Thạc Sĩ Giải pháp nhằm phát triển hình thức Công ty Cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và thị trường chứng kho

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển hình thức Công ty Cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam

    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Sau 18 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút
    khoảng 6.880 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng
    64,6 tỷ USD, trong số đó, có 5.918 dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực
    với tổng vốn đăng ký đạt 50,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
    ngoài trong thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình
    phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
    Để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2006-
    2010, thì thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này phải phấn đấu đạt
    mức từ 23 tỷ - 24 tỷ USD. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong thu hút
    đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia, để đạt mục tiêu này Việt Nam cần có
    những giải pháp mang tính đột phá, tạo được lợi thế cạnh canh so với các
    nước trong khu vực và có tính hấp dẫn cao đối với nhà đầu tư nước ngoài.
    Trong thời gian qua, nhằm đối phó với tình hình khó khăn trong và ngoài
    nước và để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, hàng loạt các ưu đãi về
    tài chính và các chính sách về đầu tư nước ngoài thông thoáng đã được áp
    dụng. Theo các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài nhận định tính thông
    thoáng và các ưu đãi trong Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã tiếp cận
    và thậm chí vượt hơn so với một số nước trong khu vực.
    Do vậy, với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, tạo sự bình đẳng giữa
    các thành phần kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc tiếp tục
    chỉ đơn thuần áp dụng các ưu đãi về tài chính hoàn toàn không phải là giải
    pháp tối ưu. Vì thế, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang 2
    công ty cổ phần (còn gọi là cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
    ngoài) và phát triển hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài tại
    Việt Nam không những được xem là giải pháp mới nhằm đa dạng hóa hình
    thức đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn
    đầu tư nước ngoài có điều kiện mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động, đóng
    góp ngày càng nhiều vào quá trình phát triển của nền kinh tế.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án:
    Thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một chủ
    trương lớn của Đảng và Nhà Nước trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội
    quốc gia. Do đây là vấn đề còn rất mới mẽ do vậy trong quá trình triển khai
    thực hiện chủ trương này tất yếu phát sinh nhiều vấn đề như: lựa chọn doanh
    nghiệp cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp và đánh giá phân loại
    doanh nghiệp theo tập quán quốc tế, niêm yết trên thị trường chứng khoán, cơ
    chế quản lý doanh nghiệp sau khi chuyển sang công ty cổ phần, cần phải
    được nghiên cứu một cách có hệ thống và theo chuẩn mực quốc tế.
    Xuất phát từ những suy nghĩ trên, mục đích nghiên cứu của luận án là
    nhằm nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước về cổ
    phần hóa, đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán và cổ phần hóa doanh
    nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp với
    đặc thù của nền kinh tế quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển hình thức công ty
    cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề cổ phần hóa và phát triển hình
    thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như các
    vấn đề liên quan phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án. 3
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
    kết hợp với các phương pháp như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để
    thực hiện nghiên cứu.
    5. Kết cấu của luận án:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo và các phụ
    lục, bảng biểu đính kèm, luận án gồm có 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về công ty cổ phần, thị trường chứng
    khoán và cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
    Chương II: Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua và thực
    trạng quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
    Nam.
    Chương III: Giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần có vốn đầu tư nước
    ngoài và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
    6. Đóng góp mới của luận án:
    Nghiên cứu có hệ thống các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong và ngoài
    nước về cổ phần hóa và áp dụng hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư
    nước ngoài từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích để nghiên cứu vận
    dụng vào thực tiễn Việt Nam.
    Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp có
    vốn đầu tư nước ngoài và phát triển hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư
    nước ngoài cũng như các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước
    ngoài và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 4
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN, THỊ TRƯỜNG
    CHỨNG KHOÁN VÀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
    CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    1.1. Cơ sở lý luận về công ty cổ phần.
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới.
    Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cùng với sự tiến bộ nhanh chóng của
    khoa học kỹ thuật, sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành công nghiệp,
    thương mại của thế giới cũng như nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thương mại
    ngày càng tăng cao, đòi hỏi phải có những số vốn lớn mà các công ty quy mô
    nhỏ không thể đáp ứng được. Điều này đã dẫn đến sự phát sinh những công ty
    vô danh có quy mô lớn hơn các công ty đã có trước đó. Các công ty này có
    khả năng huy động được các nguồn vốn trong nền kinh tế mà không cần có sự
    quen biết giữa những người tham gia vào công ty để nhằm tập trung được
    nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án kinh doanh có quy mô lớn mà bản thân
    cá nhân một công ty thông thường hay một cá nhân không thể có đủ vốn. Ví
    dụ như để rút ngắn đường vận chuyển hàng hóa xuyên đại dương, người ta đã
    nghĩ ra cách đào các con kênh. Tuy nhiên để thực hiện được các dự án quy
    mô lớn như dự án đào các con kênh này thì cần phải có số tiền rất lớn mà
    không ai một mình có thể có những số tiền lớn như thế. Do vậy các công ty
    phải tìm cách huy động tiền của người dân, một trong những cách nhanh nhất
    là họ phải thành lập các công ty cổ phần, nghĩa là chia nhỏ tổng số vốn của
    công ty thành nhiều phần bằng nhau, mục đích là để có nhiều đối tượng có 49
    CHƯƠNG 2
    TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN QUA VÀ
    THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP CÓ
    VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
    2.1. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua.
    2.1.1. Thực trạng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam trong thời gian
    qua
    2.1.1.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam
    Tính đến cuối tháng 12 năm 2005 cả nước đã thu hút khoảng 6.880 dự án
    đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 64,6 tỷ USD, trong số
    đó, có 5.918 dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
    đạt 50,5 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 34,4 tỷ USD.
    Lĩnh vực công nghiệp & xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất: 67,3% về số
    dự án và 60,7% về số vốn đầu tư; lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,3% về số lượng
    dự án và 31,9% về vốn đầu tư; riêng lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ
    trọng thấp nhất với 13,4% về số lượng dự án và 7,4% về số vốn đầu tư.
    Như vậy có thể thấy ngành công nghiệp và xây dựng đang được sự quan
    tâm cao của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này phù hợp với quá trình phát
    triển kinh tế của Việt Nam - theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Lĩnh
    vực dịch vụ tuy chỉ chiếm 19,3% về số lượng dự án nhưng lại chiếm đến
    34,8% về vốn đầu tư, chứng tỏ những dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ có
    quy mô lớn. Tỷ trọng đầu tư vào các ngành ở Việt Nam cho thấy những 101
    CHƯƠNG 3
    GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC CÔNG TY
    CỔ PHẦN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
    3.1. Chiến lược tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thị trường
    chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
    3.1.1. Mục tiêu chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
    2006 – 2010
    Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt
    Nam giai đoạn 2006-2010 là đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát
    triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo
    nền tảng đến hết năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
    hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực về khoa học công nghệ, kết
    cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế
    kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ
    bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
    Trong giai đoạn 2006-2010, để thực hiện mục tiêu trở thành một nước
    công nghiệp, Việt Nam cần phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu và
    nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Đưa GDP năm 2010 tăng ít nhất gấp đôi năm 2000.
    - Nâng cao rõ rệt về sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và
    nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần
    đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển mạnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...