Luận Văn giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình phát triển ngày càng hiện đại của nền kinh tế nước ta, công nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng, là một trong những ngành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, sự ra đời của các khu công nghiệp (KCN) là xu thế tất yếu của nền kinh tế hiện đại đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
    Sau hơn 15 năm triển khai xây dựng các KCN, trong cả nước đã hình thành một mạng lưới các KCN với khoảng hơn 250 KCN tập trung trên cả nước. Các KCN đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, vùng và cả nước. Việc hình thành các KCN chính là một trong các giải pháp quan trọng đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH ở nước ta, là địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo điều kiện lớn để tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng thúc đẩy việc hình thành các khu đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế kỹ thuật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
    Qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN của Hà Nội đã chứng tỏ được vai trò của KCN thủ đô, và đã đạt được những kết quả quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Chỉ với diện tích hơn 921km[SUP]2[/SUP], nhưng Hà Nội đã xây dựng được 8 KCN lớn với tổng diện tích 1235 ha, thu hút được nhiều các dự án có công nghệ cao và quy mô của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như: Canon, Toto, Daewoo- Hanel, Panasonic, Sumitomo Bakelite, Yamaha, Riêng hai dự án của Canon và Orion-hanel đã có tổng vốn đầu tư lên đến gần 500 triệu USD. Các KCN ở Hà Nội ra đời góp phần hình thành các khu đô thị, tăng cường tiếp thu công nghệ tiên tiến, giải quyết việc làm, đóng góp vào tăng thu ngân sách góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
    Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta nói chung và khu vực thủ đô Hà Nội nói riêng chưa thực sự vững chắc, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, hướng tới 2020 nước ta phấn đấu cơ bản trở thành một nước công nghiệp, vì thế vấn đề phát triển bền vững các KCN hiện tại tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho sự phát triển trong tương lai là một vấn đề đáng để quan tâm trên cả nước cũng như khu vực thủ đô Hà Nội nói riêng. Vì vậy, tôi xin được nghiên cứu đề tài: “giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”.
    1. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    • Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên em chỉ xin nghiên cứu 5 KCN lớn tức các KCNTT bao gồm: KCN Nội Bài, KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long.
    • Đối tượng nghiên cứu là: hoạt động của các KCN
    • Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng để nghiên cứu chuyên đề là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp số sánh.
    1. Kết cấu của chuyên đề
    Chuyên đề gồm có 3 phần:
    • Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các KCN
    • Chương II: Thực trạng phát triển bền vững các KCN tại Hà Nội
    • Chương III: Giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN tại Hà Nội
    Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của TH.S Phí Thị Hồng Linh, và sự giúp đỡ trong quá trình thực tập của Ban chỉ đạo điều phối các vùng kinh tế trọng điểm, Viện chiến lược, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
    • Tôi xin chân thành cảm ơn!














    CHƯƠNG I:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
    1. Khái quát về khu công nghiệp
    1. Khái niệm
    Khu công nghiệp (KCN) theo nghĩa rộng có rất nhiều tên gọi, khái niệm và loại hình khác nhau như khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp truyền thống, khu chế xuất (KCX), khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở vì thế cũng có nhiều khái niệm về khu công nghiệp khác nhau trên thế giới.
    Theo chuyên gia của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) định nghĩa về khu công nghiệp như sau:
    • Khu công nghiệp là khu có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo bất kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hảng hóa hoặc tiêu thụ nội địa) miễn là phù hợp với các quy định, quy hoạch về vị trí và về ngành nghề.
    • Khu chế xuất là khu có một hoặc nhiều doanh nghiệp đăng ký cơ chế chuyên sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ cho sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu, có ranh giới vị trí địa lý xác định và được ngăn cách với các khu vực nội thị.
    Theo ông Peddle, một chuyên gia kinh tế của ngân hang thế giới (WB) lại đưa ra một định nghĩa về khu công nghiệp như sau: khu công nghiệp là một khoảng đất tương đối rộng, chia nhiều lô và được xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó các xí nghiệp dễ dàng lựa chọn địa điểm phát triển, thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng những lợi thế vị trí liền kề nhau.
    Theo định nghĩa của Michael E.Porter, giáo sư kinh tế Đại học Havard, KCN là tập hợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ thể. Xung quanh nhà sản xuất hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hoá các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. KCN bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, và bên cạnh đó là những nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật, công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào. Các KCN còn hình thành cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đại học, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại . cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
    Theo Nghị Định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về KCN được hiểu như sau:
    • Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
    • Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ.
    Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể.
    Trong chuyên đề này, em chỉ xin đề cập tới khu công nghiệp theo nghĩa hẹp hơn với định nghĩa như sau: khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới vị trí xác định, được thành lập theo quy định của chính phủ (luật đầu tư được quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2006).
    1. Đặc điểm của KCN
    Mỗi KCN ra đời đều có những điểm đặc trưng, khác biệt riêng. Tuy nhiên, các KCN đều có những đặc điểm chung, cơ bản sau đây:
    • Là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng như hệ thống cung cấp điện, nước; chung hệ thống xử lý nước thải, khí thải và các loại chất thải khác; chung giá thành sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan. Đầu ra của các doanh nghiệp còn có thể gắn bó với nhau như sản phẩm của nhà máy này còn là linh kiện phụ tùng cho sản phẩm của nhà máy kia, hoặc là nguyên liệu cho nhà máy kia Vì vậy, các xí nghiệp này tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành của sản phẩm, cũng chính là tiết kiệm được chi phí cho xã hội.
    • Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong khu công nghiệp để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin phép và thuê đất, miễn hoặc giảm thuế.
    • Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước. Ở các nước khác, Chính phủ thường bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng ở Việt Nam thì nhà nước không có đủ vốn, vì thế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được kêu gọi đầu tư từ vốn trong và ngoài nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...