Luận Văn Giải pháp nhằm thu hút khách nội địa của công ty tnhh lữ hành Hương Giang Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp nhằm thu hút khách nội địa của công ty tnhh lữ hành Hương Giang Hà Nội

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
    KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
    -----------------

    [​IMG]






    CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

    Đề tài:
    GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA
    CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI


    [TABLE="align: right"]
    [TR]
    [TD]Giảng viên hướng dẫn
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]THS. Trương Tử Nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sinh viên thực hiện
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Hoàng Sơn
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [TABLE="align: right"]
    [TR]
    [TD]Lớp
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]Du Lịch 48
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mă sinh viên
    [/TD]
    [TD]:
    [/TD]
    [TD]CQ482462
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Hà Nội 05/2010
    LỜI MỞ ĐẦU

    Lư do lựa chọn đề tài:
    Cùng với sự chuyển ḿnh của nền kinh tế nước nhà, từ một nền kinh tế lạc hậu, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở của toàn dân, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Ngành du lịch cũng đang vươn vai cất cánh và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, là một ngành công nghiệp không khói.
    Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động kinh doanh lữ hành đă diễn ra ngày một gay gắt bởi sự cạnh tranh giữa các đối thủ kinh doanh trong lĩnh vực này.
    Với xu hướng đó, tất cả các doanh nghiệp phải t́m ra những phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách đến với doanh nghiệp và nhằm đảm bảo cho vị thế của ḿnh trên thị trường.
    V́ thế, với tư cách là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành du lịch và khách sạn, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội em đă chọn đề tài:

    GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA
    CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI”

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    Đánh giá đúng t́nh h́nh hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội. T́m ra những biện pháp nhằm thu hút nguồn khách nội địa của công ty.
    Đối tượng nghiên cứu:
    Hoạt động thu hút khách nội địa và Inbound của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội.
    Thời gian nghiên cứu:
    Là thời gian em trực tiếp thực tập tại công ty và thời gian em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này từ 01/03/2010 đến ngày 10/05/2010.


    Phương pháp nghiên cứu:
    * Phương pháp thu thập và xử lư số liệu:
    Việc thu thập toàn bộ số liệu thứ cấp có liên quan đến chuyên đề là rất quan trọng, giúp cho ta có thể giảm bớt nhiều công sức, thời gian để đi t́m hiểu thực tại. Các thông tin thứ cấp được lấy từ pḥng hành chính, nhân sự, pḥng kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
    * Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê:
    Dựa trên tất cả các số liệu, tài liệu thu thập được, tổng hợp lại, so sánh và rút ra nhận xét, kết luận.
    * Phương pháp thống kê: thu thập, lập bảng biểu, sơ đồ.
    * Phương pháp vẽ và sử dụng bảng: dựa vào số liệu có sẵn thu được rồi từ đó lập bảng.
    Kết cấu của đề tài:
    Đề tài gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lư luận.
    Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp thu hút nguồn khách nội địa đến Công ty TNHH lữ hành Hương Giang trong thời gian tới.

    Em xin chân thành cám ơn THS. Trương Tử Nhân đă tận t́nh hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Dù đă rất cố gắng nhưng do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, thêm nữa là khối lượng kiến thức và thực tiễn bản thân chưa nhiều nên không tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế, rất mong có được sự bổ sung và góp ư của thầy, cô cũng như của bạn đọc để bài viết được tốt hơn.

    Em xin chân thành cám ơn Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội, cám ơn các anh chị trong công ty đă nhiệt t́nh chỉ bảo và tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành chuyên để này.

    Em Xin Chân Thành Cám Ơn!
    CHƯƠNG I: CƠ SƠ LƯ LUẬN

    1.1. Những khái niệm cơ bản về du lịch:
    1.1.1. Khái niệm về du lịch:
    Trước thế kỷ 19, Du Lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một ít người thuộc tầng lớp trên. Cho đến thể kỷ 20, khách du lịch vẫn tự lo cho việc đi lại và ăn ở của ḿnh v́ lúc đó du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh của nền kinh tế. Người ta coi du lịch là một hiện tượng nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của con người.
    Có nhiều khái niệm khác nhau khi định nghĩa về du lịch. Tùy vào sự nhận thức của mỗi người xem mục đích đi du lịch là ǵ họ sẽ đưa ra khái niệm du lịch với những nội dung khác nhau. Người ta cho rằng du lịch là một hiện tượng xuất hiện nảy sinh trong đời sống loài người, theo nhận thức này th́ du lịch là những người đến viếng thăm một quốc gia nào đó ngoài nơi cư trú thường xuyên của ḿnh, mục đích đa dạng nhưng không v́ mục đích kiếm tiền.
    Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển th́ các hoạt động kinh tế du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Du lịch được xem như là một ngành công nghệ, là toàn bộ hoạt động mà có mục tiêu là chuyển các nguồn lực, vốn, nguyên liệu thành những sản phẩm dịch vụ hàng hóa để cung cấp cho khách du lịch.
    Các khái niệm trên chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó, với tư cách là đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế du lịch được phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó. Chúng ta có thể hiểu rằng: “Du Lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá tŕnh thu hút và lưu giữ khách du lịch”.





