Tài liệu giải pháp phát triển cho vay và giảm thiểu rủi ro tại PGD Thạnh Mỹ Tây – Chi Nhánh 7 – Ngân Hàng Côn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: giải pháp phát triển cho vay và giảm thiểu rủi ro tại PGD Thạnh Mỹ Tây – Chi Nhánh 7 – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

    PHẦN MỞ ĐẦU
    ´´´´´´´´´´´´´T´´´´´´´´´´´´´
    1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHỌN ĐỀ TÀI
    Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng, trong đó “cho vay” là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào hiện nay. Ở các nước phát triển, hoạt động tín dụng chiếm khoảng 60 – 75% thu nhập; ở nước ta, hoạt động tín dụng chiếm khoảng 80 – 90% thu nhập.
    Do đặc điểm nước ta là một nước đang phát triển, loại h́nh sản xuất cá nhân, hộ gia đ́nh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ c̣n chiếm số đông. Với mục tiêuđặt ra là đưa đất nước từ một nước nông nghiệp thành một nước phát triển có nền công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước, đ̣i hỏi nhu cầu vốn là rất lớn.Chính v́ thế mà các cơ quan cần có một chính sách hợp lư và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta trong thời gian hiện nay, mà nhất là ngành ngân hàng cần khẳng định vai tṛ của ḿnh vào việc cung cấp vốn cho các cơ sở SXKD, các hộ gia đ́nh cần vốn làm ăn.
    Bên cạnh đó hội nhập kinh tế quốc tế cùng sự ra đời ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại dẫn đến việc đối mặt với những khó khăn, áp lực trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong họat động cho vay đă ảnh hưởng phần nào đến kết quả họat động kinh doanh của các ngân hàng; điều này đặt ra vấn đề đối với các ngân hàng là làm sao đáp ứng nhu cầu vốn nhưng vấn đạt được kết quả tốt trong kinh doanh là một việc làm không thể thiếu để đảm bảo cho sự sống c̣n và phát triển của ngân hàng.
    Nắm bắt được điều đó mà PGD Thạnh Mỹ Tây - Chi Nhánh 7 - Ngân Hàng Công Thương đă không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vaybán lẻ. Dựa vào thực tế và nhiệm vụ chính của Ngân hàng trên địa bàn mà tôi chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của ḿnh là “giải pháp phát triển cho vay và giảm thiểu rủi ro tại PGD Thạnh Mỹ Tây – Chi Nhánh 7 – Ngân Hàng Công Thương Vit Nam
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Nước ta là một nước đang phát triển, người dân có mức sống chưa cao so với thế giới, thêm vào đó, việc các cá nhân hộ gia đ́nh tham gia sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tăng lên rất cao so với trước. V́ vậy, nguồn vốn đầu tư cho cá nhân, hộ gia đ́nh là rất cần thiết và cấp bách, v́ thế mà các ngân hàng cần có trách nhiệm hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm cải thiện cuộc sống cũng như phát triển kinh tế xă hội. Đồng thời đây cũng là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt là PGD Thạnh Mỹ Tây – Chi Nhánh 7 nói riêng và Ngân Hàng Công Thương nói chung. Chính v́ vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài chuyên đề là thông qua việc phân tích t́nh h́nh hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh , giảm thiểu rủi ro tại PGD Thạnh Mỹ Tây - Chi Nhánh 7 – Ngân Hàng Công Thương.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Bài chuyên đề dựa trên nền tảng lư thuyết cơ bản được học tại trường kết hợp với việc so sánh, phân tích số liệu thực tiễn đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động, khả năng, năng lực cạnh tranh, phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của PGD Thạnh Mỹ Tây Từ đó đưa ra các biện pháp chiến lược nằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay, các biện pháp giảm thiểu rủi ro tại PGD Thạnh Mỹ Tây.
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    v Phân tích t́nh h́nh cho vay cá nhân, hộ gia đ́nh tại PGD Thạnh Mỹ Tây.
    v Phân tích sự ảnh hưởng của việc cho vay cá nhân, hộ gia đ́nh; những ruûi ro trong cho vay ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD Thạnh Mỹ Tây.
    v Đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro của PGD Thạnh Mỹ Tây.
    5. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Bài chuyên đề nghiên cứu dựa trên một số trường hợp thực tế trong một thời gian ngắn về cho vay ngắn, trung và dài hạn chỉ mới đánh giá một cách tổng quát và chung nhất nên chưa có được sự chi tiết, đi sâu vào hoạt động thực tiễn như mong muốn, v́ thế mà bài viết c̣n nhiều thiếu sót.

