Thạc Sĩ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích
    cực, biểu hiện tập trung qua mức tăng trưởng GDP tương đối nhanh. Thêm vào
    đó, các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi
    cho các doanh nghiệp hòa nhập vào nền kinh tế thị trường.
    Cùng với sự phát triển của ngành thương mại, Siêu thị là một loại hình kinh
    doanh bán lẻ mới xuất hiện ở nước ta vào những năm đầu của thập niên 90.
    Thành phố Hồ Chí Minh không những là một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính
    trị mà còn là một trung tâm thương mại với loại hình kinh doanh Siêu thị ra đời
    sớm nhất.
    Qua 8 năm ra đời và phát triển, hệ thống Siêu thị của Thành phố đã mang lại
    những kết quả ban đầu như góp phần vào việc thực hiện nghĩa vụ với ngân
    sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm thay đổi phong cách
    mua sắm của người dân Thành phố.
    Tuy nhiên, trong thời gian qua chúng ta mới chỉ phát triển siêu thị theo chiều
    rộng chứ chưa thực sự đầu tư phát triển theo chiều sâu, nên còn nhiều mặt hạn
    chế làm cho hiệu quả kinh doanh siêu thị chưa cao. Thực tế trong số những siêu
    thị ra đời và hoạt động có những siêu thị kinh doanh có lãi và một số siêu thị
    thua lỗ phải tự rút lui khỏi thương trường.
    Từ những vấn đề thực tiễn nói trên, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp
    để nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh siêu thị của cả
    nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Do đó chúng tôi chọn đề
    tài : “ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố
    Hồ Chí Minh
    ”với mục đích phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh
    siêu thị trong thời gian qua, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, đối
    chiếu với kinh nghiệm phát triển siêu thị của một số nước khác để từ đó đề
    xuất các giải pháp mang tính chiến lược , góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý
    kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh
    trong thời gian tới.

    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương
    pháp nghiên cứu như : phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử và
    mô tả, thống kê, phỏng vấn, dự báo,
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển của loại hình kinh doanh
    siêu thị với các phạm vi giới hạn như sau :
    - Về thời gian : nghiên cứu từ năm 1994 trở về sau, trong đó phần đánh giá
    thực trạng sẽ phân tích kỹ từ năm 1997 đến nay.
    - Về không gian : nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
    - Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của đề tài : là các giải pháp về marketing, về
    tổ chức nguồn hàng và giải pháp về quản trị nguồn nhân lực.
    Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nói trên, nội dung của đề tài được trình
    bày theo bố cục sau :

    Mở đầu
    Chương I : Tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Chương II : Phân tích thực trạng kinh doanh Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Chương III : Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh .

    Kết luận.

    CHƯƠNG I
    TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
    TRIỂN SIÊU THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    1. Tổng quan về Siêu thị và nâng cao hiệu quả kinh doanh Siêu thị
    1.1. Khái niệm :

