. Đánh giá cường lực khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng 24
    2.2.1. Năng lực tàu thuyền khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng 24
    2.2.2. Hiện trạng về cơ cấu nghề khai thác 28
    iv
    2.3. Đánh giá khả năng khai thác hải sản 31
    2.3.1. Sản l ượng và cơ cấu sản lượng theo nghề và theo công suất 32
    2.3.2. Lao động phục vụ cho nghề khai thác hải sản 37
    2.3.3. Năng lực tổ chức và quản lý sản xuất 38
    2.4. Cơ sở hậu cần phát triển nghề khai thác hải sản . 42
    2.4.1. Kết cấu hạ tầng . 42
    2.4.2. Dịch vụ hậu cần nghề cá . 43
    2.5. Đánh giá về trình độ phát triển nghề khai thác . 44
    2.5.1. Đánh giá chung về thực hiện các Chỉ số . 44
    2.5.2. Đánh giá về những mặt đạt được và hạn chế . 50
    2.6. Các cơ hội và thánh thức 51
    2.6.1. Các c ơ hội . 51
    2.6.2. Các thách thức 51
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA THÀNH
    PHỐ ĐÀ NẴNG . 53
    3.1. Quan điểm và phương hướng . 53
    3.1.1. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả . 53
    3.1.2. Phát triển khai thác hải sản xa bờ the o hướng kết hợp với chương trình biển đảo, nhằm gắn kết
    phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng 55
    3.1.3. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng phát huy tối đa nội lực từ dân 57
    3.1.4. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng lồng ghép với các chương trình bảo vệ môi
    tr ường nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư và tranh thủ đ ược các nguồn tài trợ quốc tế 58
    3.1.5. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng lồng ghép với các chương trình kinh tế khác để
    chuyển đổi nghề, nhằm chuyển dịch c ơ cấu kinh tế của các địa ph ương ven biển Đà Nẵng 59
    3.2. Các giải pháp phát triển 61
    3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 61
    3.2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất . 64
    3.2.3. Giải pháp khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế 68
    3.2.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 72
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
    4.1. Kết luận . 76
    4.2. Kiến nghị . 77
    4.2.1. Trung ương . 77
    4.2.2. Địa ph ương . 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Thành phố Đà Nẵng có chiều dài bờ biển hơn 92km là một trong 28 tỉnh,
    thành phố ven biển của cả nước và thuộc khu vực miền Trung, có 6 trên 8 quận,
    huyện tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa, với 80% dân số đang sinh
    sống tại các quận, huyện ven biển. Vì vậy biển sẽ tạo ra vị thế cho thành phố Đà
    Nẵng phát triển trong ngành khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, du lịch, công
    nghiệp cơ khí đóng tàu, vận tải biển và đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an
    ninh quốc phòng trên biển.
    Vùng biển thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và là
    một trong những ngư trường trọng điểm của các tỉnh miền Trung, với trữ lượng
    nguồn lợi hải sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, có
    trên 670 giống, loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài; khu vực biển
    Nam Hải Vân – bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao
    như rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý, là tài sản
    phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua lãnh đạo
    thành phố đã có nhiều chủ trương, giải pháp quản lý, nhằm bảo vệ, khai thác tiềm
    năng, thế mạnh của biển theo hướng phát triển bền vững và đi đôi với bảo vệ môi
    trường sinh thái .
    Khai thác hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh, thành phố có tiềm
    năng về biển; Đây là hoạt động đem lại giá trị kinh tế cao và nhanh, sản phẩm khai
    thác được không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ mà có ý nghĩa quyết định sự tăng
    trưởng của lĩnh vực xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần quan trọng
    vào sự nghiệp bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc.
    Đối với thành phố Đà Nẵng, những năm 90 nghề khai thác hải sản đã phát triển
    khá mạnh, là hoạt động kinh tế chủ yếu của hàng nghìn hộ ngư dân vùng ven biển.