    Chương I
    ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG BÁN L TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại
    1.1.1 Khái niệm
    Theo luật các tổ chức tín dụng và luật ngân hàng nhà nước do quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa :
    Ngân hàng thương mại là một loại h́nh tổ chức tín dụng được thực hiện ṭan bộ họat động ngân hàng và các họat động khác có liên quan. Luật này c̣n định nghĩa: tổ chức tín dụng là loại h́nh doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để họat động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tóan.
    Họat động ngân hàng là họat động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tóan .
    1.1.2 Chức năng
    Nh́n chung ngân hàng thương mại có chức năng cơ bản sau: chức năng trung gian tài chính, chức năng sản xuất hay chức năng tạo tiền .
    · Thứ nhất về chức năng trung gian tài chính, thực hiện chức năng này ngân hàng thương mại đóng vai tṛ trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm các nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khóan và nhiều họat động môi giới khác, từ trung gian ở đây có thể được hiểu theo hai nghĩa :
    Ø Trung gian giữa các khách hàng với nhau. Ví dụ ngân hàng thương mại làm trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền, hay trung gian giữa người trả tiền và người nhận tiền, hoặc trung gian giữa người mua và người bán ngọai tệ,
    Ø Trung gian giữa ngân hàng trung ương và công chúng. Ngân hàng trung ương hay như ở Việt Nam thường gọi là ngân hàng nhà nước không có giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại, trong khi các ngân hàng thương mại vừa giao dịch với ngân hàng trung ương vừa giao dịch với công chúng.
    · Ngoài chức năng trung gian tài chính, ngân hàng thương mại c̣n có chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển kinh tế.
    1.1.3 Phân loại
    · Dựa vào h́nh thức sở hữu
    Dựa theo tiêu thức này, có thể phân lọai ngân hàng thương mại thành ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại 100% vốn của nước ngoài (với đầy đủ tính năng như ngân hàng trong nước). Ng̣ai sự khác biệt về h́nh thức sở hữu, giữa các loại h́nh ngân hàng thương mại này c̣n có sự khác biệt về một số họat động do tác động của những quy định chi phối bởi Luật các tổ chức tín dụng.
    Ø Ngân hàng thương mại nhà nước
    Là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức họat động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. Quản trị ngân hàng thương mại nhà nước là hội đồng quản trị do thống đốc ngân hàng nhà nước bổ nhiệm sau khi có thỏa thuận với ban tổ chức - cán bộ của chính phủ. Điều hành họat động của ngân hàng thương mại là tổng giám đốc. Giúp việc cho tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc, kế tóan trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
    Ø Ngân hàng thương mại cổ phần
    Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới h́nh thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Loại h́nh ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn ngân hàng thương mại nhà nước về quy mô nhưng về số lượng nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm mục tiêu hội nhập. Ngân hàng thương mại cổ phần c̣n chia ra thành Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, có vốn pháp định lớn và họat động chủ yếu ở thành thị, và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn có vốn pháp định nhỏ hơn và chủ yếu họat động ở nông thôn.
    Ø Ngân hàng liên doanh
    Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ng̣ai trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam, họat động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật. Loại h́nh ngân hàng liên doanh hiện nay có các ngân hàng như Indovina, Vinasian, VIP
    Ø Chi nhánh ngân hàng nước ng̣ai
    Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ng̣ai, được ngân hàng nước ng̣ai bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng nước ng̣ai có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, họat động theo giấp phép mở chi nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam. Lọai h́nh này xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi Việt Nam đổi mới và hội nhập kinh tế. Một số hoạt động như là ngân hàng chi nhánh : ANZ, HSBC, Citi Bank, Bank of China, ABN-AMBRO Một số khác họat động như văn pḥng đại diện: Bank of Kuwait, Bank of Tokyo-Mitsubishi
    Trong tương lai gần, sau khi tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, loại h́nh ngân hàng cổ phần sẽ đóng vai tṛ chủ đạo trong ṭan bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Ngoài ra, cùng với quá tŕnh hội nhập và cam kết mở cửa họat động dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, loại h́nh ngân hàng thương mại 100% vốn nước ng̣ai cũng được phép thành lập và họat động cạnh tranh cùng với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Điều này nói chung là có lợi cho khách hàng v́ có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ ngân hàng tốt hơn, nhưng cũng tạo ra áp lực và thử thách lớn đối với ngân hàng Việt Nam, vốn c̣n nhỏ bé và thiếu kinh nghiệm quản lư.
