Luận Văn Giải pháp Phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    M ỤC LỤC


    D AN H M Ụ C H Ì N H , B Ả N G B I Ể U , S Ơ Đ Ồ
    L Ờ I N Ó I Đ ẦU . 1
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 4
    I. Khái niệm “phát triển bền vững” . 4
    II. Nội dung cơ bản của Phát triển bền vững 6
    1. Phát triển bền vững kinh tế 7
    2. Phát triển bền vững xã hội 8
    3. Phát triển bền vững môi trường: . 10
    III. Một số nguyên tắc Phát triển bền vững 11
    IV. Các nhân tố tác động đến Phát triển bền vững . 14
    1. Nhóm các nhân tố kinh tế 14
    2. Nhóm các nhân tố phi kinh tế 16
    V. Một số chỉ tiêu đánh giá Phát triển bền vững . 16
    1. Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế 16
    2. Nhóm chỉ tiêu về xã hội . 17
    3. Nhóm chỉ tiêu về môi trường . 19
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ HUYỆN VĂN YÊN
    – TỈNH YÊN BÁI 20
    I. Khái quát chung về cây quế và Thị trường các sản phẩm từ quế trên Thế giới . 20
    1. Khái quát chung về cây quế . 20
    2. Cung và cầu về các sản phẩm từ cây quế trên thị trường Thế giới . 21
    II. Cây quế Văn Yên và các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn
    Yên . 23
    1. Các yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững cây quế Văn Yên . 23
    1.1. Vị trí địa lý, địa hình và các điều kiện tự nhiên 23
    1.2. Nguồn nhân lực . 24
    1.3. Chính sách của địa phương 24
    2. Cây quế Văn yên và một số sản phẩm từ quế Văn Yên . 25
    2.1. Cây quế Văn Yên 25
    2.2 Một số sản phẩm từ quế Văn Yên . 26
    2.2.1 Sản phẩm Quế vỏ 26
    2.2.2 Sản phẩm Tinh dầu quế . 27
    III. Thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên 27
    1. Bền vững kinh tế 27
    1.1 Quy mô kinh tế: 27
    1.1.1 Quy mô vùng trồng nguyên liệu . 27
    1.1.2 Quy mô vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh 29
    1.2 Cơ cấu kinh tế 32
    1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 32
    1.2.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật 34
    2. Bền vững xã hội . 35
    2.1 Thực trạng vấn đề lao động việc làm 35


    2.2 Thực trạng cải thiện cuộc sống người dân và xóa đói giảm nghèo 36
    2.3 Thực trạng vấn đề văn hóa xã hội và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống . 37
    2.4 Thực trạng phát triển nguồn lực con người 38
    2.4.1 Giáo dục và đào tạo 38
    2.4.2 Công tác y tế cộng đồng 39
    3. Bền vững Môi trường 39
    3.1 Thực trạng sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng nguyên liệu 39
    3.2 Thực trạng bảo vệ và tái tạo tài nguyên môi trường . 39
    3.3 Thực trạng sử dụng hóa chất độc hại và công tác xử lý phế thải . 41
    IV.Một số hạn chế trong thực trạng phát triển bền vững cây quế Văn Yên . 41
    1. Về kinh tế 41
    1.1 Nguyên liệu tại vùng trồng quế chưa được sử dụng triệt để 41
    1.2 Sản phẩm từ quế mới chỉ là sản phẩm nguyên liệu thô 42
    1.3 Hình thức xuất khẩu còn nhiều hạn chế 42
    1.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao 43
    2. Về xã hội . 43
    2.1 Lao động việc làm theo thời vụ, không có tính ổn định . 43
    2.2 Chất lượng lao động thấp . 44
    2.3 Bất bình đẳng trong thu nhập . 45
    2.4 Nhận thức và tầm nhìn của người dân còn nhiều hạn chế . 46
    3. Về môi trường . 46
    3.1 Khói thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để 46
    3.2 Kế hoạch phát triển tài nguyên rừng và trồng mới rừng nguyên liệu đạt kết quả thấp 46
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUẾ HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI 48
    I. Quan điểm – mục tiêu chiến lược Phát triển bền vững cây quế Văn Yên 48
    II. Một số giải pháp Phát triển bền vững cây quế Văn Yên 50
    1. Nhóm giải pháp kinh tế 50
    1.1 Thu hút vốn đầu tư vào địa phương 50
    1.2 Mở rộng quy hoạch vùng trồng nguyên liệu 50
    1.3 Mở rộng hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm từ quế 51
    1.4 Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ . 52
    1.5 Tăng cường hoạt động xuất khẩu trực tiếp 53
    1.6 Xây dựng khối liên kết ngành tại địa phương 54
    2. N hó m g iả i p há p x ã hộ i 55
    2.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động, chính sách thu hút lao động 55
    2.2 Giải pháp nâng cao dân trí: 55
    3. Nhóm giải pháp tài nguyên môi trường . 56
    3.1. Xử lý khói thải khu công nghiệp . 56
    3.2 Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng: 57
    L Ờ I N Ó I Đ Ầ U

    Trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, Việt Nam được biết đến rộng rãi trên thế giới nhờ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong số những mặt hàng đặc trưng ấy phải kể đến mặt hàng quế. Từ xa xưa, cây quế đã được xem là một loại lễ vật quý giá được mang đi tiến cống và dâng lên các bậc vua chúa phong kiến. Trong dân gian, quế được coi là một trong bốn “tứ đại thuốc quý” là “sâm – nhung – quế - phụ”. Cho đến ngày nay, quế vẫn giữ nguyên được giá trị đa công dụng của nó. Hơn thế nữa, khi nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới ngày càng tăng, thương mại kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mạnh, quế đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hơn hẳn so với một số sản phẩm nông – lâm nghiệp khác.