    Thời kỳ cao điểm, toàn thành phố có hơn 3.000 tàu cá với các nhóm công suất khác
    nhau, mỗi năm đưa từ biển về gần 50 nghìn tấn hải sản các loại. Tuy vậy, những năm
    gần đây hoạt động khai thác hải sản giảm đáng kể cả về số lượng tàu cá và năng lực
    đánh bắt. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng;
    2
    năm 2010, số lượng tàu cá của thành phố Đà Nẵng có 2.388 chiếc, với tổng công suất
    78.927 CV, trong đó chỉ có 153 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên đủ khả năng đánh
    bắt xa bờ [21]. Từ năm 2005 đến 2010, số lượng tàu được đóng mới là 18 chiếc, trong
    khi đó hàng trăm chiếc tàu đánh bắt xa bờ đã giải bản hoặc bán đi địa phương khác
    [21]. Một số tàu hiện tuổi đã cao nay xuống cấp nghiêm trọng, nhiều chiếc phải nằm bờ
    nhiều tháng. Mặc dù Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ cấm phát triển tàu
    công suất nhỏ đánh bắt gần bờ, nhưng ở Đà Nẵng thuyền thúng lắp máy nhỏ hơn 8 cv
    phát triển nhiều so với các địa phương khác trong khu vực miền trung vì vây sản lượng
    khai thác hải sản của Đã Nẵng chỉ đath hơn 40 ngàn tấn bằng một huyện của tỉnh
    Quảng Ngãi. Thu nhập của ngư dân chỉ từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng [21].
    Tỉnh Quảng Ngãi là địa phương cùng khu vực miền trung được đánh giá là tỉnh
    nghèo không có điều kiện đầu tư về cơ sở hậu cần nghề cá như Đà Nẵng; nhưng hiện
    nay toàn tỉnh có hơn nghìn tàu cá công suất lớn hơn 90CV, mỗi năm khai thác khoảng
    120 nghìn tấn hải sản các loại [25] qua đó mới thấy hoạt động khai thác hải sản của
    thành phố Đà Nẵng đã và đang giảm sút.
    Tỉnh Quảng Ngãi cũng là địa phương có nghề lưới cản, lưới vây khai thác hiệu
    quả và phát triển đại trà. Từ sản xuất phát triển đã hình thành các tổ đội đoàn kết trong
    khai thác hải sản và đội tàu hậu cần dịch vụ nghề cá được hình thành từ các tổ đội
    đoàn kết. Chỉ tính riêng khu vực Sa Huỳnh (gồm 2 xã Phổ Châu và Phổ Thạnh- huyện
    Đức Phổ) đã có 700 tàu cá, trong đó 250 chiếc công suất 250 CV trở lên. Mỗi năm ngư
    dân Đức Phổ đã khai thác được trên 40 nghìn tấn hải sản, trong đó 60% đủ tiêu chuẩn
    chế biến xuất khẩu; huyện Tư Nghĩa cũng có gần 1.000 tàu, trong đó trên 70% là tàu
    cá có công suất lớn hơn 90CV, huyện đã thành lập Hợp tác xã Đánh bắt hải sản Cỗ
    Lũy, nhiều năm nay, Hợp tác xã chủ trương không đóng mới tàu công suất 200 CV mà
    chủ yếu là các loại tàu có công suất từ 350 đến 500 CV, chỉ tính năm 2009, Hợp tác xã
    này hạ thủy 30 chiếc tàu công suất trên 400 CV, năm 2010 hạ thủy tiếp 40 chiếc [25].
    Bên cạnh mô hình Hợp tác xã thì mô hình Gia đình có đội tàu từ 3-4 chiếc công
    suất 350 CV khá phổ biến, đánh bắt xa bờ bằng các nghề truyền thống rất hiệu quả nên
    hoạt động khai thác hải sản ở Quảng Ngãi liên tục đạt sản lượng cao, ngư dân thu nhập
    bình quân 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
    3
    Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nghề cá của thành phố Đà Nẵng trong
    những năm vừa qua chậm phát triển và có dấu hiệu giảm sút về chất lượng và hiệu
    quả? Trước hết sự quan tâm của chính quyền các cấp và cơ quan chức năng của Thành
    phố Đà Nẵng cho hoạt động khai thác hải sản còn quá ít; việc hỗ trợ về vốn vay ưu đãi
    để ngư dân đóng mới tàu công suất lớn hầu như không có. Sau 2 cơn bão lớn là
    Chanchu và Xangsane năm 2006, tàu cá bị thiệt hại nhiều, năng lực đánh bắt giảm sút,
    các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đối với ngư dân. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề
    đánh bắt có triển khai nhưng kinh phí hạn hẹp, chỉ dừng lại ở dạng mô hình là chủ yếu.