    · Dựa vào chiến lược kinh doanh
    Dựa theo tiêu thức chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, có thể chia ngân hàng thương mại thành ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, và ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ.
    Ø Ngân hàng bán buôn
    Là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân. Đại đa số các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài như ABM-AMRO Bank, Deustchs Bank, The Chase Manhattan Bank họat động theo lọai h́nh này. Nhưng hiện nay, các chi nhánh ngân hàng nước ng̣ai đă được phép giao dịch và cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
    Ø Ngân hàng bán lẻ
    Là lọai ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Lọai h́nh này thường thấy ở các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, chẳng hạn như ngân hàng Mỹ Xuyên, ngân hàng An B́nh.
    Ø Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ
    Là lọai h́nh ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân. Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều thuộc lọai h́nh ngân hàng này. Gần đây, các chi nhánh ngân hàng nước ng̣ai cũng đă bắt đầu giới thiệu rộng răi các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các khách hàng cá nhân (đă được phép do cam kết mở cửa các họat động dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO).
    · Dựa vào quan hệ tổ chức
    Dựa theo tiêu thức quan hệ tổ chức, có thể phân chia ngân hàng thương mại thành ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) và pḥng giao dịch. Ngân hàng hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất và là nơi cung cấp đầy đủ hơn các dịch vụ ngân hàng trong khi các ngân hàng chi nhánh và pḥng giao dịch nhỏ hơn và cung cấp không đầy đủ tất cả các giao dịch mà chỉ tập trung vào các giao dịch cơ bản như huy động vốn, thanh tóan và cho vay.
    1.1.4 Nguồn vốn
    · Căn cứ vào tính chất kinh tế, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại được chia ra làm hai bộ phận cơ bản, bao gồm: nguồn vốn tự có của ngân hàng và nguồn vốn huy động hay c̣n gọi là tài sản nợ.
    Ø Nguồn vốn của ngân hàng
    Danh mục nguồn vốn cuối cùng trong phần tài sản nợ là nguồn vốn của ngân hàng, nó bằng hiệu số giữa tổng tài sản có với tài sản nợ. Đây là bộ phận nguồn vốn mà khi sử dụng ngân hàng không phải cam kết ḥan trả cho các chủ sở hữu, do vậy, nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất so với các bộ phận nguồn vốn khác. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, thường không quá 10% trong tổng nguồn vốn, nhưng do nguồn vốn của ngân hàng có vai tṛ quan trọng đối với họat động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. Nó được thể hiện qua các nội dung sau:
    + Nguồn vốn tự có của ngân hàng thương mại đóng vai tṛ là tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, v́ bộ phận vốn này dùng để trang trải những khỏan thua lỗ cho đến khi ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái họat động sinh lời.
    + Là khỏan vốn tối cần thiết mà ngân hàng phải có để được nhà nước cấp giấy phép họat động, nó được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho họat động kinh doanh của ngân hàng.
    + Nguồn vốn tự có của ngân hàng tạo ra cơ sở xác lập niềm tin cho việc huy động các nguồn vốn của khách hàng trên thị trường. Ngân hàng cần phải có một năng lực tài chính đủ mạnh để có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng cho những người đi vay ngay cả trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.
    + Nguồn vốn này đảm bảo cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển các lọai h́nh dịch vụ mới. Khi ngân hàng phát triển, nó cần nguồn vốn bổ sung lớn để thúc đẩy tăng trưởng và chấp nhận những rủi ro gắn với sự ra đời của những dịch vụ, trang thiết bị mới.
    Căn cứ vào cơ chế tạo lập, nguồn vốn của ngân hàng được phân chia thành các bộ phận sau
    Ø Vốn điều lệ
    Đây là số vốn mà ngân hàng phải có để đi vào hoạt động và được ghi vào điều lệ. Tùy theo lọai h́nh ngân hàng mà nó được h́nh thành từ những nguồn khác nhau như : ngân hàng thương mại quốc doanh do ngân sách nhà nước cấp; ngân hàng thương mại cổ phần do cổ đông góp vốn, ngân hàng liên doanh do các đối tác góp vốn là lĩnh vực kinh doanh có ngành nghề, do vậy vốn điều lệ của ngân hàng phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do ngân hàng trung ương quy định.
