Luận Văn Giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp v

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Hội nhập kinh tế thế giới là yêu cầu tất yếu để đất nước phát triển, Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) trong nước có cơ hội phát triển trên thị trường khu vực và thế giới [7]. Ngành ngân hàng cũng đang hoà nhập vào xu thế chung này, để có đủ năng lực cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khắc khe này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải trang bị một nguồn vốn ổn định và bền vững. Trong thời gian gần đây ngành ngân hàng đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng và mạng lưới giao dịch và ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, trở thành ngành huyết mạch, cung cấp vốn chiếm tỷ trọng lớn [7].

    Bên cạnh những thuận lợi, việc hội nhập kinh tế thế giới cũng tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng sản phẩm, thị phần, công nghệ,. và đặc biệt là về vốn [1]. Hiện nay, hầu hết nguồn vốn hoạt động của các DN được cung cấp chủ yếu từ hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp là khách hàng lớn sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Nhận định được điều này các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam không ngừng nỗ lực, đề ra những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển riêng. Từ đó tạo nên một thị trường cạnh tranh lành mạnh và sôi động, nhất là trong hoạt động cho vay doanh nghiệp [3]. Tuy nhiên cuộc chạy đua giữa các ngân hàng cũng có dấu hiệu chuẩn lai sau một loạt các quyết định của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) quy định về việc áp dụng lãi suất cơ bản như: quyết định 1317/QĐ-NHNN ngày 10/06/2008 [17], quyết định 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 [18], quyết định 2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008, quyết định 2408/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008, quyết định 2948/QĐ-NHNN ngày 3/12/2008 [16], quyết định 3161/QĐ- NHNN ngày 19/12/2008 [17], bên
    cạnh đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương [17].

    Tỉnh Đồng Nai có lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp [8], nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp này là rất lớn. Nắm bắt được tình hình đó Ngân hàng Nông Nghiệp (NHNo) Biên Hoà đã không ngừng nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn [9]. Căn cứ vào các quyết định trên, cùng quyết định 33/2008/QĐ-NHNN quy định về lãi suất cho vay [16] NHNo Chi nhánh Biên Hòa đã đề ra những chính sách chiến lược cạnh tranh riêng phù hợp với tình hình hiện tại mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng luật ngân hàng và các quy định khác của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước.

    Để tìm hiểu về khả năng cạnh tranh trong hoạt cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Biên Hoà. Được sự đồng ý của Khoa Tài Chính- Kế Toán Trường Đại Học Lạc Hồng, của giáo viên hướng dẫn em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Biên Hoà

    Danh mục các sơ đồ
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các từ viết tắt

    PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1
    1.Lý do chọn đề tài . 1
    2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan 2
    3. Phương pháp nghiên cứu . 4
    4. Ý nghĩa khoa khọc của đề tài 4
    5. Mục tiêu nghiên cứu . 5
    6. Phạm vi nghiên cứu . 5
    7. Những đóng góp mới của dề tài . 5
    8. Kết cấu đề tài 6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM.1.1. Cơ sở lý thuyết về tín dụng . 7
    1.1.1. Khái niệm tín dụng . 7
    1.1.1.1. Khái niệm 7
    1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tín dụng NHTM 7
    1.1.2. Bản chất của tín dụng . 8
    1.1.3. Vai trò của tín dụng . 8
    1.1.4. Chức năng của tín dụng . 10
    1.1.5. Các hình thức tín dụng ngân hàng . 10
    1.1.6. Lãi suất tín dụng . 13
    1.1.6.1. Khái niệm . 13
    1.1.6.2. Phân loại lãi suất 13
    1.1.7. Nguyên tắc tín dụng . 13
    1.1.7.1. Nguyên tắc tín dụng ngắn hạn . 13
    1.1.7.2. Nguyên tắc tín dụng trung và dài hạn 14
    1.1.8. Chính sách tín dụng . 14
    1.1.8.1. Khái niệm 14
    1.1.8.2. Cơ sở để hình thành chính sách tín dụng . 14
    1.1.8.3. Mục tiêu của chính sách tín dụng 14
    1.1.8.4. Nội dung của chính sách tín dụng . 15
    1.1.8.5. Cấu trúc và việc điều hành chính sách tín dụng . 15
    1.2. Cơ sở lý thuyết về năng lực canh tranh của ngân hàng thương mại . 16
    1.2.1. Khái niệm 16
    1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng canh tranh của NHTM 16
    1.2.2.1. Tiềm lực tài chính 16
    1.2.2.2. Công nghệ ngân hàng . 18
    1.2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực . 18
    1.2.2.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức 18
    1.2.2.5. Thương hiệu nổi tiếng 19
    1.2.2.6. Sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường 19
    1.2.2.7. Mạng lưới hoạt động . 20
    1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng canh tranh cùa NHTM . 20
    1.2.4. Kinh nghiệm về tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng . 21
    1.2.4.1. Ngân hàng nước ngoài . 21
    1.2.4.2. Ngân hàng trong nước . 22
    Tóm tắt chương 1 . 23
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHNo &PTNT BIÊN HOÀ THỜI GIAN QUA.2.1. Tổng quan về NHNo &PTNT 24
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo &PTNT Việt Nam . 24
    2.1.2. Tổng quan về NHNo &PTNT Biên Hoà . 24
    2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 24
    2.1.2.2. Sơ đồ tổ chức 25
    2.1.2.3. Các nghiệp vụ chủ yếu . 26
    2.1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 27
    2.2. Thực trạng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay DN của NHNo & PTNT Biên Hoà thời gian qua . 31
    2.2.1. Thực trạng cho vay DN của NHNo&PTNT Biên Hoà 312.2.1.1. Quy định về cho vay . 31
    2.2.1.2 Quy trình cho vay DN . 34
    2.2.1.3. Phân tích doanh số cho vay . 39
    2.2.1.4. Phân tích dư nợ cho vay 40
    2.2.1.5. Tình hình nợquá hạn tại chi nhánh 46
    2.2.2. Thực trạng tính cạnh tranh trong cho vay DN của NHNo Biên Hoà 49
    2.2.2.1. Hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 49
    2.2.2.2. So sánh thị phần cho vay DN của NHNo&PTNT Biên Hoà với các NHTM khác trên địa bàn 51
    2.2.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong cho vay DN của NHNo&PTNT Biên Hoà . 54
    Tóm tắt chương 2 . 57
    CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHĂM NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DN CỦA NHNo & PTNT BIÊN HOÀ.3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT Biên Hòa . 58
    3.1.1.Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai 58
    3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển ngành ngân hàng tỉnh Đồng Nai 58
    3.1.2.1. Định hướng . 58
    3.1.2.2. Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 58
    3.1.3. Phương hướng và mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam . 59
    3.1.4. Phương hướng và mục tiêu phát triển NHNo & PTNT Biên Hoà 60
    3.1.4.1. Định hướng 60
    3.1.4.2. Các nhiệm vụ và giải pháp . 60
    3.2. Một số giải pháp . 60
    3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay 60
    3.2.1.1. Đơn giản hoá thủ tục trong cho vay DN . 61
    3.2.1.2. Công tác thẩm định ban đầu phải được thực hiện một cách chặt chẽ đối với tất cả các khoản vay 61
    3.2.1.3. Thường xuyên giám sát, theo dỏi món vay 61
    3.2.1.4. Đa dạng hoá các loại hình cho vay . 62
    3.2.1.5. Mở rộng đối tượng khách hàng vay . 62
    3.2.2. Giải pháp phát triển mạng lưới . 63
    3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực . 63
    3.2.4. Các giải pháp khác . 64
    3.2.4.1. Chủ động vừa tìm kiếm khách hàng mới vừa giữ vững khách hàng truyền thống 64
    3.2.4.2. Nâng cao ứng dụng công nghệ ngân hàng 64
    3.3. Kiến nghị 65
    3.3.1. Đối với Nhà Nước và các Sở ngành có liên quan 65
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước . 66
    3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam . 66
    3.3.4. Đối với NHNo&PTNT Biên Hoà 66
    Tóm tắt chương 3 . 67
    KẾT LUẬN 68
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    - CS-XH : Chính sách – xã hội
    - CTy TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
    - DN : Doanh nghiệp
    - ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
    - HTX : Hợp tác xã
    - KD : Kinh doanh
    - NHNo : Ngân hàng Nông Nghiệp
    - NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
    - NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
    - NHTW : Ngân hàng Trung Ương
    - PGD : Phòng giao dịch
    - QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
    - SXKD : Sản xuất kinh doanh
    - TD : Tín dụng
    - TMCP : Thương mại cổ phần
    - TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
    - UBND : Ủy ban nhân dân
    - WTO : World Trade Organization



    Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ tín dụng Trang 7
    Sơ đồ 1.2: Sơ đồ nguyên tắc tín dụng ngắn hạn . 13
    Sơ đồ 1.3: Sơ đồ nguyên tắc tín dụng trung, dài hạn 14
    Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT Biên Hoà 26
    Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình cho vay doanh nghiệp . 35


    Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn và dư nợ Trang 27
    Bảng 2.2: Tình hình tài chính thời gian qua 28
    Bảng 2.3: Cơ cấu doanh số cho vay 39
    Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay 41
    Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 43
    Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền 45
    Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh . 46
    Bảng 2.8: Cơ cấu các nhóm nợ quá hạn 47
    Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn trên địa bàn . 50
    Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ trên địa bàn . 50
    Bảng 2.11: Thị phần doanh số cho vay của NHNo Biên Hoà 51
    Bảng 2.12: Thị phần dư nợ cho vay của NHNo Biên Hoà . 53


    Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn và dư nợ của ngân hàng Trang 27
    Biểu đồ 2.2: Tình hình tài chính của ngân hàng thời gian qua . 28
    Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh số cho vay của NHNo Biên Hoà . 39
    Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ năm 2008 của NHNo Biên Hoà . 41
    Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợcho vay theo thời hạn của NHNo Biên Hoà . 41
    Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2007 . 43
    Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2008 . 43
    Biểu đồ 2.8: Dư nợ theo loại tiền năm 2008 45
    Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền thời gian qua . 45
    Biểu đồ 2.10: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh thời gian qua . 46
    Biểu đồ 2.11: Cơ cấu các nhóm nợquá hạn của chi nhánh 48
    Biểu đồ 2.12: Cơ cấu nợ xấu hạn năm 2008 49
    Biểu đồ 2.13: Thị phần doanh số cho vay của NHNo Biên Hoà năm 2007 51
    Biểu đồ 2.14: Thị phần doanh số cho vay của NHNo Biên Hoà năm 2008 52
    Biểu đồ 2.15: Thị phần dư nợ cho vay của NHNo Biên Hoà năm 2007 . 53
    Biểu đồ 2.16: Thị phần dư nợ cho vay của NHNo Biên Hoà năm 2008 . 53
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...