Luận Văn Giải pháp phát triển họat động tín dụng tiêu dùng của vietcombank

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các bảng số liệu, biểu đồ minh hoạ
    Lời mở đầu
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU
    DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 1
    1.1 Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng của NHTM 1
    1.1.1 Khái niệm, đặc trưng tín dụng ngân hàng và cho vay tiêu dùng 1
    1.1.2 Nguyên tắc của cho vay tiêu dùng 3
    1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường 4
    1.2 Đối tượng và đặc điểm riêng của cho vay tiêu dùng . 6
    1.2.1 Đối tượng của cho vay tiêu dùng 6
    1.2.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng . 6
    1.3 Một số hình thức cho vay tiêu dùng . 8
    1.3.1 Căn cứ vào mục đích khỏan vay . 8
    1.3.2 Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay 8
    1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khỏan nợ 9
    1.3.4 Căn cứ vào phương thức hòan trả nợ . . 11
    1.4 Kinh nghiệp phát triển bán lẻ của một số ngân hàng nước
    ngoài và bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam . 16
    1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok – Thái Lan . 16
    1.4.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Union – Phi-lip-pin . 17
    1.4.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng Standard Chartered – Sing-ga-po 18
    1.4.4 Kinh nghiệm của Ngân hàng CitiBank – Nhật Bản 19
    1.4.5 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam 21
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 23
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
    TIÊU DÙNG CỦA VIETCOMBANK . 24
    2.1 Vài nét khái quát về Vietcombank . 24
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Vietcombank
    2.1.2 Điểm một số mặt hoạt động kinh doanh của Vietcombank . 27
    2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank 34
    2.2.1 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại Vietcombank . 34
    2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Vietcombank . 37
    2.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Vietcombank 39
    2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của
    Vietcombank 44
    2.2.4.1 Chưa nhận thức và quan tâm đúng mức về phát triển cho vay
    tiêu dùng . 44
    2.2.4.2 Công tác tiếp thị marketing, xây dựng và củng cố thương hiệu
    chưa tốt . 45
    2.2.4.3 Quy chế cho vay tiêu dùng chưa phù hợp với khách hàng 47
    2.2.4.4 Sản phẩm chưa đa dạng, rời rạc khó hình thành những sản
    phẩm trọn gói để đáp ứng nhu cầu khách hàng 48
    2.3 Tiềm năng thị trường cho vay tiêu dùng . 50
    TÓM TẮT CHƯƠNG II . 54
    CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỌAT ĐỘNG
    TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA VIETCOMBANK 55
    3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của Vietcombank . 55
    3.1.1 Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh . 55
    3.1.2 Kế hoạch mục tiêu trung hạn 56
    3.1.3 Quan điểm của Vietcombank về hoạt động cho vay bán lẻ . 57
    3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng
    tại Vietcombank . 62
    3.2.1 Nhóm giải pháp về quy trình quy định đối với cho vay tiêu
    dùng . . . 62
    3.2.1.1 Cải thiện hệ thống các quy trình, quy chế, sản phẩm cho vay
    tiêu dùng phù hợp với đối tượng khách hàng cá nhân . 62
    3.2.1.2 Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với cá
    nhân 66
    3.2.1.3 Điều chỉnh một số quy chế các sản phẩm cho vay tiêu dùng
    hiện hành của Vietcombank . 67
    3.2.2 Nhóm giải pháp về công nghệ và sản phẩm ngân hàng 69
    3.2.2.1 Nâng cấp và phát triển công nghệ ngân hàng . 69
    3.2.2.2 Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng tạo ra những bộ
    sản phẩm trọn gói . 72
    3.2.3 Nhóm giải pháp về công tác quảng cáo tiếp thị, nâng cao
    thương hiệu Vietcombank . 73
    3.2.3.1 Cần quan tâm đầu tư đúng mức công tác nghiên cứu thị trường. 73
    3.2.3.2 Thực hiện tiếp thị quảng bá sản phẩm hiệu quả đi đôi với quảng
    cáo thương hiệu Vietcombank . 75
    3.2.3.3 Xây dựng văn hoá tác phong phục vụ khách hàng mang dấu ấn
    riêng của Vietcombank . 78
    3.2.3.4 Tạo ra sự thống nhất nhất quán hình ảnh của Vietcombank tại
    mọi địa điểm giao dịch . 79
    3.2.3.5 Thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng như là một quá
    trình hậu mãi tốt . 81
    3.2.4 Con người, nhân tố quyết định thành công . 81
    3.2.4.1 Công tác tuyển dụng . 81
    3.2.4.2 Công tác đào tạo . 82
    3.2.4.3 Chế độ lương thưởng và thăng tiến 84
    3.3 Một số giải pháp hỗ trợ . 85
