Luận Văn Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Ngành Du lịch là ngành đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế của đất nước thì kết quả tăng trưởng vừa qua chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng phát triển của Ngành; phát triển nhưng còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững; chưa đánh giá đúng và khai thác tối ưu lợi thế quốc gia về tài nguyên tự nhiên và nhân văn; đầu tư còn manh mún; sản phẩm còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đặc sắc; chất lượng và hiệu quả thấp, kém sức cạnh tranh và chưa có tiếng vang. Do những khó khăn, thách thức trong giai đoạn đầu phát triển về nguồn lực con người, tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và năng lực hội nhập nên bài toán phát triển còn thiếu những giải pháp đột phá cả trong tư duy và hành động, cả trong chính sách và triển khai thực tế. Mặc dù có Luật Du lịch, có chiến lược và quy hoạch, có Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, có chương trình hành động quốc gia v.v. nhưng những bước đi vẫn còn dò dẫm, thiếu chủ động, thiếu tự tin và chuyên nghiệp và còn thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế.
    Hà Nội là thủ đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế, đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3.840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1.164 di tích trên tổng số gần 3.500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn như hiện nay số lượng khách du lịch giảm, số lượt khách đến Hà Nội giảm, thu nhập về du lịch giảm th́ chúng ta cần phải có giải pháp để thu hút, phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng một cách bền vững, phát huy tiềm năng du lịch của Hà Nội. V́ vậy, đề tài “Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020” là đề tài mang tính cấp thiết và có khả năng ứng dụng trong thực tiến.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Xây dựng cơ sở lư luận về phát triển du lịch, kinh nghiệm của các nước trong phát triển du lịch từ đó đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hà Nội để t́m ra điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục của ngành du lịch Thủ đô. Trên cơ sở lư luận và thực trạng phát triển du lịch Hà Nội, tác giả đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xă hội Hà Nội trong giai đoạn 2011-2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: phát triển du lịch Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước trong mối quan hệ phát triển với các vùng khác, quốc gia khác.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu là lănh thổ Hà Nội bao gồm khu vực nội đô và vùng phụ cận (Hà Nội mở rộng).
    - Về thời gian: Luận văn giới hạn đánh giá hiện trạng đầu tư theo giai đoạn 2006 – 2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2011-2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong luận văn tác giả đă sử dụng các phương pháp chủ yếu dưới đây để nghiên cứu đề tài: Phương pháp phân tích, thống kê; Phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp.
    5. Kết cấu của luận văn
    Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lư luận về du lịch và phát triển du lịch
    Chương II:Thực trạng phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2006-2009
    Chương III: Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020

    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    1.1. Đặc điểm và vai tṛ của du lịch
    1.1.1. Một số khái niệm
    [​IMG] Du lịch
    Về định nghĩa du lịch, một số tổ chức quốc tế và học giả đều rất hứng thú trong việc từ các góc độ khác nhau tiến hành nghiên cứu, đưa ra rất nhiều định nghĩa về việc du lịch, trong đó những định nghĩa có ảnh hưởng lớn trên thế giới là:
    Sau hội nghị Manila năm 1980 của Tổ chức Du lịch Quốc tế, định nghĩa được nêu ra là “việc lữ hành của mọi người được bắt đầu từ mục đích không phải là di cư hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xă hội, văn hóa và tinh thần cùng với đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”
    Người Trung Quốc th́ đưa ra định nghĩa du lịch như sau: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xă hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế - xă hội nhất định, là sự tổng ḥa tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa măn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”.
    Ở Việt Nam du lịch đă xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người, lúc đầu du lịch mới chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và cá biệt của một nhóm người nào đó, nhưng ngày nay du lịch đă trở thành một hiện tượng kinh tế xă hội phổ biến. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau “do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau”.
    Tiếp cận trên góc độ nhu cầu của con người th́ du lịch là một hiện tượng xă hội, đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ v́ nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm và trong thời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ đă kiếm được. Mặt khác có thể xem xét du lịch là một hoạt động sảy ra khi con người vượt biên giới một nước hay ranh giới một vùng, một khu vực nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú ở đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Hội nghị Liên Hợp quốc về du lịch họp ở Roma năm 1963 đă đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:"Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành tŕnh và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ng̣ai nước họ với mục đích ḥa b́nh”. Với cách tiếp cận nói trên bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch.
    Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả măn nhu cầu nảy sinh trong quá tŕnh di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thởi gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
    Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành tŕnh và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
    Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xă hội. Trong giai đoạn hiện nay nó được đặc trưng bởi sự tăng nhanh khối lượng và mở rộng phạm vi, cơ cấu dân cư tham gia vào quá tŕnh du lịch của mỗi nước, mỗi vùng trên thế giới. Thông qua du lịch, một mặt có thể làm tăng thu nhập, nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như: môi trường, trật tự an ninh xă hội, nơi ăn chốn ở
    Tiếp cận du lịch dưới góc độ của một ngành kinh tế: Du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm “phục vụ cho việc đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, đón tiếp du khách đến nghiên cứu, tham quan”.
    Du lịch = Đi lại + Nghỉ ngơi + Vui chơi + Nghiên cứu
    Đó là những nhu cầu cụ thể của khách đi du lịch, ngoài ra c̣n phải có các tiêu chuẩn để thỏa măn các nhu cầu mang tính chất chung về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng, an ninh, bảo hiểm là tiền đề cho tất cả các loại nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi . bởi v́ không có những tiền đề đó không thể có các hoạt động nói chung. Mối quan hệ giữa các nhu cầu cụ thể và các tiền đề chung có thể biểu diễn bằng sơ đồ.

    H́nh 1: Mối quan hệ giữa các nhu cầu cụ thể và các tiền đề chung

    [​IMG]








    [​IMG] Khách du lịch
    Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm địa vị quan trọng trong hoạt động du lịch. Nó là chỗ dựa khách quan cho sự phát sinh và phát triển của ngành du lịch, lại là đối tượng chủ yếu và là xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời c̣n là chỗ dựa chủ yếu để ngành du lịch thu được lợi ích kinh tế, lợi ích xă hội và lợi ích văn hóa, là điều kiện cơ bản và tiền đề phát triển dựa vào đó mà tồn tại của các công ty du lịch.
    Ø Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) phân chia khách du lịch theo phạm vi khu vực th́ du khách gồm du khách quốc tế và nội địa như sau:
    - Khách du lịch quốc tế: là người rời khỏi nước định cư của ḿnh tới thăm viếng 1 nước khác tối thiểu là 24 giờ. Và quy định những người dưới đây thuộc du khách ngoại quốc:
    + Người đi ra nước ngoài du hành v́ nguyên nhân tiêu khiển, việc gia đ́nh và sức khoẻ bản thân
    + Người đi ra nước ngoài lữ hành để tham gia hội nghị hoặc đại biểu công vụ (hội nghị hoặc công vụ như khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao).
    + Người đi ra nước ngoài lữ hành v́ mục đích nghiệp vụ thương mại.
    - Khách du lịch nội địa: Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong một thời gian cụ thể là giải trí, công vụ, hội họp, thăm gia đ́nh ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến.
    Ø Pháp lệnh du lịch Việt Nam quy định:
    - Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
    - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lănh thổ Việt Nam.
    Với khách du lịch nội địa cần phân biệt thành hai nhóm du khách cơ bản: nhóm những người đi du lịch thuần túy (mục đích chính của chuyến đi là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, văn hóa) trong đó có thể có người không sử dụng các dịch vụ của ngành du lịch và nhóm những người không phải là du khách thực sự (v́ mục đích chính của chuyến đi không phải du lịch thuần túy).
    Ø Theo mục đích du lịch
    - Du khách tiêu khiển: là những người chủ yếu theo đuổi việc hưởng thụ, họ là chủ thể của du khách hiện nay, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn bộ du khách đến 1 địa phương, 1 vùng, 1 nước. Đặc điểm chủ yếu của du khách loại này là: tính thời vụ đi du lịch cao, tính biến đổi hành tŕnh du lịch lớn, thời gian lưu lại lâu, tương đối nhạy cảm với giá cả, có yêu cầu tương đối cao về tự nhiên và cảnh quan nhân văn đối với mục đích du lịch.