    Trong quá tŕnh kinh doanh, vốn điều lệ thường xuyên được bổ sung. Quá tŕnh này được thực hiện qua 2 phương thức cơ bản:
    + Phương thức tích tụ: bắt nguồn từ các quỹ trong đó chủ yếu nhất là quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng.
    + Phương thức tập trung vốn: trong những thời điểm cụ thể, cần thiết phải tăng vốn điều lệ theo quy định của ngân hàng trung ương hoặc thực hiện chiến lược phát triển quy mô kinh doanh trong tương lai, mà nguồn vốn từ tích tụ không đáp ứng kịp, phương thức này sẽ được ngân hàng áp dụng. Cụ thể, thực hiện qua các h́nh thức: bổ sung thêm từ ngân sách nhà nước; mở rộng liên doanh; phát hành cổ phiếu
    Ø Các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối, bao gồm:
    + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
    + Quỹ dự pḥng tài chính.
    + Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.
    + Lợi nhuận không chia.
    Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ṛng hàng năm theo những tỷ lệ quy định. Ng̣ai ra, ngân hàng c̣n trích lập các quỹ sự nghiệp khác nhằm thực hiện chính sách khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động xă hội như: quỹ phúc lợi khen thưởng, quỹ trợ cấp thôi việc, quỹ hưu trí
    · Nguồn vốn huy động
    Nguồn vốn huy động c̣n được gọi là tài sản nợ ngân hàng, bộ phận nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh. Thông qua huy động mang tính thường xuyên trong quá tŕnh kinh doanh như : tiếp cận các khỏan tiền gửi thanh tóan; tiền gửi tiết kiệm, làm cho ngân hàng thương mại trở thành một trung gian tài chính tiêu biểu có mối quan hệ rộng răi với đông đảo khách hàng là doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư.
    Nguồn vốn huy động gồm:
    Ø Nguồn vốn huy động tiền gửi
    Thông qua các nghiệp vụ nhận tiền gửi thường xuyên, ngân hàng đă huy động được một lượng vốn lớn từ khách hàng. Căn cứ thời gian gửi tiền và mục đích của khách hàng, có thể chia nguồn vốn này thành các bộ phận sau:
    + Tiền gửi không kỳ hạn
    Với loại này, người gửi có thể gửi tiền và và rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khỏan để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khỏan này. Mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an ṭan về tài sản và thực hiện các khỏan thanh tóan qua ngân hàng. Do vậy, nó c̣n được gọi là tiền gửi thanh tóan. Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, bởi v́ người gửi tiền sẵn ḷng bỏ ra một số tiền lăi để có một tài sản có tính lỏng cao sử dụng trong các hoạt động thanh tóan mua hàng. Những khỏan chi phí của ngân hàng để duy tŕ lọai tiền gửi thanh tóan bao gồm tiền thanh tóan lăi và chi phí trong việc phục vụ thanh tóan trên các tài khỏan tiền gửi loại này như: xử lư lưu trữ chứng từ thanh tóan; phí tổn chuyển tiền và chứng từ; cung cấp thông tin
    + Tiền gửi có kỳ hạn
    Các khỏan tiền gửi có kỳ hạn được đặc trưng bằng chứng chỉ tiền gửi ghi rơ thời gian đáo hạn và số lượng. Khách hàng chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đă được thỏa thuận khi gửi tiền. Tuy nhiên, khách hàng có thể rút trước hạn khi có yêu cầu nhưng phải bị phạt tiền bằng việc chuyển từ mức lăi suất tiền gửi có kỳ hạn sang mức lăi suất không kỳ hạn thấp hơn. Đối với lọai tiền gửi có kỳ hạn mục đích của gửi tiền là lợi tức, không quan tâm đến việc tận dụng những tiện ích thanh tóan do ngân hàng cung cấp. V́ vậy, để tăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng công cụ lăi suất và các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất khác như sổ xố hoặc bốc thăm trúng thưởng để tạo ra sự quan tâm thu hút khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân. Mức lăi suất cụ thể phụ thuộc vào thời gian gửi tiền và sự thỏa thuận giữa hai bên về những điều kiện đảm bảo an ṭan trong quan hệ tín dụng, đồng thời được xác định theo nguyên tắc thời gian càng dài lăi suất càng cao.
    + Tiền gửi tiết kiệm
    Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng để được hưởng lăi, h́nh thức phổ biến của lọai tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Về mặt kỹ thuật, dạng tiền gửi này người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó c̣n xác nhận số tiền đă gửi. Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh tóan có khách hàng gửi tiền tiết kiệm.
