Chuyên Đề Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Huế được biết đến là một thành phố du lịch thơ mộng với sông Hương xanh êm đềm và Núi Ngự Bình hùng vĩ. Hàng năm, doanh thu du lịch luôn chiếm 1 phần khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh và tốc độ tăng ngày càng nhanh. Năm 2008, hoạt động du lịch phát triển mạnh, tổng lượt khách ước đạt 1,53 triệu lượt, tăng 17,6% so năm 2007, trong đó: khách quốc tế 719 nghìn lượt, tăng 20,4%; công suất sử dụng buồng phòng đạt 73%, ngày lưu trú trung bình 2,07 ngày/khách; doanh thu du lịch tăng 34,6%.
    Bên cạnh đó, Festival Huế 2008 đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự, trong đó có trên 180.000 lượt người lưu trú, tăng 15,2%; thu hút 30.000 lượt khách quốc tế từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, tăng 27,4% so với năm 2006. Nhiều dự án du lịch lớn đã được khởi động, đã khởi công các dự án trọng điểm như dự án Petrolimex Huế, các dự án tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, cấp giấy phép đầu tư cho dự án Khu du lịch Nam A với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD.
    Từ đó, có thể thấy du lịch là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Thành phố Huế có nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch. Năm 1993, quần thể di tích cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của nhân loại. Đúng 10 năm sau, năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế tiếp tục được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Với 2 di sản văn hóa thế giới như vậy, Huế đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước với triển vọng số lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo.
    Quần thể di tích cung đình triều Nguyễn bao gồm đại nội và hệ thống lăng tẩm của 13 triều vua nhà Nguyễn được coi là tour du lịch trọng điểm, điểm đến đầu tiên của nhiều khách du lịch khi đến Huế. Gắn kết với tour du lịch này là nhiều tour văn hóa, ẩm thực phi vật thể. Du khách sẽ có cơ hội tham dự một bữa tiệc trang trọng với nhiều nghi thức và món ăn của cung đình Huế ngày xưa hay dạo chơi trên sông Hương trong những đêm trăng thanh gió mát cùng với những chiếc du thuyền rồng phượng và giọng ca ngọt ngào của người con gái xứ Huế Đó dường như là những nét nổi bật nhất của du lịch ở Thừa Thiên Huế.
    Nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn còn có rất nhiều thắng cảnh đẹp và hấp dẫn khách du lịch. Sông Hương và núi Ngự là những địa danh quen thuộc đã đi vào thơ văn của bao nhiêu thế hệ làm say đắm lòng người. Đồi Vọng Cảnh – nơi mà chúa Nguyễn thường đến vãn cảnh vào các buổi chiều tà – đúng như cái tên của nó, là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn sông Hương lững lờ trôi trong ánh hoàng hôn và núi Ngự Bình trùng trùng điệp điệp thật hũng vĩ. Xuôi về phía nam là đỉnh Bạch Mã có độ cao hơn 1500m, là vườn quốc gia với một hệ sinh thái đa dạng và nhiều kỳ quan hấp dẫn và kỳ thú. Dưới chân Bạch Mã là biển Lăng Cô, nơi được biết đến với một bãi biển dài cát trắng xóa và dòng nước xanh ngắt mát rượi.
    Bên cạnh đó, ở Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống nhà vườn ở Phú Mộng, Kim Long. Đây là những ngôi nhà rường có kiến trúc cổ độc đáo, không gian vẫn lưu giữ những nét cổ xưa với những vườn cây ăn quả, những vườn cây cảnh do chính chủ nhân trồng và chăm sóc. Khu vực này hiện đang nhân được nhiều dự án tủ bổ và tôn tạo nhằm thu hút du khách đến thưởng ngoạn.
    Như vậy, rõ ràng là ngoài những di sản văn hóa đã được thế giới công nhận, Thừa Thiên Huế vẫn còn khả năng phát triển rất nhiều địa điểm DLST hấp dẫn khác. Nhưng thực tế, sự phát triển của DLST ở tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn, hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, em chọn chủ đề “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra được những giải pháp để phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế một cách hiệu quả nhất, và đưa DLST của tỉnh lên một vị trí mới tương xứng với tiềm năng DLST hiện có.
    Đề tài có phạm vi nghiên cứu trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể, đó là các địa điểm DLST đang phát triển và tiềm năng trên toàn tỉnh cũng như các địa điểm du lịch của các loại hình du lịch khác. Với phạm vi này, đề tài có thể tập trung khai thác, phân tích DLST Thừa Thiên Huế ở nhiều khía cạnh, từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất.
    3. Nội dung của đề tài
    Trước tiên, đề tài tìm hiểu về những vấn đề lý luận chung của du lịch và DLST. Sau đó đi sâu vào phân tích thực trạng của du lịch ở Thừa Thiên Huế, thực trạng phát triển du lịch sinh thái. Từ đó, đề tài phân tích những điểm mạnh, điều yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST của tỉnh. Cuối cùng, đề tài đề xuất một số biện pháp, đưa ra một số kiễn nghị để góp phần vào công cuộc phát triển DLST của Thừa Thiên Huế.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp tham chiếu, đối chứng.
    - Phương pháp phân tích dãy số liệu thống kê.
    - Phương pháp hồi quy tương quan, tính toán số liệu cho một số dự báo.
    5. Bố cục của đề tài
    Chương I: Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái.
    Chương II: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.
    Chương III: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 4

    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
    7
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH 7
    1.1.1. Một số khái niệm 7
    1.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch 10
    1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội 12
    1.1.4. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay 14
    1.2. DU LỊCH SINH THÁI VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 16
    1.2.1. Du lịch sinh thái 16
    1.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái 22
    1.2.3. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch sinh thái 31
    1.2.4. Ý nghĩa của phát triển DLST 32
    1.2.5. Các loại hình du lịch sinh thái 36
    1.2.6. Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác 37

    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 39
    2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỨA THIÊN HUẾ 39
    2.1.1. Khách du lịch 39
    2.1.2. Sản phẩm du lịch 42
    2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch 44
    2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch 45
    2.1.5. Nguồn nhân lực du lịch 47
    2.1.7. Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo 48
    2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 49
    2.2.1. Sự cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế 49
    2.2.2. Các điều kiện tiềm năng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 51
    2.2.3. Thực trạng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 56
    2.3. PHÂN TÍCH SWOT ĐỔI VỚI PHÁT TRIỂN DLST Ở THỪA THIÊN HUẾ 63
    2.3.1. Điểm mạnh 63
    2.3.2. Điểm yếu 65
    2.3.3. Cơ hội 69
    2.3.4. Thách thức 71
    2.3.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. 73

    CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74
    3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái 74
    3.1.2. Mục tiêu 75
    3.1.3. Các điểm du lịch sinh thái trọng tâm cần phát triển 75
    3.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 76
    3.2.1. Nguyên tắc 76
    3.2.2. Yêu cầu 79
    3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 81
    3.3.1. Giải pháp phát triển các điểm DLST 81
    3.3.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư 85
    3.3.3. Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực 86
    3.3.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở rộng thị trường cho DLST ở Thừa Thiên Huế 88
    3.3.5. Nhóm giải pháp liên kết du lịch vùng 92
    3.3.6. Nhóm giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý 94
    3.4. CÁC KIẾN NGHỊ 95
    3.4.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch 95
    3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (thông qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) 95
    3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh 96
    3.4.4. Đối với nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 96
    KẾT LUẬN 98
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...