Tiểu Luận giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình phát triển ngày càng hiện đại của nền kinh tế nước ta, công nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng, là một trong những ngành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, sự ra đời của các khu công nghiệp (KCN) là xu thế tất yếu của nền kinh tế hiện đại đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
    Sau hơn 15 năm triển khai xây dựng các KCN, trong cả nước đã hình thành một mạng lưới các KCN với khoảng hơn 250 KCN tập trung trên cả nước. Các KCN đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, vùng và cả nước. Việc hình thành các KCN chính là một trong các giải pháp quan trọng đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH ở nước ta, là địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo điều kiện lớn để tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng thúc đẩy việc hình thành các khu đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế kỹ thuật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
    Qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN của Hà Nội đã chứng tỏ được vai trò của KCN thủ đô, và đã đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Chỉ với diện tích hơn 921km[SUP]2[/SUP], nhưng Hà Nội đã xây dựng được 8 KCN lớn với tổng diện tích 1235 ha, thu hút được nhiều các dự án có công nghệ cao và quy mô của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như: Canon, Toto, Daewoo- Hanel, Panasonic, Sumitomo Bakelite, Yamaha, Riêng hai dự án của Canon và Orion-hanel đã có tổng vốn đầu tư lên đến gần 500 triệu USD. Các KCN ở Hà Nội ra đời góp phần hình thành các khu đô thị, tăng cường tiếp thu công nghệ tiên tiến, giải quyết việc làm, đóng góp vào tăng thu ngân sách góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
    Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta nói chung và khu vực thủ đô Hà Nội nói riêng chưa thực sự vững chắc, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, hướng tới 2020 nước ta phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp, vì thế vấn đề phát triển bền vững các KCN hiện tại tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho sự phát triển trong tương lai là một vấn đề đáng để quan tâm trên cả nước cũng như khu vực thủ đô Hà Nội nói riêng. Vì vậy, tôi xin được nghiên cứu đề tài: “giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”.
    2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    · Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên em chỉ xin nghiên cứu 5 KCN lớn tức các KCNTT bao gồm: KCN Nội Bài, KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long.
    · Đối tượng nghiên cứu là: hoạt động của các KCN
    · Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng để nghiên cứu chuyên đề là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp số sánh.
    3. Kết cấu của chuyên đề
    Chuyên đề gồm có 3 phần:
    - Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các KCN
    - Chương II: Thực trạng phát triển bền vững các KCN tại Hà Nội
    - Chương III: Giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN tại Hà Nội
    Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TH.S Phí Thị Hồng Linh, và sự giúp đỡ trong quá trình thực tập của Ban chỉ đạo điều phối các vùng kinh tế trọng điểm, Viện chiến lược, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
    - Tôi xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...