Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Hiện nay, Việt Nam đã thực sự mở cửa, gia nhập vào sân chơi thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao, hoạt động ngân hàng cũng ngày càng phát triển. Với chức năng và vai trò là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các NHTM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác. Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá với nhiều cạnh tranh gay gắt đang đặt ra cho các NHTM những cơ hội và không ít thách thức. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải từng bước chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại.
    Trong các hoạt động ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng là một trong các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại được các NHTM rất quan tâm và đẩy mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay, việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng bùng nổ mạnh mẽ và mang lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng ngày một chứng tỏ vai trò là một hình thức dịch vụ không thể thiếu của các ngân hàng trong quá trình hiện đại hoá và là một chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế đất nước. Với việc áp dụng nghiệp vụ này, các doanh nghiệp ngoài việc được hỗ trợ đắc lực về vốn còn giảm thiểu được rủi ro từ các đối tác, nhất là các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, hoạt động bảo lãnh giúp cho ngân hàng đa dạng hoá được sản phẩm dịch vụ cung cấp, tăng doanh số thu được từ các nghiệp vụ ngoại bảng, góp phần nâng cao hơn nữa uy tín của mình.
    Hoà nhập với sự thay đổi của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế trong những năm qua đã không ngừng đổi mới và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Là một trong những ngân hàng lớn trên địa bàn, chi nhánh luôn chú trọng đến việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng của mình, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Hoạt động này tại chi nhánh trong những năm gần đây đã đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Yêu cầu cần đặt ra cho ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank Huế nói riêng trong thời gian tới là phải hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, tạo cho bảo lãnh một vị thế vững chắc và phát huy cao độ tính hữu dụng của nó.
    Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động bảo lãnh trong nền kinh tế hiện nay, trên cơ sở tiếp thu những kiến thức tiếp cận từ nhà trường và thực tế tại Vietcombank Huế trong thời gian thực tập, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế”

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu này nhằm ba mục đích sau:
    (1) Hệ thống hoá những cơ sở khoa học về hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, làm nền tảng cho việc thực hiện vấn đề cần nghiên cứu.
    (2) Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế và đánh giá hiệu quả của hoạt động này.
    (3) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
    - Về thời gian: số liệu được thu thập từ các phòng ban của chi nhánh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
    (1) Phương pháp duy vật biện chứng: tiến hành nghiên cứu các hiện tượng trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng đố, có sự phát triển từ thấp đến cao, từ hiện tại đến tương lai
    (2) Phương pháp thu thập số liệu:
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tham khảo sách vở, báo chí, các quyết định, các luật Phương pháp này để hệ thống lại các kiến thức, tìm hiểu các khái niệm, pháp luật có liên quan được sử dụng trong quá trình phân tích hoạt động bảo lãnh của NHTM.
    Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài tại đơn vị. Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn thu thập những thông tin cần thiết và những số liệu thô liên quan đến đề tài.
    (3) Phương pháp phân tích số liệu thống kê: Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: được sử dụng nhằm phân tích những xu hướng biến động của các hiện tượng, tìm ra các mối liên hệ logic và tổng hợp đưa ra kết luận khoa học của vấn đề nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...