    - Du khách đi công tác: Động cơ đi du lịch của nhóm này không giống như nhóm du khách tiêu khiển, mục đích hoạt động du lịch, thời gian lưu lại, việc lựa chọn phương tiện giao thông cơ bản đều được quyết định bởi nhu cầu công việc nghiệp vụ. Đặc điểm chủ yếu của nhóm này là số lần đi nhiều, tính hạn định về mục đích du lịch và thời gian thăm viếng lớn, khả năng chịu đựng vê thay đổi giá cả cao.
    [​IMG] Các bộ phận cấu thành của hệ thống du lịch
    Du lịch là ngành kinh tế có tính chất tổng hợp, nó được hợp thành bởi nhiều lĩnh vực kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của du khách trong chuyến đi du lịch. Hệ thống du lịch bao gồm các loại dịch vụ sau:
    - Giao thông du lịch:
    Giao thông du lịch là chỉ hoạt động xă hội và kinh tế cung cấp dịch vụ vận tải giao thông cần thiết để thực hiện sự di chuyển không gian từ nơi này tới nơi khác. Giao thông du lịch là tiền đề của sự ra đời và phát triển của ngành du lịch, là động mạch lớn nối liền giữa đích tới du lịch với nguồn khách và sự liên hệ các nơi hoạt động du lịch bên trong đích tới du lịch, là con đường quan trọng để thu ngoại tệ du lịch và thu hồi tiền tệ.
    Du lịch gắn liền với sự di chuyển và các chuyến đi, do đó vận chuyển du lịch là hoạt động cơ bản, xương sống của ngành du lịch, bởi v́ đó là hoạt động tối thiểu, không có nó th́ không thể có du lịch dưới bất kỳ h́nh thức nào. Tham gia vào vận chuyển du lịch có các ngành hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy ngoài ra c̣n có đường cáp treo, xe đạp, xe ngựa, bè tre, ngựa, xích lô Tuy nhiên, mỗi loại phương tiện vận chuyển thường có những ưu và nhược điểm riêng có phù hợp với từng chuyến đi có khoảng cách, mục đích và chi phí nhất định.
    Việc không ngừng hiện đại hóa phương tiện giao thông là điều kiện quan trọng để du lịch đại chúng hiện đại có thể phát triển. Nó đă giải quyết được mâu thuẫn không gian, thời gian để người ta đi ra ngoài, khiến người ta mở rộng lữ hành khoảng cách xa trở thành hiện thực.

    Vai tṛ của giao thông du lịch:
    + Điều kiện tiền đề của sự ra đời và phát triển của ngành du lịch
    + Là điều kiện tất yếu để du khách hoàn thành hoạt động du lịch của ḿnh. Du khách đi ra ngoài du lịch vấn đề đầu tiên phải giải quyết là sự chuyển dịch không gian từ nơi định cư tới đích du lịch, thứ hai phải kể đến sự chuyển dịch giữa các điểm phong cảnh, khu phong cảnh, khách sạn, nhà hàng, nơi vui chơi giải trí ở đích du lịch. Không có giao thông du lịch th́ sự chuyển dịch này không thể thực hiện được, ngành du lịch không thể phát triển. Mặt khác, chính nhờ giao thông du lịch đă giải quyết được vấn đề đầu vào của nơi du lịch, vận chuyển nguồn khách cho nơi du lịch th́ ngành du lịch mới được phát triển.
    + Giao thông du lịch là nguồn thu quan trọng của du lịch: mọi người ra ngoài du lịch nhất định phải chi một khoản phí giao thông nhất định. Phí giao thông vận tải của du khách chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí du lịch.
    + Giao thông du lịch cũng là một h́nh thức quan trọng của hoạt động du lịch: giao thông du lịch có tính du ngoạn rất rơ, tuyến du lịch đặc biệt là đường bộ, chuyến vận chuyển thủy thường nối liền một số điểm phong cảnh du lịch, khiến du khách có thểm tham gia nhiều hạng mục hoạt động du ngoạn trong chuyến hành tŕnh, thưởng thức cảnh đẹp dọc đường, điều này cũng tạo thành một bộ phận quan trọng của hoạt động du lịch. Ngoài ra, ngồi các phương tiện giao thông mà trước đây chưa hề ngồi hoặc phương tiện giao thông đậm đà màu sắc dân tộc th́ du khách cũng cảm thấy mới mẻ lạ lùng, tăng thêm hứng thú như đi xích lô mang màu sắc dân tộc, đi tàu hỏa, tàu cánh ngầm có đặc trưng hiện đại. Các h́nh thức này bản thân nó không chỉ để giải quyết vấn đề chuyển dịch không gian mà đă trở thành một nội dung du lịch đặc sắc.
