Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC

    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH . i
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
    MỤC LỤC vi
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ .x
    LỜI NÓI ĐẦU .1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU .5
    1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .5

    1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu .5

    1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu .5

    1.1.2. Phân loại tín dụng xuất khẩu 5

    1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng .5

    1.1.2.2. Căn cứ vào quy trình xuất khẩu 7

    1.1.2.3. Căn cứ vào sự đảm bảo .8

    1.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .9

    1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm .9

    1.2.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .11

    1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .15

    1.3.1. Giúp các nhà doanh nghiệp an tâm hơn trước các rủi ro .16

    1.3.2. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy sản xuất phát triển 17
    1.3.3. Mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong nước 18

    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .20

    2.2. Nhân tố vi mô .22

    3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bài học cho Việt Nam .24
    3.1. Kinh nghiệm của Brazil .24

    3.1.1. Chính sách phát triển ngoại thương của Brazil 25


    3.1.2. Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Brazil từ năm 1962 đến năm 1992 26
    3.1.3. Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới của Brazil (từ năm 1992 đến nay) 27
    3.1.3.1 Sự ra đời của các tổ chức tham gia bảo lãnh 27

    3.1.3.2. Sự ra đời của Hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Brazil (SBCE) 29

    3.2. Kinh nghiệm của Mỹ .31

    3.2.1. Khái quát chung .32

    3.2.2. Vai trò của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ 32

    3.2.3. Chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .33

    3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .35

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 39
    1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua .39

    1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ quý I/2006 đến

    quý I/2009 39

    1.2. Một số hạn chế còn tồn tại 43

    1.2.1. Về năng lực sản xuất hàng xuất khẩu 43

    1.2.2. Về hoạt động xuất khẩu .44

    1.3. Nguyên nhân của những hạn chế và kết luận .45

    1.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế .45

    1.3.2. Kết luận 46

    2. Thực trạng của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 46

    2.1. Môi trường pháp lý 46

    2.1.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 46
    2.1.1.1. Đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu .46 a. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam .46 b. Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu .49
    2.1.1.2. Đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .51


    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .53
    2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu 53

    2.2.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu .53

    2.2.1.2. Thành tích đạt được .56

    2.2.1.3. Hạn chế còn tồn tại .57

    2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 59

    2.2.2.1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .59

    2.2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân .62

    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 64
    1. Dự báo tình hình phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới 64
    1.1. Cơ sở dự báo 64

    1.1.1. Cơ hội đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .64

    1.1.2. Thách thức đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 65

    1.2. Dự báo 66

    2. Định hướng triển khai và phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 67
    2.1. Mục tiêu 67

    2.2. Định hướng cho mô hình công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước .68
    2.2.1. Về hình thức tổ chức 68

    2.2.2. Về cơ chế tài chính .69

    2.2.3. Về sản phẩm cung cấp .70

    2.2.4. Về cơ chế phí bảo hiểm 71

    2.2.5. Về cơ chế bồi thường .72

    3. Những giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

    tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .73


    3.1. Giải pháp vĩ mô 73

    3.2. Giải pháp vi mô 74

    3.2.1. Giải pháp cho khách hàng sử dụng (các doanh nghiệp xuất khẩu) 74

    3.2.2. Giải pháp cho các nhà cung cấp dịch vụ 75

    4. Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .76

    4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .76

    4.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước 76

    4.3. Kiến nghị đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

    .78

    KẾT LUẬN 79

    PHỤ LỤC .a

    DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ



    Bảng 1: Xuất khẩu từ quý I/2006 đến quý I/2009 . 39

    Bảng 2: Doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu qua 3 năm từ 2006 đến 2008 . 53

    Bảng 3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thị trường 54

    Hình 1: Sơ đồ quy trình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đơn giản 12

    Hình 2: Sơ đồ quy trình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện đại .13

    Hình 3: Biểu đồ về tình hình kim ngạch xuất khẩu cả nước trong giai đoạn từ quý

    I/2006 đến quý I/2009 .40

    Hình 4: Sơ đồ bộ máy hoạt động chính của mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .69


