Luận Văn Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    ChươngI: Một số vấn đề về khả năng cạnh tranh 3
    I - Khái niệm 3
    1. Cạnh tranh là gì? .3
    2. Khả năng cạnh tranh là gì? .4
    II - Phân loại khả năng cạnh tranh: 4
    1. Khả năng cạnh tranh quốc gia .5
    2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 5
    3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm 5 .
    III - Các nhân tố ảnh hưởng dến khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam 6
    1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam .6
    1.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn .6
    1.2. Nhà cung ứng .7
    1.3. Khách hàng .8
    2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 8
    2.1. Marketing .8
    2.2. Nguồn nhân lực 9
    2.3. Tài chính 9
    2.4. Cơ sở hạ tầng 9
    29
    Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế 11
    I-Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua .11
    1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 12
    1.1. Kim ngạch xuất khẩu .12
    1.2. Chủng loại hàng .13
    2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU .13
    2.1. Kim ngạch xuất khẩu .13
    2.2. Chủng loại hàng
    3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
    Nhật Bản .14
    3.1. Kim ngạch xuất khẩu .14
    3.2. Chủng loại hàng .14
    III -Ma trận SWOT và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam .16
    IV - Hạn chế và nguyên nhân trong cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế .19
    1. Hạn chế: 19
    1.1. Về chất lượng sản phẩm 19
    1.2. Về giá 19
    1.3. Về cơ cấu mặt hàng và khả năng đổi mới mặt hàng .19
    1.4. Về tiến độ giao hàng và hậu mãi .20
    2. Nguyên nhân : .20
    ChươngIII. Giải pháp cần tiến hành để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế: .22
    I - Giải pháp từ phía doanh nghiệp .22
    II – Kiến nghị với Nhà nước và Hiệp hội dệt may Việt Nam .23
    1. Kiến nghị với Nhà nước 23
    30
    2. Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam .25
    KẾT LUẬN .261
    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
    Vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với ngành sản xuất dệt may là ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng sản phẩm dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn và đứng vị trí thứ hai sau dầu thô của nước ta, có khả năng thâm nhập không chỉ những thị trường quy định hạn ngạch mà cả những thị trường không có hạn ngạch.
    Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD, tăng thêm 30% so với năm 2002 là một mốc son mới của ngành dệt may, trong vòng 3 năm kim ngạch xuất khẩu tăng gần hai lần.
    Do có đặc điểm là không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động, là ngành hầu hết các nước đang phát triển tham gia nên mức độ cạnh tranh càng cao.
    Từ năm 1995 đến nay, với những lợi thế so sánh về lao động, chi phí, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường quốc tế, trong đó có ba thị trường lớn: thị trường EU, thị trường Nhật Bản và thị ttrường Mỹ. Nhưng chỉ còn chưa đầy chín tháng nữa Hiệp định hàng dệt may trong khuôn khổ WTO sẽ được thực hiện hoàn toàn. Thương mại thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn tự do hoá thương mại hàng dệt may. Khi hàng dệt may thế giới( ATC) chấm dứt, chuyển từ chế độ bảo hộ bằng hạn ngạch sang cạnh tranh thực sự giữa các nước xuất khẩu dệt may trong tổ chức thương mại thế giới thì cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng gay gắt. Hơn thế nữa sức cạnh tranh của phần lớn sản phẩm dệt may của Việt Nam còn yếu cả về chất lượng và giá cả. Cánh cửa duy nhất đảm bảo thành công là nâng cao
    2
    sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế vì đó là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.
    Để thực hiện được mục tiêu hàng dệt may Việt Nam giành thắng lợi trong cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với hàngdệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    Đó cũng là lý do mà em chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
    Nội dung của đề án:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, đề án gồm những phần chính sau đây:
    Chương I: Một số vấn đề về khả năng cạnh tranh.
    Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trưòng quốc tế.
    Do trình độ còn hạn hẹp và thời gian hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Mong được sự góp ý, điều chỉnh, bổ sung của thầy Nguyễn Đình Trung để đề án của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn thầy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...