    - Lưu trú: Bộ phận lưu trú là cơ sở của mọi hoạt động của du khách ở đích tới du lịch, có thể cung cấp các dịch vụ như ăn, nghỉ, mua sắm, vui chơi giải trí cho du khách cũng là cơ sở vật chất quan trọng để phát triển ngành du lịch. Nó là vật thu hút du lịch đặc sắc do cùng với sự phát triển của nền kinh tế, có rất nhiều khách sạn du lịch có phong cảnh độc đáo về kiến trúc, tạo h́nh, sắc thái phục vụ tŕnh độ phát triển của cơ sở lưu trú (khách sạn) đánh dấu tŕnh độ phát triển của ngành du lịch địa phương, cũng phản ánh tŕnh độ phát triển kinh tế và tŕnh độ văn minh xă hội của khu vực đó, địa phương đó. Thiết bị của cơ sở lưu trú có hoàn thiện không, mức độ thiết bị cao hay thấp, chất lượng dịch vụ tốt hay xấu không những ảnh hưởng tới tuyến du lịch của du khách đồng thời c̣n ảnh hưởng tới sự đánh giá của anh ta đối với h́nh tượng chung của một thành phố, một khu vực hay thậm chí của một quốc gia.
    - Ăn uống: Phục vụ ăn uống cho du khách cũng là lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh du lịch. Các loại h́nh phục vụ ăn uống bao gồm: nhà hàng, quán bar, quán cà phê .tồn tại độc lập hoặc có thể là một bộ phận trong các khách sạn, nhà hàng, du thuyền, máy bay .Nét ẩm thực truyền thống, đặc trưng của từng vùng, địa phương cũng như kỹ thuật nấu ăn và chất lượng phục vụ sẽ tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của mỗi vùng, miền du lịch.
    - Các hoạt động giải trí: Để tạo nên sự hấp dẫn, thu hút, lôi kéo khách du lịch đến và ở lại lâu hơn th́ một bộ phận không kém phần quan trọng là bộ phận cung cấp các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm đồ lưu niệm, đồ tiêu dùng Bộ phận kinh doanh giải trí bao gồm hoạt động của các công viên giải trí, ṣng bạc, sở thú, vườn bách thảo, viện bảo tàng, các di tích lịch sử, các hội trợ, nhà hát, lễ hội, các hoạt động văn hoá, thể thao, các công tŕnh văn hoá, các nhà thờ, đền, chùa, trung tâm thương mại, siêu thị .
    - Công ty du lịch: là đơn vị cung cấp dịch vụ cho du khách, là môi giới giữa người cung ứng hoặc người sản xuất dịch vụ du lịch với người tiêu thụ (người du lịch) dịch vụ du lịch. Công ty du lịch có các chức năng chính như: cung cấp điều kiện thuận lợi cho du khách thực hiện nhu cầu chi tiêu của họ; cung cấp dịch vụ tiêu thụ cho người cung ứng dịch vụ du lịch; công ty du lịch là người cung cấp tin tức và dịch vụ tư vấn du lịch.
    - Tuyên truyền du lịch: Tuyên truyền du lịch là khâu quan trọng nối liền hai mặt cung cầu của du lịch, cũng là một thủ đoạn trong cạnh tranh. Các hàng hóa hữu h́nh nói chung có thể thông qua triển lăm hiện vật, trưng bày giới thiệu hàng mẫu để mọi người nh́n thấy, sờ được, có thể nh́n thấy tận mắt, tự lựa chọn, trả giá trực tiếp, quyết định mua hay không. C̣n sản phẩm du lịch chỉ có thể thông qua tuyên truyền tức sử dụng sách tuyên truyền, video, ti vi, internet hoặc trưng bày ảnh trước mặt người mua, hoặc tiến hành triển lăm mô h́nh nhưng cũng chỉ được một phần. Loại hàng hóa này chỉ có thể nh́n thấy hàng mẫu mà không nh́n thấy hàng thật. Du khách chỉ có thể thông qua các h́nh thức tuyên truyền này mà xác định mục tiêu của ḿnh. V́ thế tuyên truyền du lịch trở thành con đường duy nhất nối liền bên bán với bên mua.
