Luận Văn giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn - trên 74% tổng diện tích đất của cả nước. Trên 70% dân số tập trung ở khu vực nông thôn. Thu nhập bình quân khoảng 0,5 triệu đồng/tháng/nhân khẩu. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trên 15% GDP. Vì vậy có thể nói Việt Nam là thị trường tiềm năng cho phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp.
    Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác, cho đến nay có rất ít diện tích cây trồng và vật nuôi được bảo hiểm. Theo vụ bảo hiểm (bộ tài chính) tỷ trọng tham gia BHNN ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 1% tổng diện tích cây trồng, 0.24% số trâu-bò. 0.1% đàn lợn và 0.04% số gia cầm được bảo hiểm ((theo Vietnam.net Bridge, ngày 16/11/2005) Suốt cả quãng thời gian rất dài vừa qua, rất ít công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ BHNN. những sản phẩm về bảo hiểm cây lúa và các lọai vật nuôi như bò, gà công nghiệp, tôm do kinh doanh thua lỗ nên đã tạm ngưng.
    Việt Nam là nước xảy ra nhiểu thiên tai. Bão lớn, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao và những thiên tai khác gây nhiều khó khăn cho nhiều hộ gia đình, đặc biệt là những hộ gia đình nông nghiệp.Thiệt hại do thiên tai là một trong những tác nhân gây ra vòng lặp đói nghèo. Những hộ gia đình mới thoát nghèo rất dễ bị tái nghèo nếu gặp phải thiên. Theo thống kê của hộ nông dân Việt Nam, tổng giá trị thiệt hại trong sản xuất hàng năm ở nước ta rất lớn: 8,2% GDP năm 1994, 10,5% GDP năm 1997, 4,8% GDP năm 1999, và 4,57% GDP năm 2000. Trong năm 2008, 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng, chưa kể những đợt dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch nở mồm long móng ở trâu bò, dịch lợn tai xanh, đợt rét lịch sử khiến hàng vạn con trâu, bò bị chết, hàng trăm ngàn ha lúa màu hư hại. Nuôi tôm bị dịch bệnh trong vài ngày người nông dân có thể trắng tay; cà phê bị nấm, sâu cũng mất mùa Vì vậy đây là lúc người nông dân quan tâm nhiều nhất đến BHNN.
    Hơn bất cứ khi nào, hiện nay người nông dân ở nước ta - trên 70% dân số ở Việt Nam đang cần một “bà đỡ” để có thể thoát nghèo, để người nông dân không còn cảnh điêu đứng mỗi khi thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Vì vậy phát triển BHNN hiện nay là một vấn đề mang tính cấp thiết.
    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT:
    Lời mở đầu
    Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
    1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...