Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính thiết thực của đề tài
    Hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động nhiều rủi ro bởi vì phạm vi
    hoạt động không còn nằm trong lãnh thổ nhỏ hẹp của một quốc gia. Kể từ khi gia
    nhập WTO ngày 7/11/2006, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước khởi sắc rõ nét,
    tốc độ phát triển của nền kinh tế luôn được duy trì ở mức cao, đặc biệt là hoạt động
    thương mại quốc tế ngày càng phát triển vượt bực cùng với sự phát triển của ngành
    ngân hàng.
    Hoạt động thương mại quốc tế được coi như một yếu tố cực kỳ quan trọng tác
    động đến kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu bên cạnh các yếu tố khác như chất
    lượng và khả năng cạnh tranh. Và do đó, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ngày
    càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, là một mắt
    xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển
    như tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy
    hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các đơn vị kinh tế ngày càng phát triển.
    Tài trợ thương mại quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, là hoạt động
    phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó các bên tham gia quá trình tài trợ thương mại
    quốc tế trong đó có NHTM không những phải am hiểu về quy trình nghiệp vụ mà
    còn phải am hiểu về các thông lệ, tập quán, luật pháp của quốc gia và quốc tế.
    Tuy nhiên, khi bước vào hội nhập, Việt Nam phải đối mặt với không ít thách
    thức đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chúng ta phải mở cửa toàn diện cho
    các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế được phép vào Việt Nam và như vậy
    sức ép cạnh tranh là rất lớn. Với kinh nghiệm, vốn và kỹ thuật hiện đại, với mạng
    lưới rộng khắp trên toàn thế giới, hệ thống ngân hàng nước ngoài có nhiều ưu thế
    cạnh tranh hơn so với hệ thống ngân hàng trong nước. Nếu ngân hàng trong nước
    không tiến hành cải cách căn bản và đổi mới triệt để thì sẽ khó có thể cạnh tranh và
    phát triển ngang tầm với hệ thống ngân hàng nước ngoài đặc biệt là trong thời kỳ
    khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng như hiện nay khi mà Việt Nam cũng là một
    trong những nước bị ảnh hưởng.
    Từ lý do đó, đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
    tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam” với mục đích là đưa ra các giải
    pháp nhằm phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng TMCP
    Xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
    Tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân
    hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và đánh giá những kết quả đạt được, những
    tồn tại và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng
    TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.
    Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển hoạt
    động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam nói
    riêng và của hệ thống NHTM nói chung. Các ý kiến đề xuất này phù hợp với thực tế,
    đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt
    Nam.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng một số phương pháp như:
    Phương pháp duy vật biện chứng
    Phương pháp phân tích: quy nạp và diễn dịch
    Phương pháp xử lý số liệu: thu thập, tổng hợp, đối chiếu, so sánh
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và các
    hoạt động khác hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
    Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
    trong bối cảnh hiện nay.
    Số liệu nghiên cứu: Số liệu từ báo cáo thường niên của Ngân hàng
    TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, số liệu từ kết quả hoạt động, báo cáo tài chính của
    các ngân hàng TMCP cùng hệ thống có liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại
    quốc tế, số liệu từ các báo và tạp chí chuyên ngành.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và tài trợ thương mại quốc tế
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng
    TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ở Ngân
    hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính thiết thực của đề tài . 1
    2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 2
    3. Phương pháp nghiên cứu . 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    5. Kết cấu của luận văn 3
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÀI TRỢ THƯƠNG
    MẠI QUỐC TẾ . 4
    1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
    1.2 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại quốc tế . 6
    1.2.1 Điều kiện để ngân hàng được phép tài trợ thương mại quốc tế 7
    1.2.2 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế thông dụng 8
    1.2.2.1Tài trợ cho nhà nhập khẩu 8
    1.2.2.2 Tài trợ cho nhà xuất khẩu 10
    1.2.2.3 Bảo lãnh ngân hàng 14
    1.2.2.4 Bao thanh toán . 18
    1.3 Vai trò của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế . 20
    1.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế ở một số
    ngân hàng trên thế giới 20
    1.4.1 Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trên thế giới . 20
    1.4.1.1 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc – Korea Eximbank 20
    1.4.1.2 Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải ­ HSBC 22
    1.4.1.3 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc – China Exim Bank 23
    1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam . 23
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI
    NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 25
    2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 25
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25
    2.1.2 Một số hoạt động kinh doanh chính của Eximbank 26
    2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt
    Nam . 28
    2.2.1 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế tại Eximbank . 28
    2.2.1.1 Kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu 29
    2.2.1.2 Cho vay tài trợ nhập khẩu, cố định tỷ giá bán ngoại tệ 31
    2.2.1.3 Cho vay tài trợ nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá 32
    2.2.1.4 Cho vay tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng 33
    2.2.1.5 Cho vay tài trợ xuất khẩu bằng đồng Việt Nam, lãi suất ngoại tệ . 33
    2.2.1.6 Dịch vụ bảo lãnh . 36
    2.2.1.7 Dịch vụ bao thanh toán . 36
    2.2.2 Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại . 37
    2.3 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP Xuất
    nhập khẩu Việt Nam . 44
    2.3.1 Những kết quả đạt được 44
    2.3.2 Những khó khăn và hạn chế còn tồn tại . 47
    2.3.2.1 Cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu chưa cân đối 47
    2.3.2.2 Sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại vẫn còn chưa đa dạng 48
    2.3.2.3 Chưa tập trung nhiều vào dịch vụ hỗ trợ 48
    2.3.2.4 Cung ứng ngoại tệ còn hạn chế . 48
    2.3.2.5 Phòng tín dụng chưa am hiểu thấu đáo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài
    trợ thương mại . 49
    2.3.2.6 Công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương
    mại còn hạn chế 50
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC
    TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 52
    3.1 Định hướng phát triển trung và dài hạn của Eximbank . 52
    3.2 Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xuất
    nhập khẩu Việt Nam . 53
    3.2.1 Những giải pháp vĩ mô 53
    3.2.1.1 Ngân hàng nhà nước cần cơ cấu chính sách tài trợ xuất nhập khẩu hợp lý 53
    3.2.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. 54
    3.2.1.3 Hoàn thiện cơ chế lãi suất và ổn định tỷ giá hối đoái . 55
    3.2.2 Những giải pháp vi mô tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam . 56
    3.2.2.1 Xây dựng quy trình xét duyệt hồ sơ tín dụng tài trợ thương mại chuyên
    nghiệp 57
    3.2.2.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng của Eximbank 57
    3.2.2.3 Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại
    quốc tế . 58
    3.2.2.4 Tăng cường công tác huy động vốn 61
    3.2.2.5 Vay từ các tổ chức tín dụng khác . 61
    3.2.2.6 Đa dạng hóa sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế 62
    3.2.2.7 Tham gia đồng tài trợ với các tổ chức tài chính khác . 64
    3.2.2.8 Tăng cường công tác tiếp thị khuyến mãi trong hoạt động tài trợ thương mại
    quốc tế . 64
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65
    KẾT LUẬN . 66
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
    PHỤ LỤC . 71
     
Đang tải...