    Nói đến siêu thị, hiện có nhiều khái niệm :
    Theo Philip Kotler : “ Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi
    phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng bán ra lớn, đảm bảo
    đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm ,bột giặt, các chất tẩy rửa và
    những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”.
    Một số tác giả cho rằng : Siêu thị trước hết là một cửa hàng chuyên bán thực
    phẩm, cửa hàng có nhiều gian hàng được phân loại một cách khoa học, tiện
    dụng và quy mô lớn.
    Ở Việt Nam theo cách hiểu phổ biến : Siêu thị là cửa hàng bán lẻ kinh doanh
    theo phương thức tự phục vụ, cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bán nhiều mặt
    hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày như thực phẩm, đồ dùng gia đình và
    các vật phẩm khác.
    Các khái niệm nói trên tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ Siêu thị
    là một loại hình bán lẻ văn minh, hiện đại, người mua hàng tự phục vụ mình, từ
    đó tạo khả năng thỏa mãn tốt nhu cầu mua sắm hàng hóa của mọi tầng lớp dân
    cư trong xã hội.
    1.2. Các đặc trưng của Siêu thị :
    - Phương thức bán hàng tự chọn : người mua được tự do xem xét lựa chọn
    hàng hóa, sau đó tự mang hàng đến quầy thu ngân để thanh toán tiền.
    - Hàng hóa bán tại Siêu thị rất đa dạng và phong phú, từ vài ngàn đến vài
    chục ngàn mặt hàng khác nhau, bao gồm ngành hàng thực phẩm và phi thực
    phẩm. Hàng hóa được trưng bày trên các giá kệ theo từng loại, được niêm
    yết giá và bán đúng giá niêm yết.
    - Mua sắm một chỗ : khách đến Siêu thị có thể mua được nhiều mặt hàng.
    - Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị tương đối hiện đại để bảo đảm sự tiện
    nghi, thoải mái cho khách hàng như hệ thống lạnh, xe đẩy hàng, máy tính
    tiền,
    - Quy mô hoạt động : Siêu thị phải có quy mô tương đối lớn, do phương thức
    bán hàng là tự phục vụ, đồng thời lấy quan điểm chi phí và lợi nhuận thấp
    làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh, nên đòi hỏi Siêu thị phải có quy mô
    hợp lý mới có thể tiêu thụ được khối lượng hàng hóa lớn, đủ để bù đắp chi
    phí kinh doanh.
    1.3. Phân loại Siêu thị :
    I.3.1. Căn cứ vào ngành hàng kinh doanh chia Siêu thị thành 02 loại :
    - Siêu thị chuyên doanh : kinh doanh một hoặc một nhóm ngành hàng như :
    quần áo, giày dép, điện máy, địa ốc, đồ trang trí nội thất, .
    - Siêu thị kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng : hình thức này đang phổ biến.
    I.3.2. Căn cứ vào quy mô chia Siêu thị thành 03 loại :
    - Siêu thị nhỏ (Mini Supermarket) : Theo cách phân loại của Pháp thì những
    Siêu thị có diện tích dưới 400 m2
    được gọi là Siêu thị nhỏ. Các Siêu thị nhỏ
    thường bán một loại hàng hóa như đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, quần
    áo, giày dép,
    - Siêu thị (Supermarket) : Ở Pháp, các Siêu thị thường có diện tích từ 400 –
    2.500m2
    . Ở Mỹ, diện tích trung bình của các Siêu thị là 1.250m2
    . Siêu thị
    bán các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. Danh mục
    hàng hóa kinh doanh từ vài ngàn đến 20.000 sản phẩm. Thường các Siêu thị
    được bố trí ở những khu dân cư, giao thông thuận tiện.
    - Đại Siêu thị (Hyperrmarket) : là đơn vị bán lẻ có quy mô lớn với diện tích
    vài chục ngàn m2
    . Đại siêu thị thường thuộc sở hữu của một tập đoàn thương
    mại, được tổ chức như một khu tổ hợp bán lẻ đủ mọi thứ hàng hóa dịch vụ.
    Danh mục hàng hóa có thể lên đến 50.000 sản phẩm. Đại siêu thị có quy mô
    lớn nên thường được đặt ở khu ngoại vi của các thành phố lớn.
    1.4. Vai trò của Siêu thị trong hệ thống bán lẻ :
    Siêu thị là một trong những cửa hàng bán lẻ, nên vị trí của nó là trung gian cuối
    cùng trong kênh phân phối hàng hóa. Siêu thị trực tiếp bán hàng phục vụ nhu
    cầu tiêu dùng của mọi người. Ơû vị trí đó, siêu thị có vai trò rất quan trọng đối
    với người sản xuất và người tiêu dùng.
    - Đối với người sản xuất : Siêu thị hoạt động như một đại lý mua hàng. Siêu