    3.3.1 Bình ổn kinh tế vĩ mô . 85
    3.3.2 Hệ thống quản lý hành chính và thông tin tín dụng . 86
    3.3.3 Hệ thống luật hỗ trợ ngân hàng thương mại 86
    TÓM TẮT CHƯƠNG III . 88
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ Lục luận văn
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
    Hình 1.1. Sơ đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp
    Hình 1.2. Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
    Hình 2.1. Minh hoạ giai đoạn tiếp nhận hồ sơ chuẩn bị đề xuất cho vay trong
    quy trình cho vay tiêu dùng
    Bảng 2.1. Tình hình cho vay tiêu dùng của Vietcombank giai đoạn 2005 – 2008
    Bảng 2.2. Tình hình cho vay tiêu dùng ở một số ngân hàng thương mại
    Đồ thị 2.1. Dự báo dân số Việt Nam
    Đồ thị 2.2. Mức chi tiệu của một hộ gia đình thành thị
    Đồ thị 3.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Vietcombank
    Đồ thị 3.2. Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank
    Đồ thị 3.3. Cơ cấu vốn huy động của Vietcombank
    Đồ thị 3.4. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng bán buôn và tiêu dùng 2008 – 2013
    Đồ thị 3.5. Cơ cấu tín dụng bán buôn và tiêu dùng trong tổng dư nợ
    MỞ ĐẦU
    1/ Tính cấp thiết của đề tài:
    Thực tiễn phát triển Ngân hàng trên thế giới, tỷ trọng thu nhập từ tín
    dụng ngày càng giảm, thu nhập từ dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, thẻ,
    chuyển tiền ,v.v. ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Điều này là tất yếu bởi nhu
    cầu vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn lưu động hay đầu tư TSCĐ của các tổ
    chức kinh tế sẽ ngày càng gỉam đi do đã có một kênh huy động khác thay thế
    hiệu quả hơn đó là thị trường chứng khoán, đến một tầm phát triển nào đó đa
    số các công ty đều sẽ cổ phần hoá và niêm yết trên thị trường chứng khoán,
    lúc này thông qua kênh chứng khoán các tổ chức kinh tế sẽ huy động trực
    tiếp nguồn vốn trong dân không cần thông qua NH nữa. Trong một số trường
    hợp đầu tư tài sản cố định thì doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thông
    qua các các công ty thuê mua tài chính, sử dụng hình thức Leasing, Factoring
    .v.v. sẽ ưu việt hơn là vay vốn trung dài hạn của NH để đầu tư. Cho nên, sẽ
    đến lúc chỉ còn các dự án đầu tư lớn cần huy động lượng vốn khổng lồ thì
    mới cần đến ngân hàng và thường các dự án này sẽ có sự chỉ đạo trực tiếp
    của Chính phủ. Lúc này, nhu cầu tín dụng ngân hàng sẽ chỉ còn là nhu cầu tín
    dụng của các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân tiêu dùng (cho vay
    bán lẻ) và thị phần tín dụng mà các ngân hàng cần quan tâm lúc này chính là
    nhu cầu tín dụng bán lẻ đặc biệt là mảng tín dụng tiêu dùng, một thị phần tín
    dụng đầy tiềm năng, ngày một phát triển hơn theo mức độ phát triển nền kinh
    tế và đời sống của người dân.
    Việt nam sau một quá trình chuyển mình theo kinh tế thị trường, mở
    cửa hội nhập cùng kinh tế quốc tế đã có những bước phát triển nhanh, thị
    trường chứng khóan đã hình thành và không ngừng hòan thiện, đời sống của
    người dân ngày càng được nâng cao. Cho nên các NHTM cần phải triển khai
    mô hình ngân hàng bán lẻ là cần thiết, và là một xu hướng hợp thời đại. Bên
    cạnh đó việc cho vay bán lẻ cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro qua đó
    giảm thiểu rủi ro trong cho vay của NH.
    Thực trạng hiện nay, các NHTM quốc doanh nói chung và VCB nói
    riêng lâu nay hầu như là tín dụng bán buôn (cho vay món lơn đối với các
    doanh nghiệp lơn) là chủ yếu cho nên việc cho vay bán lẻ, cho vay tiêu dùng
    chỉ là mới bắt đầu, do vậy kinh nghiệm về lĩnh vực này chưa nhiều, bên cạnh
    đó cơ chế quản lý của NHTM quốc doanh vẫn còn nặng nề quan liêu chưa có
    sự linh hoạt. Trong khi đó hàng loạt các NHTM CP ngoài quốc doanh trong
    nước ra đời đã sớm xác định thị trường tín dụng mục tiêu là thị trường tín
    dụng tiêu dùng, tạo nên đối trọng cạnh tranh khá quyết liệt, ngòai ra, nước ta
    bước vào hội nhập, tự do hoá Ngân hàng và như thế tính cạnh tranh sẽ càng
    trở nên khốc liệt hơn khi có các “đại gia” ngân hàng nước ngoài mạnh hơn
    NHTM trong nước về mọi mặt cả về vốn liếng cũng như kinh nghiệm vào
    cuộc. NHTM trong nước nếu không còn những chính sách bảo hộ của Chính
    phủ thì sẽ chỉ còn một lợi thế so với NH nước ngoài đó là có mặt lâu hơn trên
    thị trường trong nước, thị phần đã chiếm giữ được cơ bản. Cho nên mấu chốt
    vấn đề sẽ là chiếm lĩnh tối đa thị trường tiềm năng trong nước trước khi quá
    nhiều ngân hàng nước ngòai tham gia vào thị trường.
     
Đang tải...