Tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp việt á chi nhánh tân bình

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH TÂN BÌNH

    Chương 1:
    TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC

    THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ
    PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ



    1.1. Thanh toán quốc tế:
    1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
    Dưới tác động kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xă hội giữa các nước ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các mối quan hệ này h́nh thành các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau, tạo nên địa vị tài chính cho mỗi nước: bội chi hay bội thu. Tuy nhiên do khác nhau về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán do cách xa về khoảng cách địa lư nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà nhất thiết phải thông qua các tổ chức trung gian, đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của nó khắp nơi trên thế giới.
    Thanh toán quốc tế ra đời từ lâu nhưng thật sự chỉ phát triển mạnh mẽ kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay. Khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế ngày càng tăng th́ đồng thời cũng kéo theo khối lượng thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng đáng kể. Việc thanh toán qua ngân hàng gắn liền với việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nước để chi trả lẫn nhau. V́ vậy thanh toán quốc tế đă trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh tế ngày nay.
    Như vậy, có thể đưa ra khái niệm thanh toán quốc tế như sau: Thanh toán quốc tế (International payment) là quá tŕnh thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế, trao đổi quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.
    Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện trên phạm vi rộng lớn toàn cầu, phục vụ toàn bộ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế, thông qua mạng lưới ngân hàng thương mại thế giới. Sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin trong vài thập niên gần đây chính là điều kiện thúc đẩy thanh toán quốc tế ngày càng hoàn thiện hơn, luôn đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo cung cấp những sản phẩm tiện ích, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

    1.1.2. Vai tṛ của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế:
    Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai tṛ trung gian thanh toán giúp cho quá tŕnh thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay v́ thanh toán bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán mà c̣n tư vấn cho khách hàng, tạo sự an tâm, tin tưởng và hạn chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nước ngoài.
    Thanh toán không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng các khoản phí, hoa hồng mà c̣n tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của ḿnh do khách hàng mở tài khoản, hoặc kư quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan như: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lănh thanh toán cho khách hàng,
    Như vậy, thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ liên quan và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế.
    Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá tŕnh lưu thông hàng hóa, nếu như quá tŕnh thanh toán quốc tế được tiến hành cách liên tục, nhanh chóng, thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, đồng thời cũng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thông qua quá tŕnh giao dịch từng khâu trong quá tŕnh thanh toán với ngân hàng, nếu doanh nghiệp thiếu vốn th́ ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn, cho vai vốn, tận t́nh giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra.
    Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau.
    Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng tập trung quản lư nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lư ngoại hối.
    Thực hiên thanh toán quốc tế tốt cũng tạo điều kiện thực hiện và quản lư tốt, có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đă đề ra.

    1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế:
    1.1.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):
    Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế trong đó nhà nhập khẩu sẽ ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ ḿnh trích từ tài khoản của ḿnh một số tiền nhất định chuyển cho nhà xuất khẩu có tài khoản tại một ngân hàng nhất định trong một thời gian nhất định.
    Hiện nay, h́nh thức chuyển tiền có các h́nh thức: chuyển tiền bằng thư, chuyển tiền bằng điện, . Tuy nhiên, phương thức chuyển tiền thông dụng nhất vẫn là chuyển tiền bằng điện v́ tiết kiệm được thời gian và chính xác.
    Việc chuyển tiền có thể sử dụng trong trường hợp trả trước, trả ngay, hoặc trả sau. Chuyển tiền trả trước thường thực hiện khi nhà nhập khẩu muốn ứng tiền trước cho nhà xuất khẩu để thực hiện hợp đồng, hoặc có thể đặt cọc để thực hiện hợp đồng. Chuyển tiền trả ngay thực hiện khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ( khi hàng được chất lên phương tiện vận tải quy định hoặc khi hàng hóa hoặc bộ chứng từ đến điểm đến yêu cầu, ). Chuyển tiền trả sau là loại chuyển tiền được thực hiện nhiều nhất, thực hiện sau khi nhà nhập khẩu nhận được hàng hoặc chứng từ một khoản thời gian nhất định được ghi trong hợp đồng.