    thị phải nghiên cứu nguồn hàng, lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị
    hiếu của khách hàng.
    - Đối với người tiêu dùng : Siêu thị là nhà cung cấp, là người trực tiếp phục
    vụ và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần. Để
    làm tốt vai trò này, siêu thị phải nghiên cứu, phát hiện nhu cầu của khách
    hàng, tìm và bán những hàng hóa ở những thời gian, địa điểm và theo cách
    thức mà khách hàng mong muốn. Đồng thời phải chủ động hướng dẫn nhu
    cầu, phát hiện và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Với vị trí cận kề
    người tiêu dùng, Siêu thị có vai trò thông tin, cầu nối giữa người sản xuất và
    người tiêu dùng. Siêu thị giúp nhà sản xuất thu thập những ý kiến phản hồi
    của người tiêu dùng về chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hóa để nhà sản
    xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp nhà sản xuất
    quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng một cách nhanh
    chóng.
    Sự xuất hiện của Siêu thị đã làm tăng mức độ cạnh tranh trong hệ thống bán lẻ.
    Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và phương thức bán hàng tự phục vụ, tiến
    bộ văn minh, hoạt động của Siêu thị đã có tác dụng thúc đẩy các loại hình bán
    lẻ khác phải đổi mới phong cách phục vụ khách hàng.
    1.5. Nâng cao hiệu quả kinh doanh Siêu thị
    Để đạt được hiệu quả kinh doanh, các Siêu thị phải căn cứ vào qui mô, cơ cấu,
    thị hiếu của thị trường để phát triển kinh doanh. Để đạt được yêu cầu này, các
    Siêu thị phải nghiên cứu thị trường về các nhân tố chi phối đến sự diễn biến qui
    mô, cơ cấu và thị hiếu thị trường, để xác định qui mô kinh doanh các loại hàng,
    cơ cấu loại hàng, tìm kiếm loại hàng và phương pháp kinh doanh phù hợp với
    từng khách hàng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Như vậy, tuỳ theo
    từng giai đoạn phát triển của thị trường mà có định hướng phát triển kinh doanh
    khác nhau.
    Nâng cao hiệu quả kinh doanh Siêu thị cũng có nghĩa là các Siêu thị phải
    thường xuyên đánh giá nguồn lực của mình, khai thác và sử dụng các nguồn lực
    đó để nhằm mục đích cuối cùng là kinh doanh có hiệu quả.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Marketing căn bản – Nhà xuất bản thống kê 1995. PhilipKotler
    2. Quản trị Marketing – Nhà xuất bản thống kê 1995. PhilipKotler
    3. Quản trị Marketing trong doanh nghiệp – Nhà xuất bản thống kê 2000, TS.
    Trương Đình Chiến
    4. Chiến lược và sách lược kinh doanh – Nhà xuất bản thống kê, Garry
    D.Smith
    5. Nghiên cứu Marketing – Nhà xuất bản trẻ 1995, Nguyễn Văn Hiến
    6. Quản trị kênh marketing lý thuyết và thực tiễn – Nhà xuất bản thống kê
    2001, TS. Trương Đình Chiến
    7. Quản trị giá doanh nghiệp – Nhà xuất bản thống kê 2000, TS. Nguyễn Xuân
    Quế
    8. Quản trị chiêu thị – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, Trần Thị
    Ngọc Trang
    9. Quản trị nguồn nhân lực – Nhà xuất bản giáo dục, Trần Kim Dung
    10. Bí quyết thành công trong kinh doanh dịch vụ – Nhà xuất bản viện văn hóa
    nghệ thuật Việt Nam 1989, Nguyễn Nghị
    11. Chuyên đề tốt nghiệp : Đặc điểm hành vi khách hàng siêu thị tại TP.HCM
    và ứng dụng vào kinh doanh siêu thị ở Coopmart Cống Quỳnh – Năm 2000,
    Dương Thị Thùy Lan – Trường Cao đẳng BC Marketing TP.HCM
    12. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học : Nghiên cứu hành vi khách hàng tại
    Siêu thị – Năm 2000, Hoàng Trọng, Võ Thị Lan – Trường Đại học Kinh tế
    thành phố HCM
    13. Luận văn tốt nghiệp : Định hướng phát triển loại hình kinh doanh Siêu thị ở
    thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 – Năm 2000, Nguyễn Thị Nhung –
    Trường Đại học Kinh tế thành phố HCM
    Niên giám thống kê 1999 – Cục Thống kê TP.HCM
    14. Thời báo kinh tế sài gòn, các số năm 2000 và 2001
    15. Báo sài gòn tiếp thị
    16. Tài liệu của Sở Thương Mại thành phố HCM
    17. Tài liệu, số liệu của một số Siêu thị tại thành phố HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...