Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (vietcombank)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)




    LỜI CAM ĐOAN


    Tôi xin cam đoan: Luận văn “ Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)” là công trình nghiên c ứu riêng của tôi.

    Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Các số liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

    Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Quang Thông đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.

    Tôi xin chân thành cám ơn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

    (Vietcombank) đã tạo điều kiện cho tôi trong thờ i gian thực hiện luận văn.


    Tp. HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2009


    Tác giả luận văn






    Trần Hà Minh Thắng









    Trang

    LỜI CAM ĐOAN

    MC LỤC

    MỤC LỤC



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG . 1

    1.1 Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng 1

    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng 1

    1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 2

    1.1.3 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 3

    1.1.4 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng . 3

    1.1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng 5

    1.1.6 Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng . 9

    1.1.7 Một số nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 13



    1.1.8 Một số chỉ têiu phản ánh tình hình hoạt động bảo


    ãl nh



    ngân hàng . 15

    1.1.9 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng 17

    1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 18

    1.2.1 Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (The Uniform Rules

    for Demand Guarantee – URDG) . 19

    1.2.2 Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International

    Standby Practice Rules - ISP) . 20

    1.2.3 Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự phòng (The United Nations Convention on Independent Guarantee and Standby Letter of Credits) 21




    1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước

    ngoài 22

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 24

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN

    HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . 25

    2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 25

    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25

    2.1.2 Mô hình tổ chức 27

    2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank 30

    2.2.1 Cơ sở pháp lý trong nước khi thực hiện hoạt động bảo lãnh tại

    Vietcombank 30

    2.2.2 Các sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank . 32

    2.2.3 Phương pháp quản lý hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank . 33



    2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động bảo


    ãlnh tại Vietcombank từ



    năm 2005 - 2008 . 40

    2.3 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng . 53

    2.3.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 53

    2.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank . 55

    2.4 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank 56

    2.4.1 Nguyên nhân bên trong . 56

    2.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài 61

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 64



    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO

    LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . 65

    3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. . 65

    3.1.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020 65

    3.1.2 Định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2020 68




    3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank đến

    năm 2020 69



    3.2 Cơ sở xây dựng giải pháp phát trinể


    hoạt động bảo lãnh tại



    Vietcombank 69

    3.3 Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank . 70

    3.3.1 Nhóm giải pháp đối với Vietcombank . 71

    3.3.2 Các gợi ý chính sách khác 80

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 85


    KT LUẬN

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    NHNN Ngân hàng Nhà nước


    NHTM Ngân hàng thương mại





    S&P

    Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm quốc tế Standard & Poor (Standard


    and Poor’s Ratings Services)



    TCTD Tổ chức tín dụng


    TMCP Thương mại cổ phần


    WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)




    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Trang

    Bảng 2.1: Số dư bảo lãnh từ năm 2005 – 2008 . 41

    Bảng 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 43

    Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 . 45

    Bảng 2.4: Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2005 - 2008 47









    Trang

    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ



    Danh mục các sơ đồ

    Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp . 6

    Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp 7

    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank 27

    Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô hình “khối” Vietcombank sắp triển khai 28

    Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phát hành cam kết bảo lãnh . 34







    Danh mục các biểu đồ

    Biểu đồ 2.1: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 42

    Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 43

    Biểu đồ 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 . 45




    LI MỞ ĐẦU


    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Những năm gần đây, sự chuyển biến tích cực của môi trường kinh tế - xã hội nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. Cùng với đó, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh các cơ hội trong việc mở rộng hoạt động và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, các ngân hàng trong nước cũng đứng trước những thách thức rất lớn đòi hỏi phải vượt qua để có thể đứng vững và phát triển.

    Trong các hoạt động ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây, dịch vụ này được các ngân hàng thương mại (NHTM) rất quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.

    Là một trong những NHTM có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu tại Việt Nam và được biết đến trên thương trường quốc tế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có nhiều thế mạnh trong hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên, để có thể phát triển hoạt động này tương xứng với tiềm năng sẵn có, Vietcombank còn rất nhiều việc phải làm.

    Do vậy, trên cơ sở các lý luận về bảo lãnh ngân hàng và trải qua thực tiễn làm việc tại Vietcombank, tác giả đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp cao học, với mong muốn góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng này. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn đây có thể là kinh nghiệm




    tham khảo cho các NHTM khác trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

    MC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng, hoạt động bảo lãnh ngân hàng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
    Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

    - Nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh ngân hàng;

    - Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng;

    - Rút ra bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài trong việc

    phát triển hoạt động bảo lãnh;

    - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank;

    - Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại

    Vietcombank trong thời gian tới.

    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại

    Vietcombank.

    PHM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài có phạm vi nghiên cứu:

    Không gian: Tập trung nghiên cứu về hoạt động phát hành thư bảo lãnh tại NHTM. Tác giả đứng trên góc độ của ngân hàng khi nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank;
    Thời gian: Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:




    Phương pháp luận duy vật biện chứng; Phương pháp tiếp cận lịch sử - lôgíc;
    Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa; Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

    Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát triển mặc dù đây là hoạt động được hầu hết các NHTM quan tâm. Những năm gần đây, nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng gia tăng, đặc biệt bảo lãnh nước ngoài. Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu về hoạt động này trên khía cạnh học thuật bằng tiếng Việt ở nước ta còn khá hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động này ở nước ta là cần thiết.
    Trong số các NHTM ở Việt Nam hiện nay, Vietcombank được biết đến như là một trong những ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng này thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại đây không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với Vietcombank mà còn là những kinh nghiệm có thể vận dụng tại các NHTM khác.
    Tuy gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo, nhưng luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau đây:
    Đưa ra khái niệm về hoạt động bảo lãnh ngân hàng;

    Hệ thống hóa cơ sở pháp lý quốc tế và trong nước về hoạt động bảo

    lãnh ngân hàng;

    Hệ thống hóa về các dạng rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh ngân



    hàng;




    Đưa ra được giải pháp về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.




    KT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, , nội dung

    chính của Luận văn gồm 3 chương và có kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân

    hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
     
Đang tải...