Luận Văn Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm tại công ty TNHH thương mại MT

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay kinh tế thị trường phát triển, xu hướng toàn cầu hóa kéo theo tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao, sử dụng các công cụ xúc tiến để thu hút, kích thích nhu cầu khách hàng.
    Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các chiến lược quảng cáo sáng tạo, khuyến mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo khiến cho các chiến lược này bị mất tác dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay đang tập trung phát triển hệ thống kênh phân phối để có thể đạt được lợi thế trong dài hạn. Hệ thống kênh phân phối hoàn thiện, một chính sách phân phối đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. đảm bảo phân phối hàng rộng lớn và đưa hàng tới các thị trường mục tiêu. Đồng thời thông qua một hệ thống kênh phân phối phù hợp, công ty sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
    Nước uống tinh khiết là sản phẩm thuộc loại đồ uống giải khát. Đây là lĩnh vực kinh doanh khá sôi động hiện nay. Là ngành có vốn đầu tư không lớn tuy nhiên lợi nhuận thu được lại cao, vì vậy thị trường nước uống tinh khiết trong những năm qua không ngừng phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. Trên thị trường xuất hiện rất nhiều các nhãn hiệu nước uống tinh khiết khác nhau nhái thương hiệu của các hãng nổi tiếng khác, hoặc chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy việc phát triển và kiểm soát kênh phân phối của mỗi công ty là vô cùng qua trọng. Kiểm soát kênh phân phối tốt giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa tốt hơn đến tay người tiêu dùng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
    1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
    Qua quá trình khảo sát thị trường và thực tập tại Công ty TNHH một thành viên Thương Mại MT, tôi nhận thấy một số vấn đề còn hạn chế trong hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty và nhân thức được tầm quan trọng, vai trò thiết thực của phát triển kênh phân phối đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó, tiếp cận theo quan điểm marketing hiện đại, tôi lựa chọn đề tài: "phát triển kênh phân phối sản phẩm nước uống tinh khiết trên địa bàn tỉnh Hải Dương của công ty TNHH MTV Thương Mại MT "
    1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
    1.3.1 Một số đề tài nghiên cứu về kênh phân phối và phát triển kênh phân phối trong phạm vi trường đại học Thương Mại.

    Trong những năm vừa qua, trong trường đại học Thương Mại và một số trường đại học khác có khá nhiều công trình luận văn tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu về phát triển kênh phân phối, sau đây là một số đề tài luận văn tiêu biểu trong những năm gần đây:
    - Lương Thị Mai: "Giải pháp phát triển kênh phân phối nông sản của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên tại thị trường Hà Nội"- Khoa Marketing 2011
    - Trần Văn Bình: "Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm xi măng của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu" - Khoa Marketing 2011
    - Nguyễn Thị Bích: "Phát triển kênh phân phối cho sản phẩm thuốc tân dược tại công ty cổ phần dược phẩm Hiệp Bách Niên - chi nhánh Hà Nội"- Khoa Marketing 2011
    - Nguyễn Thị Thu Trang: "Phát triển kênh phân phối sản phẩm bim bim Hachi của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thiên Đức trên thị trường Hà Nội" Khoa Marketing 2011
    - Nguyễn Thị Như: "Phát triển kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại VIC tại Miền Bắc" - Khoa Marketing 2011 .
    Nhận thấy các đề tài này đã hệ thống được cơ sở lý luận về phát triển kênh phân phối và các quyết định liên quan. Đó là cơ sở tham khảo hữu ích cho tôi trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài của mình.
    Tuy nhiên, các luận văn trên cũng như các đề tài luận văn của những năm trước về phát triển kênh phân phối chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về sản phẩm nước uống tinh khiết, đặc biệt là sản phẩm nước uống tinh khiết của công ty TNHH một thành viên Thương Mại MT
    1.3.2 Một số đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH một thành viên Thương Mại MT.
    - Tăng Thị Lan "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH MTV Thương Mại MT", ĐH kinh tế kỹ thuật Hải Dương 2012
    - Phạm Thị Thu " Quản trị chất lượng tại công ty TNHH MTV Thương Mại MT" ĐH sư phạm Hải Dương 2011.
