Luận Văn Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm - Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG . 5

    I. Những vấn đề chung về du lịch dựa vào cộng đồng 5

    1. Các khái niệm liên quan đến du lịch dựa vào cộng đồng . 5

    1.1. Khái niệm về cộng đồng 5

    1.2. Khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng 6

    2. Điều kiện phát triển và rào cản đối với hoạt động du lịch dựa vào cộng

    đồng tại một địa phương. . 7

    2.1. Điều kiện thuận lợi với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương .8

    2.2. Rào cản đối với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương . 8

    II. Các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng 9

    1. Du lịch văn hóa . 9

    2. Du lịch sinh thái . 10

    3. Du lịch nông nghiệp – nông thôn . 11

    4. Du lịch làng nghề truyền thống 11

    III. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại một địa phương 12
    1. Tác động tới mức độ phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư 12

    2. Tính ổn định và phát triển của văn hóa - xã hội tại địa phương . 14

    3. Ảnh hưởng tới môi trường 17

    IV. Phương pháp đánh giá mức độ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại một địa phương 18
    1. Phương pháp điều tra xã hội học 18

    2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu . 20

    3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn 21

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG

    ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM . 22

    I. Lợi thế phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm . 22

    1. Lợi thế về vị trí địa lý . 22


    2. Con người và nếp sinh hoạt 23

    3. Lợi thế về văn hóa 23

    3.1. Nét văn hóa vật thể . 24

    3.2. Nét văn hóa phi vật thể 26

    4. Sự cần thiết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm . 26

    II. Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm . 29

    1. Kinh tế du lịch tại Đường Lâm . 29

    1.1. Thực trạng kinh doanh du lịch tại Đường Lâm . 29

    1.2. Tăng trưởng kinh tế của địa phương . 33

    1.3. Lợi ích việc làm từ kinh doanh du lịch . 34

    2. Thực trạng bảo tồn và phát triển các yếu tố văn hóa – xã hội tại Đường Lâm . 35

    2.1 Các vấn đề an sinh xã hội . 35

    2.2 Bảo tồn các nét văn hóa phi vật thể 39

    2.3 Bảo tồn các công trình kiến trúc và di tích lịch sử 40

    3. Thực trạng môi trường tại Đường Lâm 44

    3.1. Vấn đề rác thải . 44

    3.2 Tỷ lệ che phủ cây xanh và rừng bao quanh 46

    III. Đánh giá các tiêu chí phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ

    Đường Lâm . 47

    1. Đánh giá về tiêu chí kinh tế du lịch tại Đường Lâm 47

    1.1. Đánh giá vấn đề kinh doanh du lịch tại Đường Lâm . 47

    1.2. Đánh giá về tình hình kinh tế địa phương 49

    2. Đánh giá về việc bảo tồn và phát triển các yếu tố văn hóa-xã hội tại làng

    Đường Lâm . 50

    2.1. Đánh giá về các vấn đề an sinh xã hội . 50

    2.2 Đánh giá về vấn đề bảo tồn các nét văn hóa phi vật thể . 51

    2.3. Đánh giá về công tác bảo tồn các công trình kiến trúc và di tích lịch sử 51

    3. Đánh giá về môi trường tại Đường Lâm 52

    3.1. Đánh giá về vấn đề rác thải tại Đường Lâm 52

    3.2. Đánh giá về vấn đề tỉ lệ cây xanh tại Đường Lâm . 52

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG

    ĐỒNG TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM . 53


    I. Nhóm giải pháp ngắn hạn bắt nguồn từ thực trạng bất cập 54

    1. Các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch . 54

    1.1 Giải pháp gia tăng chất lượng dịch vụ du lịch 54

    1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 56

    1.3. Giải pháp quảng bá hình ảnh Đường Lâm . 61

    2. Các giải pháp bảo tồn . 62

    2.1. Bảo tồn nhà cổ . 62

    2.2 Bảo tồn các di tích lịch sử . 64

    2.3. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể 65

    II. Nhóm giải pháp chiến lược dài hạn phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng Đường Lâm . 66
    1. Giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng 66

    1.1 Mô tả ý tưởng giải pháp và phương pháp thực hiện 67

    1.2 Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu . 67

    1.3 Phân tích vùng du lịch bổ sung và vùng du lịch cạnh tranh – Lợi thế cạnh tranh của Đường Lâm 68
    1.4 Đề xuất sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng chiến lược trong dài hạn 70