    1.1.3.2. Phương thức nhờ thu (Collection):
    Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ ḿnh nhờ thu hộ tiền hàng (dịch vụ) trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa có liên quan.
    Nhờ thu được xem là nghiệp vụ của ngân hàng theo thư ủy thác nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Ngân hàng thực hiện đúng theo như chỉ thị nhận được, nhằm đạt được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu, bộ chứng từ được chuyển giao cho nhà nhập khẩu theo những điều khoản và điều kiện được ghi trong chỉ thị nhờ thu.
    Phương thức nhờ thu có thể thực hiện dước hai h́nh thức:
    Nhờ thu trơn (Clean collection) là phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ ḿnh nhờ thu hộ tiền dựa trên hối phiếu đ̣i tiền, c̣n chứng từ hàng hóa sẽ lập và gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu để làm cơ sở nhận hàng.
    Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) là phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ lập bộ chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền, khi nào nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu th́ ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng.

    1.1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit):
    Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế, được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn như là h́nh thức nhận tài trợ từ phía ngân hàng trong quá tŕnh thanh toán. Bởi phương thức này thuận lợi cho cả nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu có thể khẳng định hợp đồng được thực hiện khi nhận được thư tín dụng; nhà nhập khẩu chỉ thể hiện ư chí, khả năng mua hàng khi được ngân hàng phát hành tín dụng thư theo yêu cầu của họ.

    1.2. Phương thức tín dụng chứng từ:
    1.2.1. Cơ sở pháp lư:
    1.2.1.1. UCP 600:
    Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo quy tắc “thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ” (Uniform customs and practise for documentary credit – UCP).
    Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lư quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới.
    Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, đến nay UCP đă sáu lần sửa đổi: vào năm 1952, 1962, 1974, 1983 (UCP 400), 1993 (UCP 500), và vào ngày 25/06/2008, Pḥng thương mại quốc tế đă thông qua UCP 600 – đây là phiên bản thứ bảy- có hiệu lực từ ngày 01/07/2009, được thừa nhận và áp dụng trên toàn thế giới. Những sửa đổi này nhằm mục đích để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đă được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống nhất.
    Hiện nay UCP được sử dụng trên 180 quốc gia trên thế giới, năm 1962 lần đầu tiên UCP được dịch ra tiếng Việt. UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn, tùy ư các bên có thể lựa chọn thống nhất sử dụng một trong bảy bản UCP. Tuy UCP đă được dịch sang tiếng Việt, nhưng chỉ có giá trị tham khảo, chỉ bản UCP bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lư, và văn bản UCP hiện hành hiện nay là UCP 600.
    Khi UCP được dẫn chiếu vào LC th́ nó trở thành một trong những cơ sở pháp lư quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa hai bên tham gia. Để dẫn chiếu UCP vào LC, người ta cần thêm vào LC các ḍng sau: “this credit is subject to UCP 2009 revision ICC publication” hoặc là “UCP DC 2009 revision ICC 600 reffered”, . Ngoài các quy định cụ thể trong UCP 600, các bên cũng có thể thống nhất thêm vào LC một số nội dung phù hợp với yêu cầu của ḿnh.
    So với UCP 500, UCP 600 có một số thay đổi tích cực hơn.
    Thứ nhất, về h́nh thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rơ nghĩa của các thuật ngữ c̣n gây tranh căi trong bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đă nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation
    Thứ hai, UCP 600 đă quy định rơ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất tŕnh là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rơ ràng là “Thời gian hợp lư” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ.
    Thứ ba, UCP 600 đă đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất tŕnh đúng như trong LC.
    Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.
    Đó là một số sử đổi cơ bản của UCP 600 so với UCP 500. Nhờ vậy mà UCP 600 trở nên chính xác hơn, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, trong UCP 600 vẫn c̣n một số vấn đề chưa được giải quyết.
    Như vậy, UCP 600 là kết quả làm việc của Ủy ban kỹ thuật và tập quán ngân hàng của ICC. Về cơ bản, UCP 600 đă có nhiều điểm mới nhằm xác định rơ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đ̣i hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế mà điển h́nh là đ̣i hỏi ICC phải cập nhật và sửa đổi eUCP và ISBP cho phù hợp với UCP 600.