    - Phạm Thị Thao "kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH MTV Thương Mại MT" ĐH kinh tế Kỹ Thuật Hải Dương 2012.
    Trong quá trình thực tập, tìm hiểu tại công ty TNHH MTV Thương Mại MT, tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào về chủ đề phát triển kênh phân phối cho sản phẩm nước uống tinh khiết tại công ty. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, công ty phát triển kênh phân phối hiệu quả để có thể nâng cao sức cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, đề tài của tôi là đề tài duy nhất và không có sự trùng lặp nghiên cứu về phát triển kênh phân phối sản phẩm nước uống tinh khiết tại công ty TNHH MTV Thương Mại MT.
    1.4 Mục tiêu của nghiên cứu
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kênh phân phối và phát triển kênh phân phối của công ty kinh doanh.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng kênh phân phối nước uống tinh khiết hiện nay tại công ty TNHH MTV Thương Mại MT.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của kênh phân phối và phát triển kênh phân phối nước uông tinh khiết hiện tại của công ty trên thị trường Hải Dương.
    1.5 Phạm vi nghiên cứu
    Căn cứ vào tình hình kinh doanh tại công ty TNHH MTV Thương Mại MT và phạm vi khóa luận tốt nghiệp, đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu như sau:
    - Không gian: Thị trường tỉnh Hải Dương
    - Thời gian:
    ü Thời gian thực hiện đề tài khóa luận: từ 01/03 - 03/05/2013
    ü Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu dữ liệu thứ cấp từ năm 2009 đến 2012, và các dữ liệu sơ cấp thu thập được trong quá trình phỏng vấn trong quá trình tìm hiểu thực tập tại công ty. Đề xuất các giải pháp phát triển kênh phân phối trong 5 năm tới từ 2013 đến 2018.
    - Sản phẩm: nước uống tinh khiết của công ty TNHH một thành viên Thương Mại MT.
    1.6 Phương pháp nghiên cứu
    1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
    Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung nghiên cứu từ các nguồn tin cậy.
    v Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập từ nguồn dữ liệu bên ngoài và bên trong công ty
    Ø Nguồn dữ liệu nội bộ:
    - Phòng kinh doanh: Báo cáo các hoạt động marketing, kinh doanh trong từng giai đoạn
    - Phòng kế toán: các báo cáo tài chính từ 2009 -2012
    - Phòng nhân sự: tình hình nhân sự của công ty, đặc biệt là nhân sự phòng kinh doanh, trình độ, năng lực, chế độ đãi ngộ của từng bộ phận.
    - Phòng sản xuất: quy mô, năng lực sản xuất, các yếu tố đầu vào nguyên nhiên vật liệu của công ty.
    Ø Nguồn dữ liệu bên ngoài
    - Các ấn phẩm, website của các cơ quan nhà nước
    - Các tạp chí xuất bản định kỳ: tạp chí Marketing, tạp chí Doanh Nhân Việt .
    - Các wesite về kinh tế và marketing: marketingchienluoc.com,
    - vneconomy.com.vn, tinkinhte.com, voer.edu.com
    - Các sách tham khảo: quản trị marketing (Phillip kotler), giáo trình nghiên cứu marketing - trường ĐH Thương Mại, giáo trình quản trị kênh phân phối - khoa marketing trường ĐH Thương Mại.
    v Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
    Ø Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
    - Mục tiêu: thu thập thông tin về hoạt động kênh phân phối, các chính sách điều tiết thành viên kênh của công ty.
    - Số lượng phỏng vấn: 5 người
    - Đối tượng: Phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kế toán, trưởng phòng nhân sự và bộ phận hậu cần: kho, vận tải.
    - Công cụ phỏng vấn: sử dụng bảng câu hỏi kết hợp các câu hỏi phụ khi phỏng vấn tại chỗ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...