    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Cùng với những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quá trình hội nhập thương mại giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới ngày càng diễn ra với tốc độ chóng mặt. Nhiều cơ hội giao dịch thương mại hấp dẫn được mở ra cho các cường quốc kinh tế lớn cũng như các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa các quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế phải tự khẳng định vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh có tính quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt với các công ty và doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu. Tuy nhiên, khi thị trường xuất khẩu của Việt Nam mở rộng, trong quá trình cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, việc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro trong hoạt động mua bán quốc tế là không thể tránh khỏi. Do vậy, việc tìm ra và áp dụng các hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới thông qua việc hạn chế các rủi ro xảy ra trong hoạt động thương mại có tính toàn cầu như hiện nay tại Việt Nam là một yêu cầu hết sức cần thiết. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chính là một trong những hình thức đó.
    Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã xuất hiện trên thế giới từ khá sớm. Hiện nay, hình thức này được rất nhiều nước ưa chuộng, đặc biệt là ở Châu Âu (thể hiện ở 80% hàng hóa xuất khẩu tham gia loại hình bảo hiểm này)2. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn còn là một hình thức bảo hiểm mới mẻ, chưa mấy phát triển. Việc thúc đẩy hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam hiện còn ở quy mô rất nhỏ và hoạt động còn chưa đáng kể. Hiện nay, loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn chưa phát triển và mới chỉ ở dạng các sản phẩm bảo hiểm đơn giản. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng dịch vụ này vẫn còn hạn chế. Từ phía Nhà nước và các Bộ ngành, Việt Nam vẫn chưa chính thức ban hành chính sách và kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đề án phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
    Xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn đó, nhóm đề tài đã lựa chọn vấn đề “Giải pháp phát triển cho hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Với đề tài này, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ đưa ra được một cái nhìn tổng quan đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay và từ đó đưa ra những dự báo, định hướng phát triển cùng với giải pháp cho loại hình hoạt động này trong thời gian tới.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    2.1. Nghiên cứu nước ngoài về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu


    Hiện nay, trên thế giới, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong những hình thức hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Do vậy đã xuất hiện khá nhiều những bài báo, bài viết và tài liệu nghiên cứu về loại hình bảo hiểm này. Trong số đó, phải kể đến một số công trình nghiên cứu được đánh giá cao như “The Handbook of International Trade and Finance” của Ander Grath hoặc “Credit Management Handbook” của Burt Edward Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những lý luận chung về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở một số quốc gia trên thế giới, chứ chưa đi sâu phân tích kĩ về loại hình này ở một thị trường cụ thể nào.
    2.2. Nghiên cứu trong nước về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

    Tại Việt Nam hiện nay, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn còn là một hoạt động mới mẻ, chưa thực sự phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong quá trình mua bán quốc tế của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước với đối tác quốc tế. Bên cạnh đó, những tài liệu nghiên cứu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nước ta vẫn còn khá hạn chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra cái nhìn tổng quát về loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chứ chưa đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển lâu dài hoạt động này tại Việt Nam trong tương lai.
    3. Mục đích nghiên cứu

    Đề tài được thực hiên với ba mục đích chính:

    Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về bảo hiểm, tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như những đặc điểm cơ bản và vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm đưa lại cái nhìn tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và kinh nghiệm của một số nước phát triển hoạt động này trên thế giới;
    Thứ hai, nghiên cứu thực trạng của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời làm rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong việc áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam;
    Cuối cùng, trên cơ sở các phân tích trên, sẽ đưa ra những dự báo, định hướng phát triển cùng với giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, vốn còn rất mới mẻ tại Việt Nam này trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt đi sâu phân tích kinh nghiệm của một số nước được coi là có hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển mạnh trên thế giới, qua đó rút ra những bài học cũng như ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế đến cách thức, quy mô của hoạt động này trong giai đoạn hiện nay.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2005 trở lại đây.
    Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài cũng chọn một số nước phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm so sánh, phân tích và đánh giá những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở các nước này, qua đó có thể rút ra kinh nghiệm cho hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. Khi lựa chọn một số nước phát triển để phân tích,nhóm nghiên cứu cũng giới hạn sự lựa chọn chỉ ở hai nước là Brazil và Mỹ. Đây là hai trong số những thị trường có tốc độ phát triển mạnh trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
    5. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích - thống kê, tổng hợp khảo sát, hệ thống hoá và luận giải nhằm rút ra được những luận cứ logic nhất từ đó tổng hợp đánh giá đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp so sánh cũng được áp dụng để nêu bật những điểm mạnh và cơ hội của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam so với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại một số nước phát triển trên thế giới.
    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Kết quả dự kiến của đề tài là đề xuất được các nhóm biện pháp trên nhiều phương diện (vĩ mô, vi mô, pháp lý), mang tính thực tiễn cao, có khả năng áp dụng trực tiếp vào thực tế, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển trong tương lai thông qua hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang ngày càng trở nên phổ biến này, đồng thời làm cơ sở nghiên cứu cho các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc vạch ra hướng đi và các giải pháp cụ thể hơn phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam.
    7. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
    Chương 2: Thực trạng về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp kiến nghị để phát triển và nâng cao hiệu quả thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

    • 9.doc
      Kích thước:
      3.5 MB
      Xem:
      0
    • 9.pdf
      Kích thước:
      900.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...