Thạc Sĩ Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa phụ
    Lời cam đoan 1
    Lời cảm ơn 2
    Mục lục 3
    Danh mục các chữ viết tắt 6
    MỞ ĐẦU 7
    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề tài 9
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
    1.1. Tổng quan nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa. 10
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên 10
    1.1.2. Nguồn lợi hải sản 12
    1.2. Tình hình nghiên cứu về PTBV nghề KTHS trên thế giới. 13
    1.2.1. Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp 14
    1.2.2. Áp dụng các mô hình toán trong quản lý khai thác thủy sản 16
    1.2.3. Áp dụng hệ thống quản lý nghề cá có trách nhiệm 16
    1.2.4. Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch 17
    1.2.5. Hệ thống quản lý thủy sản ở các nước trong khu vực Đông Nam Á 19
    1.3. Tình hình nghiên cứu trong nướcliên quan đến PTBV nghề KTHS. 20
    1.4. Lý thuyết về phát triển bền vững nghề KTHS 23
    1.4.1. Quan niệm về phát triển bền vững nói chung 26
    1.4.2. Khái niệm về phát triển bền vững nghề KTHS 24
    1.4.3. Lý thuyết xây dựng cácgiải pháp PTBV nghề KTHS Khánh Hòa 25
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Nội dung nghiên cứu. 27
    2.2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu. 27
    2.2.1. Tài liệu 27
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    Chương 3: THỰC TRẠNG NGHỀ KTHS TỈNH KHÁNH HÒA 32
    3.1. Ngư trường và nguồn lợi hải sản của tỉnh Khánh Hòa 32
    3.2. Hiện trạng phát triển nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa 32
    3.2.1. Khái quát chung 32
    3.2.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá 38
    3.2.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân KTHS 40
    3.2.4. Một số kết quả điều tra xã hội học cộng đồng nghề cá Khánh Hòa 41
    3.2.5. Hiệu quả kinh tế của các nhóm nghề khai thác chính Khánh Hòa 43
    3.2.6. Các chính sách phát triển nghề KTHS Khánh Hòa trong thời gian qua 44
    3.2.7. Các cơ hội và thách thức đối với nghề KTHS tỉnh Khánh Hòa 45
    3.2.7.1. Các cơ hội 45
    3.2.7.2. Các thách thức 45
    Chương 4:CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
    NGHỀ KHAI THÁCHẢISẢN TỈNH KHÁNH HÒA
    47
    4.1. Giải pháp về điều chỉnh năng lực KTHS 47
    4.1.1. Căn cứ đề xuất 47
    4.1.2. Nội dung giải pháp 49
    4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 51
    4.2. Giải pháp về phân vùng khai thác và quản lý nguồn lợi 51
    4.1.1. Căn cứ đề xuất 51
    4.1.2. Nội dung giải pháp 52
    4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 53
    4.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất 53
    4.1.1. Căn cứ đề xuất 53
    4.1.2. Nội dung giải pháp 53
    4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 55
    4.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho KTHS 56
    4.1.1. Căn cứ đề xuất 56
    4.1.2. Nội dung giải pháp 57
    4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 57
    4.5. Giải pháp về thể chế chính sách 58
    4.1.1. Căn cứ đề xuất 58
    4.1.2. Nội dung giải pháp 58
    4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 59
    4.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm KTHS 60
    4.1.1. Căn cứ đề xuất 60
    4.1.2. Nội dung giải pháp 60
    4.1.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp 60
    Chương V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61
    5.1. Kết luận 61
    5.2. Khuyến nghị 61
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
    PHỤ LỤC 64

    MỞ ĐẦU
    Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ,có phần lãnh thổ trên đất liền
    nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Có bờ biển dài trên 385 km, có trên 200 hòn đảo
    lớn nhỏ, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng, vịnh sâu, ngoài việc thuận lợi cho xây
    dựng cảng biển nước sâu, còn là nơi lý tưởng cho việc sinh sản, sinh trưởng của nhiều
    loài thủy sinh, là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản, trong đó có quần đảo
    Trường Sa với vị trí quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước.
    Khu vực biển Khánh Hòa có 600 loài cá, trong đó có khoảng 50 loài cá có giá
    trị kinh tế cao. Cá nổi chiếm tỷ trong cao gồm các lo ài cá lớn như: Nhám, Thu, Ngừ,
    Bạc má .Cá nhỏ như: cá Cơm, Trích, Nục, Chuồn, Chỉ vàng .; Cá đáy chiếm tỷ
    trọng không lớn nhưng có giá trị kinh tế cao như: Cá Mú, Đổng, Mối, Đỏ Da .Trữ
    lượng cá biển của vùng ven biển Khánh Hòa có nghiên cứu cho rằng khoảng 115.800
    tấn/năm vàlượng cá khai thác trung bình khoảng 38.000 tấn/năm[1].
    Ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa là một trong những ngành kinh tế trọng điểm
    của tỉnh với giá trị sản xuất (Năm 2008) đạt 1.354 tỷ đồng, trong đó khai thác thủy sản
    trên 663 tỷ đồng [2]. Theo thống kê mới nhất đến tháng 4 năm 2010 tòan tỉnh có
    10.542 chiếc với tổng công suất 353.747cv. Tuy nhiên nghề cá tỉnh Khánh Hòa vẫn
    đang đứng trước những thách thức lớn do số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ 20cv
    vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 5.535 chiếc, chiếm 52,5% [3].Trong giai đoạn từ 2005 đến nay
    chất lượng đội tàu gắn máy lớn của tỉnh chưa được cải thiện, thậm chí công suất trung
    bình cv/tàu giảm từ 40 cv/chiếc (năm 2005) xuống còn 33,6cv/chiếc (năm 2010).
    Tổng số lao động trên 67.400 người, trong đó lao động nghề khai thác hải sản
    là: 31.000 người. Tổng sản lượng khai thác hải sản của tỉnh năm 2009 là 72.301 tấn và
    dự kiến năm 2010 là 74.000 tấn [4].
    Tuy nhiên trên thực tế nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa vẫn chủ yếu ở
    vùng nước gần bờ và nghề khai thác hải sản xa bờ cũng mới chỉ phát triển trong một vài
    năm trở lại đây. Việc phát triển nhanh chóng về số tàu thuyền đánh cá một cách tự phát
    đã làm các hoạt động khai thác vùng ven bờ trở nên quá tải và có xu hướng cạn kiệt
    nguồn lợi thủy sản vùng bờ.
    Nếu hiểu theo định nghĩa của FAO, phát triển bền vững “Là sự phát triển đáp
    ứng được những nhu cầu/yêu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại/làm tổn hại
    cho/đến việc đáp ứng nhucầu của các thế hệ mai sau”. Để phát triển một cách bền
    vững nghề khai thác hải sản (KTHS) của tỉnh Khánh Hòa là nhiệm vụ không dễ dàng,
    bởi phải điều chỉnh một cách tối ưu mối quan hệ giữa Kinh tế -xã hội và môi trường.
    Trong khi đó nghề KTHS là một nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và
    luôn giới hạn về mặt số lượng.
    Mục tiêu phát triển bền vững nghề khai thác hải sản có thể hiểu theo nghĩa: Tối
    đa về mặt sản lượng về khối lượng hoặc về thu nhập và duy trì một mức nhất định trữ
    lượng đàn cá nhằm tạo ra một mức dự trữ nhất định hay không làm suy giảm nguồn
    lợi.”. Với mục tiêu sinh học này có thể thay đổi để bao hàm các mục tiêu liên ngành
    có liên quan đến các mục đích kinh tế -xã hội -môi trường.
    Mục tiêu của việc quản lý bền vững nghề khai thác hải sản dựa trên khái niệm
    tổng lượng cá đánh bắt cho phép (TAC) được đặt trên cơ sở tham khảo về khía cạnh
    sinh học, ví dụ như MSY, khía cạnh kinh tế như MEY . từ đó các nhà quản lý có thể ra
    các quyết định như: xác định hạn mức khai thác, quy định số lượng tàu thuyền cần
    thiết, lựa chọn loại nghề trên cơ sở chọn lọc và hiệu quả kinh tế, đảm bảo sinh kế cho
    ngư dân những vẫn duy trì trữ lượng đàn cá qua các năm nhằm thực hiện các mục tiêu
    của những năm tiếp theo.
    Trong khuôn khổ của một Luận văn tốt nghiệp Cao học, đề tài “Giải pháp phát
    triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa”, được giải quyết trên cơ sở
    khoa học việc xác định sản lượng khai thác tối ưu và cường lực tối ưu cùng với việc xác
    định một số chỉ số về hiệu quả kinh tế,các vấn đề xã hội trong cộng đồng ngư dân
    nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Từ đó góp phần vào
    việc điều chỉnh cơ cấu các nghề khai thác thủy sản tự nhiên phù hợp với khả năng cho
    phép khai thác của nguồn lợi thủy sản; Kiểm soát chặt chẽ các phương thức khai thác
    mang tính huỷ diệt, đồng thời không phát triển và giảm dần các nghề khai thác thiếu lựa
    chọn, khai thác cả thuỷ sản còn non, phục hồi và phát triển các ngành nghề thay thế
    nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ, tạo điều kiện ổn định đời
    sống cho ngư dân, giảm sức ép khai thác đối với nguồn lợi thủy sản.
    Kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho tỉnh Khánh
    Hòa trong việc thực hiện các Chương trình phát triển Kinh tế biển của tỉnh
    * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
    Nghề khai thác hải sản (KTHS) tỉnh Khánh Hòa trong những năm vừa qua đã
    có những phát triển vượt bậc cả về số lượng tàu thuyền cũng như sản lượng khai thác,
    tuy nhiên năng suất khai thác cũng giảm mạnh.
