Thạc Sĩ Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
    Từ sau Đại hội Đảng lần VI (1986) đất nước ta bước vào thời kỳ mở cửa. Do đó,
    có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhất là sau khi gia
    nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang đến cho nền kinh tế nước ta rất
    nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa. Hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu, đồng nghĩa với
    có không ít những khó khăn phải đối mặt, đòi hỏi các doanh nghiệp ở tất cả các ngành
    nghề phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Làm thế nào để tồn tại, phát triển, phát triển
    bền vững ngay tại thị trường trong nước và cùng với đất nước hội nhập sâu, rộng vào
    nền kinh tế toàn cầu. Một trong những vấn đề quan trọng là phải xác định được vị trí
    của mình ở đâu, đâu là lợi thế của mình, đâu là những bất lợi để sớm nắm bắt được cơ
    hội và đẩy lùi những nguy cơ, chỉ có như vậy các doanh nghiệp nói riêng và đất nước
    nói chung mới có thể chủ động hội nhập giành thắng lợi, đồng thời có điều kiện sử
    dụng hiệu quả nguồn lực vốn có của mình, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh.
    Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai hiện đang bước vào giai đọan phát triển rất
    nhanh, nhưng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn sau khi nước ta đã gia nhập WTO.
    Cạnh tranh và tìm cách nâng cao lợi thế cạnh tranh đang là vấn đề mà Hội đồng Quản
    trị, Ban Giám đốc Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai thật sự quan tâm. Xuất phát từ yêu
    cầu trên, đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
    Phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020” được lựa chọn nghiên cứu. Nhằm tìm ra những
    giải pháp thích hợp cho Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai phát triển và phát triển bền
    vững. Hạn chế được những nguy cơ, tận dụng được những cơ hội, tiềm năng của vùng
    kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM; Bình Dương; Đồng Nai; Bà Rịa-Vũng Tàu) để
    khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.
    2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Đề tài thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau đây:
    2
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Sơn
    Đồng Nai, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Sơn
    Đồng Nai.
    - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần Sơn
    Đồng Nai đến năm 2020.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
     Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
    + Năng lực cạnh tranh của Sơn Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
     Đối tượng điều tra:
    + Các Chuyên gia và khách hàng tiêu dùng trực tiếp tại khu vực Miền đông nam
    bộ.
     Phạm vi Nghiên cứu:
    + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
    ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai và các đối thủ cạnh tranh trong ngành sơn như: Công
    ty TNHH Sơn Nippon; Công ty TNHH Sơn Kova.
    + Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Sơn
    Đồng Nai từ năm 2008-2011 và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao
    năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để hoàn thành đề tài này, tác giả đã nghiên cứu, tiếp cận các khung lý thuyết
    phân tích thực trạng về lợi thế cạnh tranh của ngành. Sử dụng phương pháp điều tra
    trên thị trường qua bảng câu hỏi, lấy ý kiến của một số Chuyên gia trong ngành,
    phân tích và nhận định, phương pháp thống kê, so sánh về lợi thế cạnh tranh của
    các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty như: Công ty TNHH
    Sơn Nippon, Công ty TNHH Sơn Kova. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải
    pháp cho phù hợp với Sơn Đồng Nai.
    3
    Nguồn dữ liệu thu thập từ việc thống kê tư liệu của ngành công nghiệp sơn
    và Hiệp hội sơn và Mực in Việt Nam-VPIA, một số trang website của ngành xây
    dựng và của đối thủ cạnh tranh, của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai, kết hợp số
    liệu điều tra thực tế các chuyên gia để chứng minh.
    Luận văn sử dụng một số ma trận như: Ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận
    EFE, ma trận IFE, ma trận SWOT, ma trận QSPM. Tác giả sử dụng công cụ phần
    mềm Excel để phân tích và xử lý số liệu.
    5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
    Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và phương pháp nhằm xây dựng lên được
    những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của Sơn
    Đồng Nai trong cơ chế thị trường và hội nhập toàn cầu.
    Xác lập những luận cứ, định hướng và đề xuất một số giải pháp trong sản
    xuất kinh doanh cho Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020.
    6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Sơn Đồng Nai.
    Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần
    Sơn Đồng Nai đến năm 2020.
    4
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ LỢI
    THẾ CẠNH TRANH
    1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
    Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có
    nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp,
    phạm vi nghành, phạm vi quốc gia, điều chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở
    chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục
    tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc
    tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân
    Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm 2005[8] “Cạnh tranh trong thương trường
    không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng
    những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng chọn mình chứ không
    lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình”.
    Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt
    động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà
    kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành
    các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
    Cũng theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân 2011[10] “Cạnh tranh là khái niệm dùng
    để chỉ sự tranh đua giữa các cá nhân, tổ chức, cùng hoạt động trong một lĩnh vực, để
    giành phần hơn (về thị trường, khách hàng, lợi nhuận .), phần thắng về mình”.
    Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi
    trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau: Phải có nhiều
    chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh. Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục
    tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...