    1.1.2. Khái niệm về du khách:
    Khách du lịch là đối tượng cần quan tâm trước tiên của bất kỳ nhà kinh doanh du lịch nào. Họ là trụ cột của kinh doanh du lịch, là cơ sở để doanh nghiệp du lịch tồn tại và phát triển. Không có khách th́ hoạt động du lịch trở nên vô nghĩa.
    Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch:
    - Nhà kinh tế học người Áo Tozep Stander định nghĩa: Khách du lịch là những hành khách đặc biệt, ở lại theo ư thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả măn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi những mục đích kinh tế.
    - Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam th́: Khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tạm rời nơi cư trú thường xuyên của ḿnh để du lịch hoặc kết hợp du lịch, sử dụng dịch vụ du lịch trên lănh thổ Việt Nam trừ trường hợp thành nghề hoặc làm việc để nhận thu nhập nơi đến.
    Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài tạm rời nơi cư trú của ḿnh ra nước ngoài du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp thành nghề hoặc làm việc để nhận thu nhập tại nước đến.

    1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch:
    1.1.3.1. Khái niệm:
    Với tư cách là một ngành kinh doanh, du lịch cung cấp cho du khách điều ǵ khi họ bỏ tiền ra để tham gia vào một chuyến đi du lịch đó?
    Sẽ không hẳn v́ họ thích được đi máy bay. Được ở khách sạn với đầy đủ những phương tiện và tiện nghi hơn ở nhà mặc dù những nhân tố này không kém phần quan trọng. Điều quan trọng mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách là sự hài ḷng do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, những điều kỳ thú tồn tại trong kư ức của khách khi chuyến đi kết thúc.
    Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài ḷng.



    1.1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
    Sản phẩm du lịch nhằm thỏa măn nhu cầu tiêu dùng thứ yếu đặc biệt của con người, nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên V́ cậy, nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian rỗi và có thu nhập cao.
    Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng, không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi tiêu dùng.
    Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch về cơ bản là không dự trữ được.
    Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, nguyên nhân chính là do trong du lịch th́ lượng cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài, trong khi đó nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi làm nảy sinh độ lệch thời vụ giữa cung và cầu.

    1.2. Khái niệm về lữ hành, kinh doanh lữ hành và nội dung, đặc điểm, bản chất của hoạt động kinh doanh lữ hành:
    1.2.1. Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành:
    Có 2 cách tiếp cận về lữ hành và du lịch:
    - Cách tiếp cận thứ nhất: hiểu theo nghĩa rộng th́:
    +/ Lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó.
    +/ Kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá tŕnh tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận.

    - Cách tiếp cận thứ hai: tiếp cận theo nghĩa hẹp:
    +/ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương tŕnh du lịch cho khách du lịch.
    +/ Kinh doanh lữ hành: Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương tŕnh du lịch. Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương tŕnh du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương tŕnh du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện.

    1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành:
    Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành đó chính là kinh doanh các chương tŕnh du lịch trọn gói. Hoạt động kinh doanh lữ hành bao gồm 4 nội dung sau:
    1.2.2.1. Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương tŕnh du lịch:
    Nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thời gian nhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách. Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung về du lịch trên thị trường (tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận các điểm hấp dẫn du lịch, khả năng đón tiếp của nơi đến du lịch) và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thi trường. Trên cơ sở đó sẽ tiến hành để tổ chức sản xuất các chương tŕnh du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường khách mà doanh nghiệp đă lựa chọn. Việc tổ chức sản xuất các chương tŕnh du lịch gồm 4 bước sau:
    - Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi.
    - Bước 2: Sơ đồ hóa tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch tŕnh chi tiết về các tuyến điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn nghỉ. Việc thiết kế hành tŕnh du lịch đ̣i hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ về tính khả thi của chương tŕnh, thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ.
    - Bước 3: Định giá chương tŕnh du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí chương tŕnh du lịch bao gồm: chi phí cố định và các chi phí biến đổi khác và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp.
    - Bước 4: Viết thuyết minh cho chương tŕnh du lịch, mỗi một chương tŕnh du lịch phải có một bài thuyết ḿnh. Một điểm quan trọng trong bài thuyết minh là phải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch.

    1.2.2.2. Quảng cáo và tổ chức bán:
    Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chương tŕnh du lịch, các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán. Những nội dung chính cần cung cấp cho một chương tŕnh du lịch trọn gói bao gồm: tên chương tŕnh, mă số, độ dài thời gian, mức giá, hành tŕnh theo ngày. Chương tŕnh du lịch là sản phẩm không hiện hữu, khách hàng không có cơ hội thử trước khi quyết định mua. Do đó, quảng cáo đóng một vai tṛ rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua. Các phương tiện quảng cáo du lịch thường được áp dụng bao gồm: quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
    Doanh nghiệp tổ chức bán chương tŕnh du lịch của ḿnh thông qua hai h́nh thức: trực tiếp và gián tiếp: Bán trực tiếp nghĩa là doanh nghiệp lữ hành trực tiếp bán các chương tŕnh du lịch của ḿnh cho khách hàng. Doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng. Bán gián tiếp tức là doanh nghiệp lữ hành ủy quyền tiêu thụ các chương tŕnh du lịch của ḿnh cho các đại lư du lịch. Doanh nghiệp quan hệ với các đại lư du lịch thông qua các hợp đồng ủy thác.
     
Đang tải...