Thạc Sĩ Giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
    Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    5. BỐ CỤC LUẬN VĂN 6
    PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN 7
    1.1 Khái niệm về cao su tiểu điền 7
    1.1.1 Đặc điểm của cao su tiểu điền 7
    1.1.2 Vai trò của cao su tiểu điền 8
    1.2 Đặc điểm của cây cao su có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất cao su 9
    1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây cao su 9
    1.2.2 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất cao su 10
    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su 13
    1.3.1 Các nhân tố tự nhiên 13
    1.3.2 Các nhân tố xã hội 14
    1.4 Quan niệm về phát triển cao su 16
    1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 17
    1.5.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh các yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộ 17
    1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư của các hộ 17
    1.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ 17
    1.5.4 Các chỉ tiêu chi phí 17
    1.5.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 17
    1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới và tại Việt Nam 19
    1.6.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới. 19
    1.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tại Việt Nam 28
    1.7 Một số vấn đề tồn tại trong phát triển cao su tiểu điền 33
    1.7.1 Phát triển diện tích cao su tiểu điền 33
    1.7.2. Năng suất của cao su tiểu điền 35
    1.7.3. Khả năng tiếp cận thông tin của các hộ trồng cao su tiểu điền 36
    1.7.4. Việc thu mua mủ cao su đối với các hộ trồng cao su tiểu điền 37

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA ĐÀN 38
    2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 38
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
    2.1.1.1 Vị trí địa lý 38
    2.1.1.2 Địa hình 38
    2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu 39
    2.1.1.4 Thổ nhưỡng 39
    2.1.1.5 Tài nguyên rừng 40
    2.1.1.6 Thủy văn 40
    2.1.1.7 Tài nguyên thiên nhiên 41
    2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41
    2.1.2.1 Tình hình đất đai 41
    2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 43
    2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng 45
    2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn 47
    2.2.1 Tình hình sản xuất cao su tại huyện Nghĩa Đàn 47
    2.2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn 48
    2.3 Tình hình sản xuất cao su của các hộ điều tra 51
    2.3.2 Kết quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2011 54
    2.3.2.1 Kết quả sản xuất cao su của các hộ điều tra năm 2011 54
    2.3.2.2 Chi phí bình quân 1 ha giai đoạn kiến thiết cơ bản 55
    2.3.3 Hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2011 56
    2.5.1 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới giá trị sản xuất của các hộ điều tra 61
    2.5.2 Phân tích các mức độ đánh giá của người dân về các dịch vụ. 63
    2.5.3 Một số khó khăn chính của các hộ cần được giúp đỡ. 65
    2.5.3.1 Vốn đầu tư 66
    2.5.3.2 Sâu Bệnh 66
    2.5.3.3 Kỹ thuật chăm sóc, khai thác và cung cấp vật tư 66
    2.5.3.4 Thiếu công cụ sản xuất 67
    2.6 Phân tích chuỗi cung mủ cao su tại địa phương 67
    2.6.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm mủ cao su 67
    2.6.2 Phân tích chuỗi cung sản phẩm 70
    2.7 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn. 71
    * Thuận Lợi 71
    * Khó Khăn 72

    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 74
    3.1 Định hướng phát triển sản xuất cao su ở huyện Nghĩa Đàn 74
    3.2 Một số giải pháp phát triển cao su tiểu điền ở huyện Nghĩa Đàn 74
    3.2.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai 75
    3.2.2 Giải pháp về vốn và tín dụng 76
    3.2.3 Giải pháp về lao động 77
    3.2.4 Giải pháp về khuyến nông 77
    3.2.5 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 79
    3.2.6 Giải pháp về giống 79
    3.2.7 Giải pháp về bảo vệ thực vật 80
    3.2.8 Giải pháp về thông tin 81
    3.2.9 Giải pháp về tiêu thụ 81
    PHẦN THỨ III 83
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
    I. KẾT LUẬN 83
    II. KIẾN NGHỊ 84
    PHỤ LỤC 89
    PHỤ LỤC 1:MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CAO SU 90
    PHỤ LỤC 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT 98

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chính là mủ cao su – nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, ngành vận tải. Do tính chất đặc biệt của cao su tự nhiên mà cao su nhân tạo không thể thay thế để sản xuất một số sản phẩm kỹ thuật có giá trị kinh tế cao. Hết chu kỳ kinh doanh, khi thanh lý cây cao su cho một khối lượng gỗ rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất ra những sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và thế giới.
    Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có diện tích đất đỏ bazan rộng lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó có cây cao su. Hiện nay, chủ trương chính phủ là mở rộng diện tích trồng cao su tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, và các tỉnh ở vùng Tây Bắc. Cây cao su không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, tạo thêm việc làm, thu hút nhiều lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế xã hội mà con tăng cường củng cố xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn, giữ vững an ninh quốc phòng đặc biệt là các vùng biên giới Tây Bắc và Tây Nguyên – nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chấm dứt tình trạng du canh du cư và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái.
    Nghệ An là một tỉnh thuộc miền Trung với hơn 13 nghìn ha đất đỏ bazan và nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp, trong đó cây cao su được khẳng định là cây trồng chính góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Phát triển cao su tiểu điền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông dân nghèo có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, làm động lực phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững ở khu vực miền núi của Tỉnh.
    Nghĩa Đàn là một huyện có diện tích cao su lớn của Tỉnh, là cây được đánh giá là thế mạnh của huyện cùng với các loại cây khác như cam, mía, dứa Tuy nhiên, đa số cao su tiểu điền phát triển một cách tự phát, với quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật, việc tiếp cận với thị trường và trao đổi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn nhiều khó khăn. Lao động chủ yếu là lao động gia đình, người dân trình độ học vấn còn thấp, trình độ tay nghề và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất cao su còn hạn chế. Vì vậy, năng suất vườn cây còn kém, hiệu quả kinh tế thấp, việc sản xuất cao su chưa thực sự bền vững so với tiềm năng hiện có của địa phương và so với địa bàn cả nước.
    Sản xuất cao su tiểu điền là một trong những mô hình chủ yếu sản xuất hiện nay mang lại cho người dân tại vùng miền núi một cuộc sống mới. Vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống để đánh giá đúng đắn sự tồn tại và phát triển cao su tiểu điền trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương, tăng thu nhập ổn định cho người dân và góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc với huyện Nghĩa Đàn nói riêng cũng như với tỉnh Nghệ An nói chung.
    Xuất phát từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ của mình.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Mục tiêu chung: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng sản xuất cao su tiểu điền, phân tích các kênh tiêu thụ mủ cao su. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
    - Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cao su tiểu điền.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
    - Phân tích chuỗi cung mủ cao su trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất cao su của các hộ sản xuất cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An thông qua ý kiến đánh giá của các hộ trồng cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm phát triển cao su tiểu điền.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi không gian: Đề tài tập trung cứu trên phạm vi huyện nghĩa đàn : Ba xã được chọn có nhiều cao su tiểu điền nhiều nhất và cũng được trồng lâu nhất trên toàn huyện( từ năm 1993 đến nay) theo dự án 327. Từ đặc điểm nổi bật trên, tác giả quyết định chọn mẫu điều tra các hộ cao su tiểu điền theo ba địa điểm trên để chọn ra các hộ cao su tiểu điền có tính chất đại diện cho từng điểm nghiên cứu.
    + Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp được xem xét trong giới hạn thời gian từ năm 2009 đến 2011; Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra từ các hộ trồng cao su tiểu điền được thực hiện từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...