    Tóm lại tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau hợp thành một chuỗi sản phẩm có tính chất đồng bộ, phong phú đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, muốn phát triển du lịch th́ phải đầu tư một cách đồng bộ cho tất cả các bộ phận tham gia cung ứng hàng hoá và dịch vụ du lịch.
    [​IMG] Sản phẩm du lịch
    Việc hiểu rơ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh tế du lịch. Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa măn nhu cầu hoạt động du lịch. Hiểu từ góc độ người du lịch là chỉ quá tŕnh du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Trong hoạt động kinh tế du lịch, du khách bỏ thời gian nhất định, chi tiêu một khoản tiền nhất định để mua của người kinh doanh du lịch không phải vật cụ thể mà là sự thỏa măn và hưởng thụ nhiều hơn về tinh thần, là quá tŕnh du lịch hoàn chỉnh một lần, trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ do đích tới cung cấp. Trong quá tŕnh du lịch như vậy, một hạng mục dịch vụ du lịch như giường ở pḥng khách sạn, bữa ăn .gọi là sản phẩm du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch là do nhiều hạng mục sản phẩm du lịch hợp thành, là sản phẩm vô h́nh mang đặc trưng hoàn chỉnh.
    Sản phẩm du lịch là một khái niệm tổng thể. Trong thực tế mỗi đơn vị kinh doanh sẽ chuyên trách một loại sản phẩm cụ thể. Nhưng xét về nhu cầu, khi du khách tiến hành quyết định nơi đích tới du lịch th́ vấn đề họ quan tâm là sản phẩm du lịch hoàn chỉnh chứ không phải sản phẩm du lịch đơn lẻ. V́ thế để phát triển ngành du lịch cần tăng cường ư thức hợp tác của người kinh doanh du lịch, cùng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra h́nh tượng sản phẩm du lịch tốt đẹp.
    Cũng là một loại hàng hóa nên sản phẩm du lịch cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch thể hiện ở chỗ nó có thể thỏa măn nhu cầu có tính tổng hợp của du khách trong quá tŕnh du lịch, một mặt vừa bao gồm các nhu cầu sinh lư cơ bản: ăn, ở, đi lại của du khách trong quá tŕnh du lịch, mặt khác c̣n bao gồm nhu cầu tinh thần như tham quan du ngoạn, làm phong phú kiến thức, tăng cường giao lưu . Mặt khác, sản phẩm du lịch là vật kết hợp của sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ, tính vô h́nh của sản phẩm du lịch cũng trừu tượng, vô h́nh, chỉ có thể thông qua du khách để đánh giá, đo lường giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch.
    Về mặt giá trị: sản phẩm du lịch kết tinh lao động của con người, là kết quả tiêu hao sức lực và trí lực của con người, có giá trị như hàng hóa vật chất chung, nhưng sản phẩm du lịch có cơ cấu phức tạp, nội dung phong phú nên việc ghi nhận số lượng giá trị của nó tương đối khó khăn. Giá trị của sản phẩm du lịch có thể chia ra ba nội dung là giá trị sản phẩm vật chất, giá trị dịch vụ du lịch và giá trị vật thu hút du lịch. Trong đó giá trị sản phẩm vật chất có thể sử dụng thời gian lao động tất yếu của xă hội để đánh giá, giá trị dịch vụ du lịch quyết định bởi tŕnh độ thiết bị, đầu tư lượng lao động, thái độ phục vụ, phương thức dịch vụ và năng suất hiệu quả dịch vụ tố chất văn hóa, kỹ năng chuyên môn, tŕnh độ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên làm nghề du lịch có sự chênh lệch rất lớn, dẫn tới khó xác định lượng giá trị dịch vụ du lịch. Vật thu hút du lịch bao gồm nhiều chủng loại là nội dung quan trọng tạo thành sản phẩm du lịch, nó vừa bao gồm vật thu hút thuần túy tự nhiên lại bao gồm vật thu hút là cảnh quan nhân văn, hiện tượng xă hội và vật thu hút nhân văn.
     
Đang tải...