    Xuất phát từ những quan điểm, lý do thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài
    nghiên cứu "Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng".
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá được năng lực hoạt động khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng từ
    đó đề xuất giải pháp, định hướng phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng ổn
    định, hiệu quả. Cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin cho công tác quản lý và phát triển
    nghề khai thác hải sản một cách bền vững và hiệu quả.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá năng lực tàu thuyền hoạt động khai thác hải sản.
    - Đánh giá được năng lực sản xuất, hoạt động khai thác hải.
    - Đánh giá được năng lực cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải.
    - Đề xuất được giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ, theo hướng ổn định,
    hiệu quả và bền vững.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Ngư dân tham gia các hoạt động về khai thác hải sản, các cơ quan quản lý thủy
    sản.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Tại các quận, huyện, phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng có hoạt động khai
    thác hải sản.
    4
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1 Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập các số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thuỷ
    sản thành phố Đà Nẵng; các quận, huyện như: Số liệu về tàu thuyền, công suất tàu và
    trang thiết bị thông hàng hải, cở sở hậu cần nghề cá .
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
    Trước khi tiến hành điều tra thực địa, tôi sử dụng phương pháp kế thừa/phân tích
    tài liệu có sẵn để bước đầu nắm được những vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội, hoạt
    động khai thác hải sản cùng với những chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển
    nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng. Kết quả của phương pháp nghiên cứu
    này là nắm được tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, giúp cho việc chọn mẫu
    được chính xác hơn. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu, phát hiện
    những khía cạnh nghiên cứu chưa được đề cập.
    4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
    Phương pháp phỏng vấn sâu:
    Phương pháp này chủ yếu tìm hiểu nguyên nhân về các vấn đề nghiên cứu. Một
    bảng câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ được thiết kế để thu thập thông tin thực hiện mục tiêu của
    Luận văn.
    Phương pháp thảo luận nhóm tập trung:
    Việc hình thành và tổ chức các hoạt động khai thác hải sản cũng như các chủ
    trương, chính sách liên quan đến phát triển khai thác hải sản là vấn đề cá nhân - Xã hội,
    cộng đồng - Nhà nước rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của xã hội, của
    cộng đồng ngư dân. Do đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
    gồm các hộ gia đình, các chủ tàu, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp xã.Từ đó rút
    ra được các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện Luận văn .
    Để cung cấp các thông tin định tính, nhanh và khách quan, khi tiến hành phương
    pháp thảo luận nhóm, Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA) dành
    cho đối tượng thu thập thông tin là cộng đồng ngư dân. Với phương pháp PRA sẽ tiếp
    xúc làm việc với các bên liên quan để thấy rõ những phát hiện hay kết quả nghiên cứu
    5
    không phản ánh quan điểm chủ quan của nhà nghiên cứu mà là của đối tượng nghiên
    cứu.
    4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
    Phương pháp định lượng sẽ sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến (bảng hỏi cấu
    trúc) trên cơ sở điều tra chọn mẫu. Phương pháp này sẽ được sử dụng nhằm đo lường
    thực trạng về lĩnh vực khai thác hải sản và những chính sách liên quan đến phát triển
    nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng.
    Trên cơ sở dữ liệu và các tài liệu thu thập được sử dụng phương pháp SWOT để
    phân tích và đánh giá; sử dụng phần mềm Microsoft Excel, phần mềm SPSS, số liệu
    được thu thập sẽ được nhập vào máy tính và phân tích bằng các hàm thống kê để đưa
    ra các giá trị cần thiết. Đồng thời, tiến hành phân tích tính hiệu quả và mức độ ảnh
    hưởng đến sự phát triển nghề khai thác hải sản dựa trên tiêu chí hiệu quả và bền vững
    từ đó xác định và định lượng được hiệu quả của các chính sách đến quá trình sản xuất
    về mặt kinh tế và xã hội.
    4.3. Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập
    Hiệu chỉnh số liệu thu được từ bảng hỏi
    Việc làm sạch (Data cleaning) các phiếu câu hỏi điều tra sẽ được tiến hành
    trong khi các phiếu điều tra vẫn còn ở nơi điều tra.
    Kiểm tra độ chính xác và tính hoàn chỉnh của từng phiếu điều tra khi nhận
    được. Nếu thấy phiếu điều tra sai, không đúng thì loại bỏ.
