Luận Văn Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý tài chính ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn hiệ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước quản lý nền kinh tế bằng nhiều công cụ khác nhau, một trong những công cụ quan trọng là tài chính nhà nước bao gồm: Ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước và các quỹ tài chính trung gian.
    Ngân sách nhà nước là khâu tài chính quan trọng, nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính. Ngày nay ngân sách nhà nước không chỉ là công cụ động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính của xã hội, tạo nên sức mạnh tài chính của nhà nước mà còn là công cụ quản lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Chính vì vậy mà sự tồn tại, phát triển của ngân sách nhà nước là một đòi hỏi khách quan, hết sức cần thiết.
    Ngân sách xã, phường, thị trấn là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống ngân sách nhà nước, là ngân sách của chính quyền cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt. Ngân sách xã vừa là phương tiện vật chất bằng tiền, vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách xã, thị trấn, đòi hỏi trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ về ngân sách xã cũng như vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế xã hội.
    Vì hoạt động thu chi ngân sách xã gồm nhiều nội dung phong phú, đa dạng luôn biến động không ngừng theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Tuỳ theo từng thời kỳ, xã được phân thêm các khoản thu chi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở xã. Ngân sách xã gắn liền với chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp quan hệ với dân, trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng đến với dân, bất cứ một việc làm tốt hay không tốt đều ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Do vậy ngân sách xã phải được quản lý, điều hành tốt mới xây dựng, củng cố lòng tin của dân, đảm bảo cho chính quyền xã hoạt động ổn định, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển ngày càng tốt hơn.
    Trong những năm qua cùng với tiến trình đổi mới đất nước, ngân sách xã đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, Nhờ đó tình hình ngân sách xã trong cả nước đã có những bước tiến đáng kể. Đặc biệt từ khi có Luật Ngân sách ra đời ( Năm 1996 và có hiệu lực thi hành năm 1997), sau đó luật sửa đổi năm 1998 và gần đây luật ngân sách Nhà nước do Quốc hội khoá IX thông quan ngày 16/12/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng. Ngân sách xã đã trở thành một cấp ngân sách độc lập, việc quản lý ngân sách xã đã được quy định cụ thể từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách xã. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường, thị trấn được xác định khá rõ ràng, phát huy tính chủ động, sáng tạo cho việc khai thác hiệu quả nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi. Nhờ đó năng lực của ngân sách xã ngày càng tăng cả về quy mô và tốc độ, công tác quản lý ngân sách đã từng bước đi vào nề nếp và đang từng bước phát triển.
    Cùng với sự phát triển chung đó, ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên cũng có những bước tiến đáng ghi nhận, công tác quản lý tài chính ngân sách xã cũng đã từng bước đi vào nề nếp, tạo cơ sở vật chất cho chính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.
    Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, việc quản lý tài chính ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ đang còn nhiều tồn tại cần được xem xét và giải quyết như nguồn thu ngân sách xã còn nhỏ bé trong khi nhu cầu chi khá lớn làm cho chính quyền xã khó khăn trong cân đối và điều hành ngân sách nhất là trong điều kiện cơ chế chính sách, giá cả, chế độ, định mức có nhiều thay đổi và đối tượng thụ hưởng ngân sách ngày càng tăng. Công tác quản lý ngân sách còn yếu kém chưa quản lý được các khoản thu chi qua Kho bạc nhà nước như các khoản huy động đóng góp của nhân dân để XD cơ sở hạ tầng, các quỹ của xã . Công tác hạch toán kế toán, quyết toán ngân sách xã còn tuỳ tiện, chưa phản ánh kịp thời các khoản thu, chi. Sổ sách kế toán chưa mở đủ các loại sổ và ghi chép đầy đủ theo quy định, báo cáo thu chi ngân sách còn chậm về thời gian, năng lực cán bộ quản lý điều hành ngân sách xã còn hạn chế .
    Trước những tình hình đó, sau khi học xong chương trình cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Khu vực I, với kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý ngân sách ở địa phương cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hưỡng dẫn Thạc sỹ Đàm Thị Thanh Thuỷ và các thầy cô giáo tại Học viện chính trị Khu vực I tôi đã quyết định chọn đề tài:" Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý tài chính ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn hiện nay" làm chuyên đề tốt nghiệp, với những mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn cụ thể trên địa bàn công tác của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Trên cơ sở những kiến thức đã được học đề tài đi vào đánh giá thực trạng ngân sách xã và công tác quản lý tài chính ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Quảng Ninh.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về ngân sách , công tác quản lý ngân sách xã nói chung và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2005 - 2007.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình thực hiện đề tài phép biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng như một phương pháp xuyên suốt. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra, phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh .
    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung đề tài này gồm 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về ngân sách xã và công tác quản lý tài chính ngân sách xã.
    Chương II: Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyêngiai đoạn 2003 - 2005.
    Chương III: Phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Quảng Ninh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...