    Nếu như năm 2002, sản lượng trung bình trên một đơn vị cường lực đạt 0,42
    tấn/cv/năm thì đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,30 tấn/cv/năm, giảm 0,12
    tấn/cv/năm, tức là 28,6 % so với năm 2002. Việc quản lý nhằm ngăn chặn xu thế giảm
    sút của nguồn lợi hải sản và chất lượng hệ sinh thái biển như: kích thước ngư cụ,
    phương pháp khai thác, thông qua đăng ký, đăng kiểm đã có những chuyển biến tích
    cực. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn nhiều hạn chế và đòi hỏi chi phí cho
    việc kiểm tra, giám sát tương đối lớn. Gần đây một số quốc gia trên thế giới và trong
    khu vực đã sử dụng mô hình kinh tế -sinh học (mô hình Sachaefer) để xác định và
    phân bố hạn ngạch khai thác đối với từng đội tàu, từng vùng biển và từng đối tượng
    đánh bắt nhằm sử dụng một cáchbền vững nguồn lợi sẵn có.
    Mặc dầu còn hạn chế trong việc áp dụng mô hình Sachaefer trong nghề cá Việt
    Nam, song thử nghiệm ban đầu này có thể có cách nhìn mới về định hướng phát triển
    bền vững nghề cá nước ta, có thể giúp các nhà quản lý có các giải pháp phù hợp trong
    công tác hoạch định chính sách và quản lý nghề khai thác phát triển bền vững. Đặc biệt,
    cơ sở dữ liệu để tỉnh bổ sung vào Chương trình phát triển kinh tế biển đến năm 2020;
    bổ sung vào Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020, góp phần
    thực hiện thắng lợi các Chương trình Quốc gia về biển.
    * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghề khai tháchải sảntỉnh Khánh
    Hòa, bao gồm các hồ sơ lưu trữ về nghề cá, các đối tượng ngư dân trong cộng đồng
    nghề cá của Tỉnh trong việc thu thập thông tin qua các phiếu điều tra và những thông
    tin thứ cấp về nghề cá ở quy mô quốc gia

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.Tổng quan nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa.
    1.1.1.Điều kiện tự nhiên.
    - Vị trí địa lý:
    Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ
    trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực
    bắc: 12
    0
    52'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực Nam: 11
    0
    42' 50''
    vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực Tây: 108
    0
    40’33'' kinh độ
    Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực Đông: 109
    0
    27’55'' kinh độ Đông; tại mũi
    Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện-Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên
    đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm
    lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh
    hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa.
    Khuvực bờ biển có nhiều đảo lớn nhỏ tạo thành những eo vịnh và là nơi cư trú
    của tàu thuyền khi thời tiết xấu. Có nhiều nhánh của dãy núi Trường Sơn đâm ra biển
    tạo thành nhiều đầm vũng là nơi cư trú, sinh sản của các loài hải sản.
    Thềm lục địa hẹp, đáy biểndốc, độ sâu vùng ven bờ khoảng 15-30 m, ra xa bờ
    độ sâu tăng nhanh, có nơi độ sâu đạt 1.000 mm chỉ cách bờ trên 60 hải lý. Do tác động
    của dãy Trường Sơn nằm gần biển nên chất đáy của biển cũng mang những nét riêng
    biệt. Đó là đáy biển gồ gề, chất đáy thường cát bùn, vỏ sò.
    - Đặc điểm địa hình:
    Tỉnh Khánh Hòa có ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Chiều dài của tỉnh theo
    hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng
    60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ10 đến 15km.
    Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km2
    (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào
    loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài
    385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và quần đảo Trường Sa.
    Tỉnh Khánh Hòa có nhiều cảng biển, đặc biệt là cảng thiên nhiên Cam Ranh và
    cảng biển nước sâu Vân Phong vào loại tốt nhất thế giới, đang được khai thác sẽ trở
    thành cảng trung chuyển quốc tế lớn.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.Sở Nông nghiệp và phát triểnnông thông Khánh Hòa, Quy hoạch tổng thể
    phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2010-2015 có tính đến 2020 (2008).
    2. Cục Thống kê Khánh Hòa, Niên giám thống kê Khánh Hòa năm 2008 (2009)
    3. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010), “Thống kê sốliệu tàu
    thuyền đến tháng 4/2010”.
    4. Sở Nông nghiệp & PTNT Khánh Hòa,Báo cáo tổng kết hàng năm ngành
    Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa.
    5. Nguyễn Viết Nghĩa (2007), hiện trạng và khả năng khai thácnguồn lợi biển
    Việt Nam, Viện nghiên cứu Hảisản Hải Phòng.
    6. FAO (2004) –Indicator For Sustainable Development of Marine Capture
    Fisheries.
    7. Lê Văn Ninh (2006), Các giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản
    tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sĩ.
    8. Nguyễn Chu Hồi (2004). Một số vấn đề về PTBV đối với ngành Thủy sản
    Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc lần thứ 1 về PTBV. Hà Nội
     
Đang tải...