    Xử lý và phân tích số liệu.
    Việc xử lý thông tin và số liệu thu thập được chủ yếu triển khai nhờ sử dụng
    máy tính và chương trình thống kê chuyên dụng cho khoa học xã hội (SPSS) và theo
    nhóm chuyên đề trên Excel. Các dữ liệu định tính được xử lý trên chương trình
    Ethnograph và các kỹ thuật xử lý khác như phân tích nội dung (Content analysis),
    phân tích thống kê mô tả và tổng hợp.
    Các số liệu được tổng hợp và phân tích theo các bảng biểu, bao gồm: bảng số
    liệu chung, các bảng tương quan, so sánh có kèm theo các chỉ số trắc nghiệm số thống
    kê để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.
    Cơ sở dữ liệu được thiết lập dựa trên các kết quả đánh giá theo các chỉ số, tiêu
    chí đã được xác định.
    6
    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    - Thống kê được các Chính sách đã thực hiện.
    - Đánh giá được các ưu, nhược điểm trong quá trình phát triển nghề khai thác
    hải sản. Từ đó có những điều chỉnh, chỉnh sửa để phù hợp hơn với tình hình thực tế
    phát triển nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng.
    - Đưa ra được các tiêu chí phù hợp hơn để vận dụng vào quản lý nghề khai thác
    hải sản một cách bền vững và hiệu quả.
    - Là Cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp bền vững về nghề khai thác hải
    sản một cách hiệu quả.
    - Là cơ sở để cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có thể so
    sánh, đánh giá và điều chỉnh các chính sách, hướng tới quản lý nghề khai thác hải sản
    bền vững và hiệu quả.
    6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
    Bố cục của đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững trong khai thác hải sản xa bờ.
    Chương 2: Hiện trang nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng.
    Chương 3: Các giải pháp phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ của thành phố
    Đà Nẵng.
    7
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
    TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ
    1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
    1.1.1. Khái niệm về phát triển
    Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng
    đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
    * Những vấn đề cơ bản của Phát triển kinh tế
    - Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản
    lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định).
    - Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành,
    thành phần kinh tế . thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tuơng đối
    so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt
    là ngành dịch vụ.
    - Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo
    dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo.
    - Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi.
    - Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế.
    - Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố
    nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
    1.1.2. Khái niệm về phát triển về vững
    Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
    phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
    nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
    nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những
    nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
    Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
    (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế
    giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là
    "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. http://www.danang.gov.vn ; http://www.danangcity.gov.vn
    2. UBND thành phố Đà Nẵng (2009), Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường
    thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
    3. UBND các huyện, thị (2010), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội
    năm 2009.
    4. Niên giám thông kê thành phố Đà Nẵng 2009.
    5. Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
    6. Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác
    thuỷ sản.
    7. Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều
    kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
    8. Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về Sửa đổi,
    bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CPngày 04/05/2005 về điều kiện sản
    xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản .
    9. Thông tư số 02 /2006 /TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ
    số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành
    nghề thuỷ sản.
    10. Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo
    vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1998),
    11. Nghị quyết số 41/NQ-TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng về bảo vệ môi trường
    (2004).
    12. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính
    phủ về ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
    13. Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
    duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến
    năm 2020.
    14. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
    duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
    b
    15. Quyết định số 63/2010/QD-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
    Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
    16. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động
    khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
    17. Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số
    33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thuỷ
    sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển .
    18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2008), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2007.
    19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2009), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2008.
    20. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2009.
    21. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2010.
    22. Nguyễn Chu Hồi (2004). Một số vấn đề về Phát triển bền vũng đối với ngành Thủy
    sản Việt Nam.
    23. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc lần thứ 1 về phát triển bền vững. Hà Nội
    24. Chi cục Thủy sản Đà Nẵng (2011), Báo cáo tổng kết về hoạt động Khai thác thủy
    sản năm 2010.
    25. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lơi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi (2010), Báo cáo
    tổng kết hoạt động khai thác thủy sản năm 2009.
    26. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lơi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi (2010), Báo cáo
    tổng kết hoạt động khai thác thủy sản năm 2009.
    27. Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Hiện trạng và khả năng khai thác nguồn lợi biển Việt
    Nam, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.
    28. Luật Thi đua, Khen thưởng 28 Số: 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
    29. Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
    Chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ hải sản trên
    các vùng biển xa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...