    2. Giải pháp quy hoạch tổng thể trong dài hạn . 74

    2.1 Quy hoạch vùng du lịch và xây dựng mối liên kết giữa các vùng . 74

    2.2 Xây dựng cảnh quan mới 75

    3. Giải pháp chiến lược phát triển cộng đồng 76

    4. Giải pháp quản lý du lịch dựa vào cộng đồng 81

    4.1 Giải pháp chia sẻ lợi nhuận trong cộng đồng . 81

    4.2 Giải pháp quản lý liên kết giữa cộng đồng, cơ quan quản lý và các tổ chức phi chính phủ . 83
    KẾT LUẬN 84

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

    PHỤ LỤC . 87

    LỜI MỞ ĐẦU




    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Phát triển du lịch là vấn đề được hầu hết các quốc gia đang phát triển chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về thiên nhiên và nền văn hóa lâu đời, rất thích hợp để phát triển ngành công nghiệp nàyTheo đó, đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam năm 2010 vào GDP là 73.800 tỷ , chiếm 3,9% GDP của Việt Nam1, không những thế du lịch còn có vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngành du lịch có sự thay đổi với nhiều hình thức du lịch mới ra đời để thu hút du khách. Một trong số các loại hình du lịch có tính đặc sắc là hình thức du lịch dựa vào cộng đồng. Xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 70 của thế kỉ trước, đến nay du lịch dựa vào cộng đồng đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, mang lại nhiều lợi ích thiết thực về khía cạnh kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Với lí do đó, Việt Nam được đánh giá là quốc gia phù hợp để phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Đến nay, nhiều địa phương đã khai thác loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, trong đó có làng cổ Đường Lâm (Hà Nội).

    Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng cổ kính, cùng tồn tại và phát triển trong suốt chặng đường dài của lịch sử đất nước. Những đường nét tinh tế, cổ xưa của Đường Lâm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cùng với nếp sinh hoạt mang văn hóa đặc trưng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Xét về các giá trị kiến trúc cũng như giá trị văn hóa – lịch sử, Đường Lâm là địa danh hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để phát triển hình thức du lịch dựa vào cộng đồng. Tuy vậy, trong thời gian
    qua, việc phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm chưa được quy hoạch cụ thể để phát huy hết vai trò của cộng đồng cũng như chưa tận dụng hết tiềm năng du lịch vốn có.

    Nhận thức được những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm - Hà Nội” với mong muốn chỉ ra những tiềm năng du lịch của làng Đường Lâm, đánh giá thực trạng của việc khai thác du lịch và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ này. Từ đó nhóm tác giả chỉ ra các giải pháp phát triển du lịch du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm.

    2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

    - Trước năm 2006: Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm các nghiên cứu mới dừng ở mức làm rõ cội nguồn lịch sử và các di tích văn hóa.

    - Sau năm 2006: Khi làng Đường Lâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các nghiên cứu đã đi sâu hơn về việc phát triển du lịch cũng như cách gìn giữ nét văn hóa cổ xưa. Số lượng các bài nghiên cứu về Đường Lâm cũng vì thế mà tăng lên. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về việc phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm còn chưa nhiều, đồng thời còn chưa chuyên sâu và chưa có tính ứng dụng cao. Về phía sở du lịch thành phố Hà Nội và phòng du lịch thị xã Sơn Tây cũng chưa có các chiến lược phát triển rõ ràng đối với du lịch Đường Lâm trong dài hạn.

    3. Mục đích nghiên cứu

    - Về lý thuyết, đề tài dựa trên cơ sở các lý thuyết về cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng và những lợi ích của phát triển hình thức du lịch này tới cộng đồng địa phương. Các lý thuyết này được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả trong lĩnh vực du lịch, các bài tạp chí về việc phát triển thành công du lịch cộng đồng của các nước trên thế giới. Từ đó nhóm nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết nên phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

    - Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá thực trạng kinh tế, văn hóa và môi trường tại Đường Lâm, phân tích những những lợi thế của Đường Lâm trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, chỉ ra những mặt còn hạn chế trong cơ chế quản lý và phát triển du lịch tại Đường. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn thực hiện một số khảo sát và thí nghiệm cá nhân để đưa ra kết quả thực tiễn. Những cuộc khảo sát này được sự tham gia của người dân địa phương và những du khách đến tham quan Đường Lâm, kết quả của khảo sát đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận về thực trạng phát triển du lịch tại Đường Lâm. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được nhóm sử dụng

    - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra cái nhìn tổng quan về

    mô hình du lịch cộng đồng để từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét

    - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn để đưa ra sự đánh giá một vấn đề từ phía người nông dân

    - Phương pháp điều tra xã hội học để thống kê các số liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu

    5. Đối tượng và giới hạn, phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Du lịch dựa vào cộng đồng

    - Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về hình thức du lịch dựa vào cồng đồng, từ đó đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch ở Đường Lâm, từ đó đưa ra biện pháp áp dụng du lịch cộng đồng vào làng cổ Đường Lâm.

    - Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi làng cổ Đường Lâm trong tương quan mối quan hệ với các điểm, tuyến du lịch khác thuộc khu vực Hà Nội.

    - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu làng cổ Đường Lâm gắn liền với quá trình phát triển du lịch, chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2011, với định hướng phát triển giai đoạn 2012 - 2020.


    6. Kết quả nghiên cứu đã đạt được

    - Đưa ra cơ sở lí luận liên quan về du lịch dựa vào cộng đồng

    - Nêu ra tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

    - Đề xuất giải pháp giải quyết thực trạng bất cập và nâng cao hiệu quả du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

    7. Bố cục đề tài

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được chia làm ba chương:
    Chương I: Tổng quan về du lịch dựa vào cộng đồng
    Chương II: Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

    Chương III: Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm
     

    Các file đính kèm:

    • 8.doc
      Kích thước:
      6 MB
      Xem:
      0
    • 8.pdf
      Kích thước:
      2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...