    1.2.1.2. eUCP:
    Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng rộng răi của thương mại điện tử, kỹ thuật xử lư chứng thừ đă được ICC đề cập trong cuộc họp ngày 24/05/2000 tại Pari. Sau 18 tháng nỗ lực thực hiện, ICC cho ra đời văn bản bổ sung eUCP (UCP 500.1) có hiệu lực từ tháng 02/2002.
    eUCP không phải là bản sửa đổi của UCP mà là phụ bản của UCP. eUCP mang tính bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn UCP, nó được sử dụng trong trường hợp LC quy định xuất tŕnh chứng từ điện tử và kể cả chứng từ truyền thống bằng văn bản. eUCP góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin.

    1.2.1.3. ISBP:
    Tại cuộc họp vào tháng 5/2000, Ủy ban kỹ thuật và thực hành ngân hàng của pḥng thương mại quốc tế (Ủy ban ngân hàng của ICC) đă soạn thảo văn bản Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm ra chứng từ xuất tŕnh theo phương pháp tín dụng chứng từ (The International Standard Banking Practice for examination of documents under documentary credit) được ban hành kèm theo tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do pḥng thương mại quốc tế xuất bản số 600 (UCP).
    Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng thể hiện trong ISBP là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy ban ngân hàng của UCP .Văn bản này không sửa đổi UCP , mà chỉ giải thích rơ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ. Tuy nhiên phải thừa nhận là luật lệ của một số nước có thể bắt buột áp dụng các tập quán khác với quy định trong ISBP.
    Cần lưu ư rằng , bất cứ điều khoản nào trong tín dụng chứng từ mà có thể thay đổi hay ảnh hưởng đến việc áp dụng một điều khoản của UCP cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng. Do đó, khi xem xét các tập quán thực hành được quy định trong ISBP, các bên phải thật sự cân nhắc đến bất kỳ điều khoản trong tín dụng chứng từ mà nó loại trừ hay thay đổi nội dung được quy định trong một điều khoản của UCP. Nguyên tắc này là xuyên suốt trong toàn bộ ISBP, cho dù được nói ra hay không, nhưng đôi khi nó cũng nhắc lại nhằm mục đích nhấn mạnh hay minh chứng.
    Như vậy, ISBP ra đời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong quá tŕnh kiểm tra chứng từ của ngân hàng, với mục đích kiểm tra nhằm t́m ra dấu hiệu gian lận hay lừa đảo từ phía nhà xuất khẩu.

    1.2.2. Định nghĩa tín dụng chứng từ:
    Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba kư phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất tŕnh tại ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.
    Như vậy, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất tŕnh bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất tŕnh tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng có thể hiểu như là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu. Từ tính chất của thư tín dụng có thể suy ra : Thứ nhất, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này. Thứ hai, do tính độc quyền của hoạt động ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bởi các tổ chức tín dụng.
    Để hiểu rơ hơn về tín dụng chứng từ, ta cần hiểu rơ hai khái niệm sau: Tín dụng chứng từ (Documentary credit) và thư tín dụng (letter of credit - LC).
    Tín dụng thư (hay c̣n gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lư được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng.
    LC được mở trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, phần lớn các điều khoản trên LC xuất phát từ các nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương. Nhưng khi LC đă được mở th́ nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương v́ nhà xuất khẩu giao hàng theo quy định của LC chứ không phải theo hợp đồng.
     
Đang tải...