    Ø Nguồn vốn vay
    Các ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hoặc các trung gian tài chính khác và vay từ công chúng, duới các h́nh thức:
    + Phát hành chứng từ có giá
    Ngân hàng chủ động phát hành các loại kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những dự án đầu tư đă định. Việc huy động vốn dưới h́nh thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện theo hai phương thức: phát hành theo mệnh giá ( trả lăi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá đă được ghi trên bề mặt kỳ phiếu ), phát hành bằng h́nh thức chiết khấu ( trả lăi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằng mệnh giá trừ đi khỏan lăi mà họ được hưởng).
    + Vay của các ngân hàng và các ngân hàng trung gian tài chính khác
    Qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ngân hàng có thể khai thác các khỏan vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Họat động vay mượn này nhằm mục đích điều ḥa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng.
    + Vay của ngân hàng trung ương
    Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngân hàng trung ương cấp phép hoạt động đều được vay vốn tại ngân hàng trung ương trong trường hợp cần bổ sung vốn khả dụng. Nghiệp vụ vay vốn này được ngân hàng trung ương thực hiện dưới h́nh thức phổ biến là tái cấp vốn, bao gồm tái chiết khấu các loại giấy tờ có giá và cho vay cầm chấp. Khỏan vay này liên quan đến lượng tiền cung ứng của ngân hàng trung ương, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia .
    + Các nguồn vốn vay khác
    Với nhương ngân hàng thương mại có các quan hệ quốc tế rộng lớn, có thể tranh thủ các khỏan vốn tín dụng hoặc tiếp nhận từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
    1.1.5 Thu nhập
    Thu nhập ngân hàng là toàn bộ nguồn thu bằng tiền mà ngân hàng thu được từ hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định. Nguồn thu chính của ngân hàng là thu từ lải tài sản sinh lời, chủ yếu là từ các khoản cho vay, chứng khoán, tiền gửi hướng lăi từ các tổ chức tín dụng ngân hàng khác và các nguồn thu khác như : thu nhập từ các chi nhánh ngân hàng hay thu nhập từ cho thuê các tài sản mà ngân hàng sở hữu.
    · Thu từ lăi
    Tiền lăi được tạo ra từ các khoản cho vay, khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng ( thường là hơn 2/3). Tiếp theo các khoản thu từ cho vay là những nguồn thu quan trọng khác bao gồm : thu nhập từ đầu tư chứng khoán, lăi từ các hợp đồng cấp tín dụng cho chính phủ, các hợp đồng mua bán lại và lăi thu được từ tiền gửi có ḱ hạn tại các ngân hàng và thương mại khác. Trong từng thời kỳ, tỷ trọng của mỗi khoản mục thu dao động phụ thuộc sự chuyển dịch của các loại lăi suất và nhu cầu về vốn tín dụng. Mặc dù thu từ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các nguồn thu, tuy nhiên, trong quá tŕnh phát triển, việc mở rộng và đa dạng các loại h́nh dịch vụ thu phí làm cho các nguồn thu từ phí ngày càng tăng lên so với thu lăi từ cho vay.
    · Thu ngoài lăi :
    Các khoản thu khác ngoài những khoản thu từ cho vay và chứng khoán được gọi là các khoản thu ngoài lăi, bao gồm : thu phí từ hoạt động cung cấp các dịch vụ nhận tiền gửi, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các dịch vụ khác của ngân hàng. Với sự phát triển ngày càng mạnh của danh mục các dịch vụ tài chính như: mô giới chứng khoán, bảo hiểm, thanh toán Các ngân hàng thương mại đă t́m được lĩnh vực hoạt đông đầy tiềm năng, hứa hẹn việc đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh.
    1.1.6 Lợi nhuận
    Để xác định kết quả kinh doanh trước thuế thu nhập trong một thời kỳ nhất định, theo phương pháp thực hành kế toán, ngân hàng lấy tổng thu nhập khấu trừ tổng chi phí. Lợi nhuận đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả quản lư và điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó được xem là mục tiêu cuốu cùng mà ngân hàng luôn hướng đến. Lợi nhuận đạt được đảm bảo cho ngân hàng có thể giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ về lợi ích kinh tế cho các chủ thể có liên quan. Mức lợi nhuận đạt được càng cao, càng giúp cho ngân hàng gia tăng tỷ lệ trích lập các quỹ bổ sung vốn, dự pḥng tài chính, phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng ., tạo ra sự ổn định và phát triển ngân hàng trong tương lai.
     
Đang tải...