Luận Văn Giải pháp nhằm phát triển quan hệ đại lý cho các ngân hàng Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài
    Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển mới. Quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực không ngừng được đẩy mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là một ngành nhạy cảm nhưng rất quan trọng. Chính vì vậy, các giao dịch quốc tế luôn là đối tượng không chỉ các nhà đầu tư quan tâm mà còn được các ngân hàng đặc biệt chú trọng. Hệ thống ngân hàng địa phương và thế giới phát triển đã góp phần đẩy mạnh các giao dịch không bằng tiền mặt thông qua ngân hàng nhằm cắt giảm tối đa các khoản phí hoa hồng và chi phí về thời gian. Xét trong bối cảnh đó, một ngân hàng không thể đứng ngoài xu hướng chung của thời đại là cùng liên minh và hợp tác. Sự hợp tác mang lại những cơ hội giao lưu, học hỏi và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với định hướng phát triển xuất khẩu và hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống tài chính toàn cầu, các ngân hàng Việt Nam cũng đang không ngừng hợp tác và liên kết với các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ các chính sách của Chính Phủ. Một hình thức hợp tác phổ biến hiện nay của các ngân hàng Việt Nam là việc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với đối tác là các ngân hàng nước ngoài. Quan hệ đại lý tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và tạo điều kiện để các ngân hàng Việt Nam mở rộng thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng và thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng trong và ngoài nước đang trở thành định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp ra đời trong hoàn cảnh đó với hy vọng làm rõ tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng đối tác nói chung và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    2. Hoàn cảnh nghiên cứu đề tài
    Khóa luận thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế mở đang hội nhập trong giai đoạn Việt Nam đang tiếp tục thực hiện những cam kết theo lộ trình của WTO và nền kinh tế đang hồi phục sau những tác động của cuộc khủng hoảng cuối năm 2007 đầu năm 2008. Đồng thời, trong thời gian thực tập, tác giả nhận thấy nhu cầu chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài của người dân là rất cao và các ngân hàng vì muốn giữ chân khách hàng nên đã có sự tập trung về vấn đề thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy tác giả mong muốn nội dung khóa luận sẽ mang tính khả thi và có thể áp dụng trong thời gian sắp tới nhằm phát triển mạng lưới đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Khóa luận tập trung làm rõ các lý luận về nghiệp vụ ngân hàng đại lý và việc xây dựng quan hệ đại lý giữa các ngân hàng trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm, thực trạng hiện nay của các ngân hàng Việt Nam có tham chiếu với sự phát triển chung của hoạt động đại lý từ các ngân hàng nước ngoài. Với mục tiêu này, khóa luận đưa ra các nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ khái niệm ngân hàng đại lý, các nghiệp vụ liên quan và việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng đối tác.
    - Tìm hiểu thực tiễn phát triển quan hệ đại lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay để phân tích những lợi thế và khó khăn mà các ngân hàng đang gặp
    - Đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển và củng cố quan hệ đại lý với các ngân hàng đối tác trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập cùng kinh tế thế giới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Khóa luận nghiên cứu về hoạt động ngân hàng đại lý – một nhánh của lĩnh vực quan hệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Đối tượng chủ yếu là tình hình thiết lập quan hệ đại lý của các ngân hàng thương mại và các chiến lược giúp ngân hàng nhanh chóng đẩy mạnh liên kết với các ngân hàng đối tác khác. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là lĩnh vực ngân hàng quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, đặc biệt là Việt Nam sau gia nhập WTO.


    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp tổng hợp và phân tích đối với các tư liệu, khái quát thành các bảng và biểu đồ kết hợp dùng mô hình SWOT trong phân tích ưu, nhược điểm về hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
    6. Bố cục đề tài:
    Đề tài chia thành 3 chương chính:
    Chương 1: Lý luận chung về ngân hàng đại lý và nghiệp vụ ngân hàng đại lý
    Chương 2: Thực trạng phát triển quan hệ đại lý của ngân hàng Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển quan hệ đại lý cho các ngân hàng Việt Nam


    LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Hoàn cảnh nghiên cứu đề tài . 1
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 3
    6. Bố cục đề tài . 3
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ VÀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ 1.1. Khái niệm và đặc điểm ngân hàng đại lý . 4 1.2. Các loại tài khoản sử dụng trong hoạt động ngân hàng đại lý . 6 1.2.1. Tài khoản Nostro 6 1.2.2. Tài khoản Vostro (tài khoản Loro) 6 1.3. Phương thức thông tin liên lạc của ngân hàng đại lý 7 1.3.1. CHIPS - Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ 7 1.3.2. CHAPS - Hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh 7 1.3.3. BOJNET - Trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo của NHTW Nhật 8 1.3.4. SWIFT – Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu 9 . 1.3.4.1. Giới thiệu chung về SWIFT 9 1.3.4.2. Các quy định chuẩn hóa của SWIFT . 11 1.4. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý 13 1.4.1. Thanh toán bù trừ . 14 1.4.2. Tín dụng quốc tế 14
    1.4.2.1. Cho vay các ngân hàng thương mại . 14 1.4.2.2. Cho vay hợp vốn 14
    1.4.3. Tài trợ ngoại thương 15 1.4.3.1. Tài trợ xuất khẩu . 15
    1.4.3.2. Tài trợ nhập khẩu 16
    1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng đại lý . 16 1.5.1. Hành lang pháp lý . 16
    1.5.2. Công nghệ . 17 1.5.3. Nguồn nhân lực 18
    1.5.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý 18
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 20 2.2. Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam . 24 2.2.1. Mạng lưới ngân hàng đại lý của một số NHTMCP 24 2.2.2. Các nghiệp vụ thực hiện 26 2.2.2.1. Chuyển tiền kiều hối . 26 2.2.2.2. Thanh toán xuất nhập khẩu . 27 2.2.2.3. Cho vay hợp vốn 28 2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý . 30 2.3.1. Hành lang pháp lý . 30 2.3.2. Công nghệ . 32 2.3.3. Nguồn nhân lực 35 2.3.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý 35 2.4. Ứng dụng mô hình SWOT trong phân tích hoạt động đại lý của các NHTM Việt Nam . 36 2.4.1. Ưu điểm . 36 2.4.2. Nhược điểm 40 2.4.3. Thời cơ . 42 2.4.4. Trở ngại 46
    2.5. Định hướng phát triển quan hệ đại lý trong tương lai . 46 2.6. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng đại lý của các NHTM Việt Nam . 48 2.6.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và các quy định của Pháp luật về hoạt động NHĐL . 48 2.6.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm 49 2.6.3. Phát triển hệ thống CNTT trong hoạt động quản lý ngân hàng 50 2.6.4. Hoàn thiện kỹ năng và nâng cao nghiệp vụ ngân hàng đại lý cho nhân viên . 52 2.6.5. Quản lý và sử dụng hiệu quả các tài khoản Nostro . 53 2.7. Giải pháp mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý . 54 2.7.1. Tăng cường hoạt động ngoại giao với mạng lưới ngân hàng đại lý 54 2.7.2. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho mục tiêu phát triển quan hệ đại lý dài hạn 55 2.7.3 Tham gia vào các mạng lưới thanh toán quốc tế . 56 2.8. Bài học kinh nghiệm của các nước 58 2.8.1. Bài học từ Trung Quốc 58 2.8.2. Bài học từ Hàn Quốc 59 2.9. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam 60 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...