Thạc Sĩ Giải pháp nhân sự Công ty Hệ thống thông tin FPT

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 17/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chiến lược toàn cầu hóa:
    Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành
    môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới.
    Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
    nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc
    gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu.
    Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động
    của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng.
    Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo
    theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
    Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi
    có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng
    quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất
    hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ
    không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số
    giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng
    hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá).
    Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch sử
    khác nhau. Thông thường trong phạm vi của môn kinh tế học và kinh tế chính trị học,
    toàn cầu hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước
    dựa trên những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với
    nhau một cách trơn tru nhất.
    Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị
    trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thông hàng hoá. Điều
    này dẫn tới sự chuyên môn hoá không ngừng của các nước trong lĩnh vực xuất khNu,
    cũng như tạo ra áp lực chấm dứt hàng rào Thuế quan bảo hộ và các rào cản khác. Thời
    kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuNn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá
    trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá".
    2
    Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh (Pax Britannica) và việc trao đổi hàng
    hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công
    nghiệp hoá. Cơ sở lý thuyết là công trình của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và
    luật cân bằng chung của Jean-Baptiste Say, cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi
    thương mại một cách hiệu quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng
    sẽ tự động được điều chỉnh. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước công nghiệp
    hoá chính khoảng giữa năm 1850 và năm 1880, mặc dù chính xác khi nào các nước
    này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
    "Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến
    tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng
    vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.
    Trong môi trường hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc tế đã
    tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình
    tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại
    do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các
    hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự do". Vòng đàm phán
    Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm
    giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác,
    bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do
    Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các Thuế quan và rào
    cản thương mại. Từ thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ
    rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.
    Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các
    phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính
    thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20.
    Theo GS Văn Như Cương trong bài viết “Toàn cầu hóa, được và mất”, Tạp chí Trí tuệ
    5/2006 thì Toàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc
    gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất
    được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác.
    3
    Trong giới hạn luận văn này, căn cứ theo điều kiện phát triển của nền kinh tế
    Việt Nam hiện nay, Toàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngồi biên
    giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia của nền kinh tế mạnh
    hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Là quá trình chuyển
    dịch đến một nền kinh tế thế giới hợp nhất và phụ thuộc lẫn nhau, nền kinh tế thế giới
    không chỉ là một sự hợp nhất các thị trường một cách giản đơn mà là một hệ thống các
    thị trường tương tác lẫn nhau. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trường rộng lớn hơn,
    có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn. Vậy chiến lược toàn cầu hóa là
    gì? Các công ty , các doanh nghiệp phải lựa chọn những chiến lược nào để có thể tồn
    tại và phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...