Chuyên Đề Giải pháp nhằm thu hút khách nội địa tại khách sạn Thanh Lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầuPHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬNI. Những khái niệm cơ bản về du lịch . 1
    1. Khái niệm về du lịch . 1
    2. Khái niệm về du khách 1
    3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch 2
    II. Khái niệm khách sạn và nội dung, đặc điểm, bản chất của hoạt động
    kinh doanh khách sạn . 2
    1. Khái niệm khách sạn . 2
    2. Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn . 2
    3. đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 3
    4. Bản chất của hoạt động kinh doanh du lịch . 3
    III. Nguồn khách và đặc điểm của nguồn khách . 3
    1. Khái niệm nguồn khách . 3
    2. Ý nghĩa của nguồn khách đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 4
    3. Đặc điểm của nguồn khách . 4
    IV. Chính sách thu hút khách của khách sạn Thanh Lịch . 4
    1. Chính sách sản phẩm 4
    2. Chính sách giá . 5
    3. Chính sách phân phối 6
    4. Chính sách cổ đông . 7
    PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
    TẠI KHÁCH SẠN THANH LỊCH
    I . Vài nét sơ lược về khách sạn Thanh Lịch 8
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Thanh Lịch . 8
    2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận . 9
    3. Nguồn nhân lực của khách sạn 11
    4. Đội ngũ nhân viên . 12
    II. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn từ 2002 - 2004 . 13
    1. Cơ cấu doanh thu . 13
    2. Cơ cấu chi phí 15
    3. Cơ cấu lợi nhuận 17
    III. Thực trạng về nguồn khách của Khách sạn Thanh Lịch 18
    1. Sự biến động nguồn khách tại Khách sạn Thanh Lịch từ năm
    2002 - 2004 . 18
    2. Phân tích đặc điểm nguồn khách theo các chỉ tiêu 19
    IV. Thực trạng về hoạt động thu hút nguồn khách tại Khách sạn . 24
    1. Chính sách sản phẩm 24
    2. Chính sách giá 25
    3. Chính sách phương pháp 26
    4. Chính sách cổ động 26
    PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN KHÁCH ĐẾN KHÁCH SẠN THANH LỊCH TRONG THỜI GIAN TỚI
    I. Môi trường kinh doanh 29
    1. Môi trường vĩ mô 29
    2. Môi trường vi mô 30
    II. Phương hướng và mục tiêu thu hút khách của khách sạn 30
    1. Phương hướng 30
    2. Mục tiêu . 31
    III. Giải pháp thu hút khách đến khách sạn 32
    1. Chính sách đa dạng hoá sản phẩm . 32
    2. Chính sách giá 32
    3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật . 33
    Kết luận
    Lời mở đầu


    Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế lạc hậu, quan liệu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa toàn dân, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Ngành du lịch cũng đang vươn vai cất cánh và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành công nghiệp không khói.
    Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động kinh doanh khách sạn đã diễn ra ngày một gay gắt bởi sự cạnh tranh giữa các đối thủ kinh doanh trong lĩnh vực này.
    Với xu hướng đó, tất cả các doanh nghiệp phải tìm ra những phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách đến với doanh nghiệp và nhằm đảm bảo cho vị thế của mình trên thị trường.
    Với tư cách là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành kinh tế du lịch, trong thời gian kiến tập tại Khách sạn Thanh Lịch em đã chọn đề tài:
    "GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁCH SẠN THANH LỊCH
    Do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, khối lượng kiến thức và thực tiễn bản thân chưa nhiều nên không tránh những thiếu sót.


    PHẦN I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN
    I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH:
    1. Khái niệm về du lịch:
    Trước thế kỷ 19, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một ít người thuộc tầng lớp trên. Cho đến thế kỷ 20, khách du lịch vẫn tự lo cho việc đi lại và ăn ở của mình vì lúc đó du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh của nền kinh tế. Người ta coi du lịch là một hiện tượng nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của con người.
    Có nhiều khái niệm khác nhau khi định nghĩa về du lịch. Tuỳ vào sự nhận thức của mỗi người xem mục đích đi du lịch là gì họ sẽ đưa ra khái niệm du lịch với những nội dung khác nhau. Người ta cho rằng du lịch là một hiện tượng xuất hiện nảy sinh trong đời sống loài người, theo nhận thức này thì du lịch là những người đến viếng thăm một quốc gia nào đó ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, mục đích đa dạng nhưng không vì mục đích kiếm tiền.
    Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Du lịch được xem như là một ngành công nghệ, là toàn bộ hoạt động mà có mục tiêu, là chuyển các nguồn lực, vốn , nguyên liệu thành những sản phẩm dịch vụ hàng hoá để cung cấp cho khách du lịch.
    Các khái niệm trên chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó, với tư cách là đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế du lịch được phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó. Chúng ta có thể hiểu rằng: du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
    2. Khái niệm về du khách:
    Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp, mỗi nước có một quan niệm khác nhau theo những chuẩn mực khác nhau. Do đó đã gây khó khăn cho việc áp dụng công ước quốc tế cũng như hệ thống luật pháp trong nước để bảo vệ quyền lợi của du khách. Chính vì vậy mà các tổ chức quốc tế không ngừng đưa ra một khái niệm thống nhất về du khách đặc biệt là du khách quốc tế.

    3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch:
    a. Khái niệm:
    Với tư cách là một ngành kinh doanh, du lịch cung cấp cho du khách điều gì khi họ bỏ tiền ra để tham gia vào một chuyến đi du lịch đó?
    Sẽ không hẳn vì họ thích được đi máy bay, được ở khách sạn với đầy đủ những phương tiện với tiện nghi hơn ở nhà . mặc dù những nhân tố này không kém phần quan trọng. Điều quan trọng mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách là sự hài lòng do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, những điều kì thú tồn tại trong ký ức của khách khi kết thúc chuyến đi.
    Như vậy sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
    b. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
    Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng thứ yếu đặc biệt của con người. Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên . Vì vậy nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian rỗi và có thu nhập cao.
    Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi tiêu dùng.
    Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch về cơ bảnt là không dự trữ được.
    Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, nguyên nhân chính là do trong du lịch thì lượng cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài trong khi đó nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi làm nảy sinh độ lệch thời vụ giữa cung và cầu.
    Chính vì vậy, trong kinh doanh du lịch có tính thời vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...