    Quế là một loại cây đặc biệt bởi nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong một điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhất định. Không phải đất nước nào, vùng đất nào có nhu cầu là có thể trồng loại cây này. Vậy nên, những đất nước có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế có thể nói là có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm này so với các nước khác. Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và hiệu quả của ngành sản xuất chế biến quế cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác cùng ngành. Việt Nam một trong số ít những đất nước nhiệt đới nóng ẩm trên thế giới có điều kiện tự nhiên và khí hậu trời phú cho sự sinh trưởng và phát triển của cây quế. Cây quế Việt Nam được trồng tập trung ở các vùng như Văn Yên (Yên Bái), Trà My – Trà Bồng (Quảng Nam), Thường Xuân (Thanh Hóa), Quảng Lâm (Quảng Ninh) với sản lượng chủ yếu thuộc vùng quế Văn Yên của tỉnh Yên Bái.

    Từ rất lâu nay, Huyện Văn Yên đã nổi tiếng với các sản phẩm từ cây quế vỏ trên thị trường trong và ngoài nước. Xét về số lượng, quế Văn Yên đứng đầu trong các địa phương trồng quế diện tích hơn 15 ngàn ha quế. Xét về chất lượng và sản lượng tinh dầu, quế Văn Yên được xếp thứ hai toàn quốc, sau quế Trà My của tỉnh
    Quảng Nam - Đà Nẵng. Cho đến hiện nay, thu nhập từ trồng và khai thác cây quế đã trở thành một nhân tố quan trọng giúp thay đổi cuộc sống của những người dân


    nơi đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những giá trị ấy vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng vốn có của cây quế Văn Yên. Một số yếu điểm còn tồn tại đó là diện tích trồng tràn lan; chất lượng không đồng đều; thu mua, sản xuất, kinh doanh còn manh mún; sản phẩm tinh dầu thô mới chỉ sơ khai ở việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá trị xuất khẩu thấp; chưa chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm sang các thị trường tiềm năng

    Với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quát về các sản phẩm từ cây quế và thực trạng trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ quế, đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững cho việc phát huy tối đa tiềm năng từ quế Văn Yên nhằm mục tiêu nâng cao ứng dụng công nghệ khoa học vào việc sản xuất chế biến và duy trì nguồn gen quí, tăng trưởng kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập người dân, đảm bảo công bằng xã hội, phát triển con người và bảo vệ môi trường, đề tài nghiên cứu“Giải pháp phát triển bền vững cho cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái” được ra đời.

    Đề tài nghiên cứu thực hiện những mục tiêu nghiên cứu sau đây. Thứ nhất: làm rõ các khái niệm học thuật liên quan đến vấn đềphát triển bền vững; Thứ hai: phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững của cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái; Thứ ba: đề xuất những giải pháp cụ thể cho sự phát triển bền vững của cây quế Huyện Văn Yên
    – Tỉnh Yên Bái.

    Đề tài nghiên cứu được viết dựa trên những thông tin thứ cấp về phát triển bền vững, các nguyên tắc và hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển này. Bên cạnh đó, phần phân tích thực trạng sử dụng chủ yếu thông tin thứ cấp do đặc điểm ngành quế địa phương còn non trẻ và chưa được chú trọng đầu tư, điều tra và thu thập số liệu qua các năm. Các thông tin về lý thuyết và tài liệu thu được được phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, suy luận logic và khái quát để đưa ra thực trạng phát triển triển bền vững cây quế Văn Yên. Từ đó, đưa ra những giải pháp cho chiến lược phát triển bền vững, lâu dài cho quế Văn Yên tại địa phương.


    Đối tượng trọng tâm của công trình nghiên cứu là sự phát triển bền vững của cây quế Văn Yên xoay quanh các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương liên quan đến các vấn đề cốt lõi như kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường.

    Ngoài phần mục lục,mở đầu , kết luận và phụ lục, bài nghiên cứu được chia thành ba chương:

    Chương I : Một số lý luận chung về phát triển bền vững

    Chương II: Thực trạng phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái

    Chương III: Một số giải pháp phát triển bền vững cây quế Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái.
     

    Các file đính kèm:

    • 7.doc
      Kích thước:
      2.4 MB
      Xem:
      1
    • 7.pdf
      Kích thước:
      735.1 KB
      Xem:
      0
Đang tải...